Đặc nhiệm Mỹ bắt giữ thủ lĩnh IS al-Shishani ở Iraq

(Kiến Thức) - Trong một cuộc đột kích tại Kirkuk, đặc nhiệm Mỹ đã bắt giữ Abu Omar al-Shishani - một thủ lĩnh quân sự nước ngoài khét tiếng của phiến quân IS.

Hãng tin EIN cho biết: "Ngoài Al-Shishani, lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã bắt giữ hai thủ lĩnh IS khác và tiêu diệt 7 phiến quân trong chiến dịch đột kích hôm 24/12 ở huyện Kirkuk, tỉnh Riyadh”.
Dac nhiem My bat giu thu linh IS al-Shishani o Iraq
Đặc nhiệm Mỹ đã bắt giữ Abu Omar al-Shishani - một thủ lĩnh quân sự nước ngoài khét tiếng của phiến quân IS. 
Tarkhan Tayumurazovich Batirashvili (sinh năm 1986), được biết đến với cái tên Abu Omar al-Shishani, là một phần tử thánh chiến người Gruzia và là một thủ lĩnh khét tiếng của phiến quân IS.
Abu Omar al-Shishani là cựu chiến binh từng tham gia cuộc chiến Nga-Gruzia năm 2008 và trở thành một thủ lĩnh phiến quân IS chỉ huy nhiều nhóm phiến quân IS khác nhau trong cuộc nội chiến Syria. Abu Omar al-Shishani từng chỉ huy Lữ đoàn thánh chiến al-Katibat.
Tháng 5/2013, Abu Omar al-Shishani được bổ nhiệm làm thủ lĩnh cánh quân phía bắc của Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria, đặc trách các tỉnh Aleppo, al-Raqqa, Latakia và Idlib. Al-Shishani cũng là người phụ trách các chiến binh đến từ Chechnya và Caucasus. Các đơn vị dưới quyền chỉ huy của Abu Omar al-Shishani đã tham gia vào cuộc tấn công lớn vào các căn cứ quân sự của Syria trong và xung quanh Aleppo, bao gồm cả việc đánh chiếm căn cứ không quân Menagh hồi tháng 8/2013.
Abu Omar al-Shishani được coi là "một trong những thủ lĩnh quân sự có ảnh hưởng nhất của các lực lượng đối lập Syria". Đến giữa năm 2014, al-Shishani  là chỉ huy cấp cao của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và là thành viên Hội đồng Shura có trụ sở tại al-Raqqa, Syria.
Ngày 5/5/2015, Bộ Ngoại giao Mỹ đã treo giải thưởng 5 triệu USD cho bất kỳ ai cung cấp thông tin dẫn đến việc bắt giữ al-Shishani.
Đầu năm nay, trên các phương tiện truyền thông đã liên tục xuất hiện thông tin về việc tiêu diệt al-Shishani, nhưng cuối cùng các tin đó đã không được xác nhận.
Theo tin chính thức, lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã đóng quân tại Iraq từ ngày 21/12/2015. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Đại tá Steve Warren cho biết, đặc nhiệm Mỹ "sẽ tiến các chiến dịch bí mật sau khi tham vấn với lãnh đạo Iraq”. Số lượng đặc nhiệm Mỹ ở Iraq hiện lên đến 100 người.
Trong khi đó, quân đội Iraq đã giải phóng thành phố Ramadi. Hôm 27/12, quân đội chính phủ đã chiếm giữ các tòa nhà hành chính quan trọng ở trung tâm thành phố Ramadi, thủ phủ tỉnh Anbar, bị phiến quân IS đánh chiếm hồi tháng 5/2015. Giải phóng Ramadi là thành công lớn nhất của Baghdad trong cuộc chiến chống khủng bố.

Buôn lậu dầu IS: Những bằng chứng mới chống Thổ Nhĩ Kỳ

(Kiến Thức) - Nhiều  bằng chứng mới tiếp tục cho thấy Tổng thống TNK Erdogan có  liên quan đến hoạt động  buôn lậu  dầu lửa với nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo.

Nhà báo Mỹ  Brandon Turbeville cho rằng  NATO biết rõ việc cái gọi là Nhà nước Hồi giáo  (IS) đang ăn cắp và buôn lậu dầu thô của Syria và Iraq.
Buon lau dau IS: Nhung bang chung moi chong Tho Nhi Ky
Hình ảnh chụp cảnh Bilal Erdogan - con trai của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ
Recep Erdogan - đang ăn tiệc với một thủ lĩnh phiến quân IS.
Trong khi đó, Rystad Energy - một công ty tư vấn dầu mỏ và khí độc lập - đã  cung cấp những chi tiết mới về các thủ đoạn buôn bán dầu thô bất hợp pháp giữa  Thổ Nhĩ Kỳ và nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo. Hãng thông tấn Na Uy Klassekampen đã tiết  lộ  báo cáo của Rystad Energy, trong đó làm sáng tỏ việc một lượng lớn dầu thô đã được nhập lậu vào Thổ Nhĩ Kỳ từ khu vực do phiến quân IS kiểm soát ở Syria và Iraq và sau đó được bán với mức giá rẻ mạt, thấp hơn nhiều so với mặt bằng giá dầu thế giới.

Đông Nam Á ngày càng “không thân thiện” với Trung Quốc

(Kiến Thức) - Đông Nam Á ngày càng “không thân thiện” với Trung Quốc, chủ yếu là do chính sách gây hấn của Bắc Kinh trong những vụ tranh chấp lãnh thổ gần đây.

Các quốc gia Đông Nam Á đang ngày càng phản ứng mạnh hơn trước các hành động đe dọa chủ quyền bằng việc Trung Quốc liên tục xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế của họ.
Dong Nam A ngay cang “khong than thien” voi Trung Quoc
 Phản ứng trên tàu Philippines sau khi vượt qua sự phong tỏa của tàu Cảnh sát biển Trung Quốc ở Bãi Cỏ Mây thuộc Quần đảo Trường Sa, Việt Nam.
Trong vụ kiện Trung Quốc kéo dài hai năm qua, cuối cùng Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở Hague cũng đã chấp nhận đơn kiện của Philippines và đứng ra xét xử vụ này, bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh. PCA tuyên bố rằng vụ án này thuộc thẩm quyền của tòa và sẽ lắng nghe lập luận của Manila chống lại tuyên bố thâu tóm Biển Đông của  Trung Quốc, trong cái gọi là bản đồ “đường chín đoạn” vô cùng phi lý và trái với những qui định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Các chuyên gia pháp lý tự tin rằng Philippines có thể giành chiến thắng trong vụ kiện này, khi PCA  bác bỏ phần lớn các lập luận của Trung Quốc trong các buổi điều trần sơ bộ.