Đà Nẵng tiêu hủy gần 10.000 bánh Trung thu trôi nổi

Ngày 10/9, Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an TP Đà Nẵng cho biết vừa tiêu hủy 10.000 bánh Trung thu trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Trước đó, triển khai Kế hoạch của Công an TP Đà Nẵng về tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn, biệt là trong dịp Tết Trung thu năm 2024, Phòng Cảnh sát Kinh tế đã phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm (bánh, kẹo) trên địa bàn có biểu hiện kinh doanh bánh Trung thu trôi nổi, do nước ngoài sản xuất, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Da Nang tieu huy gan 10.000 banh Trung thu troi noi
 
Phòng Cảnh sát Kinh tế đã phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra nhiều cơ sở kinh doanh bánh Trung thu. Qua đó phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh bánh Trung thu trôi nổi, hạn sử dụng cận ngày, hàng hóa không có nhãn mác, không có nguồn gốc xuất xứ…

Công an đã xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu gần 10.000 bánh Trung thu vi phạm để tiêu hủy.

Da Nang tieu huy gan 10.000 banh Trung thu troi noi-Hinh-2
 

Thời gian đến, Phòng Cảnh sát kinh tế tiếp tục kiểm tra và xử lý nghiêm đối với các cơ sở kinh doanh không đảm bảo bảo an toàn thực phẩm.

Qua đây, Công an thành phố khuyến cáo người dân nên thận trọng lựa chọn thực phẩm, bánh kẹo, bánh Trung thu đảm bảo an toàn, có nguồn gốc rõ ràng như: Thông tin trên bao bì sản phẩm phải có tên, địa chỉ của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu; có ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản. 

Da Nang tieu huy gan 10.000 banh Trung thu troi noi-Hinh-3
 Tiêu hủy số bánh Trung thu vi phạm
Bánh kẹo, thực phẩm không bị dập nát biến dạng, bao bì nguyên vẹn không bị rách nát, không có màu sắc khác thường, không bị thiu, không bị mốc, hư hỏng và không có mùi khác lạ;

Người tiêu dùng tuyệt đối không mua sản phẩm trôi nổi, không có nguồn gốc xuất xứ, hàng hết hạn sử dụng, bao bì rách nát, sản phẩm bị biến dạng, hàng hóa không có nhãn mác… để đảm bảo an toàn thực phẩm cho bản thân và gia đình.

>>> Mời độc giả xem thêm video Lực lượng chống buôn lậu Tổng cục Hải quan bắt giữ 6 xe chở hàng lậu:

(Nguồn: Nhân Dân)


Hải Dương: Khẩn trương sơ tán người dân tại những khu vực nguy hiểm

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu các sở, ngành, địa phương khẩn trương triển khai phương án sơ tán người dân tại những khu vực nguy hiểm, khu vực trũng, thấp dễ xảy ra ngập sâu.

Sáng 10/9, ông Lê Ngọc Châu, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đã đi kiểm tra và chỉ đạo công tác phòng chống lũ tại TP Chí Linh và các huyện Nam Sách và Thanh Hà.
Kiểm tra tại một số vị trí đê xung yếu trên sông Thái Bình, sông Kinh Thầy thuộc địa bàn TP Chí Linh và huyện Nam Sách, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Ngọc Châu yêu cầu các sở, ngành, địa phương liên quan khẩn trương triển khai phương án sơ tán người dân tại những khu vực nguy hiểm, khu vực có địa hình trũng, thấp dễ xảy ra ngập sâu, cô lập, khu vực sát bờ sông, nhất là người già, trẻ em, người yếu thế; di chuyển tài sản đến nơi an toàn.

Sở GD&ĐT Hà Nội: Trường học cần chủ động dạy học trực tuyến

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các trường học chú trọng đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên, có kế hoạch dạy trực tuyến nếu ở những nơi bị ảnh hưởng nặng do bão...

Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, tính đến trưa 10/9, trên địa bàn thành phố có 117 trường cho học sinh nghỉ học. Trong đó, có 3 trường THPT thuộc Sở, 1 trường THPT trực thuộc đại học, 113 trường thuộc các cấp mầm non, tiểu học, THCS. Các trường cho học sinh nghỉ học đều thuộc địa bàn vùng trũng, ngập; có số ít trường ở nội thành, còn lại đa số trường thuộc ngoại thành. 
So GD&DT Ha Noi: Truong hoc can chu dong day hoc truc tuyen
Nhiều trường học tại Hà Nội chịu ảnh hưởng nặng nề sau bão Yagi. 
Một số trường sáng 10/9 học sinh đi học thì cũng cho tan sớm, chuyển dạy online ngày mai (11/9) do hoản lưu của bão số 3 gây mưa lũ.
Sáng 10/9, Trường THCS Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, thông báo chuyển sang dạy trực tuyến từ ngày mai, nhằm đảm bảo an toàn cho thầy trò khi thời tiết diễn biến bất thường.
Cô Nguyễn Huyền Trang, Hiệu trưởng cho biết, lý do là học sinh của trường không tập trung ở một địa bàn, mà đến từ nhiều nơi trong thành phố.
Hay Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam trưa nay gửi thông báo đến phụ huynh về việc cho toàn bộ học sinh cấp THCS, các lớp giáo dục thể chất nghỉ học buổi chiều. Một số lớp chuyên đề ở THPT chuyển sang học trực tuyến.
Ở trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm, bà Đào Thị Thủy, Hiệu trưởng cho biết các giáo viên sẽ dạy trực tiếp kết hợp trực tuyến từ ngày mai. Hình thức này được Trường áp dụng khi các lớp học có từ 5 học sinh trở lên nghỉ do dịch bệnh, thiên tai.
Tại rốn lũ Chương Mỹ, nhiều trường ở các xã ven sông Bùi sáng nay đã cho học sinh tan học sớm vì nước sông lên báo động 3. Ông Nguyễn Hữu Thìn, Trưởng phòng GD&ĐT huyện cho biết, đã có phương án chuyển học online từ ngày mai.

Ngoài hơn 100 trường nêu trên, chiều 10/9, có một số ít trường thay đổi linh hoạt hình thức dạy học từ trực tiếp sang trực tuyến do tác động của mưa lớn kéo dài. Còn lại gần 2.800 trường học các cấp trên địa bàn TP vẫn triển khai học trực tiếp theo thời khoá biểu.

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương chỉ đạo các nhà trường chú trọng triển khai phương án bảo đảm an toàn cho học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên của đơn vị. Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã, giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, hiệu trưởng các nhà trường cần thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết và các thông tin cảnh báo liên quan; hằng ngày cần rà soát toàn bộ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện khác với tinh thần phải bảo đảm tuyệt đối an toàn mới được tổ chức dạy học trực tiếp.
Ông Trần Thế Cương lưu ý, với các đơn vị, nhà trường bị ảnh hưởng nặng của bão; các trường ở xã đảo, ở địa bàn vùng trũng... cần có kế hoạch, chủ động triển khai hình thức dạy học trực tuyến để bảo đảm kế hoạch thời gian năm học 2024-2025.

Hà Nội là một trong những địa phương bị bão số 3 càn quét qua, nên các trường học trên địa bàn thành phố thiệt hại khá nhiều về cơ sở vật chất. Theo thống kê của Sở GD&ĐT, toàn thành phố có 28 trường bị ngập nước; gần 3.100m tường bị đổ; gần 400 mái nhà, phòng học bị lật; gần 800 cửa chính, cửa sổ bị hư hỏng; gần 190 nhà xe bị hỏng; gần 1.900 biển bảng bị hỏng, gần 7.500 cây xanh bị đổ, bật gốc…

>>> Mời độc giả xem thêm video Thiệt hại lớn sau mưa bão, Lào Cai công bố tình huống khẩn cấp:

Yên Bái: Thông tin vỡ đập thủy điện Thác Bà là sai sự thật

Lãnh đạo Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà khẳng định, thông tin vỡ đập là hoàn toàn sai sự thật. Hệ thống đập thủy điện Thác Bà vẫn đang ổn định.

Ngày 10/9, mạng xã hội Facebook xuất hiện nhiều bài đăng có nội dung đập thủy điện Thác Bà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái gặp vấn đề, dẫn tới tình trạng vỡ đập. Cũng theo người đăng tải bài viết, đây là thông tin đã được “xác nhận”, người dân nên “chạy lũ” sớm.
Yen Bai: Thong tin vo dap thuy dien Thac Ba la sai su that
Thông tin vỡ đập thủy điện Thác Bà được lan truyền trên mạng xã hội.