Đã đến lúc ký kết hiệp ước hòa bình Nga-Nhật?

(Kiến Thức) - Đã hơn 70 năm trôi qua kể từ khi Thế chiến II kết thúc, việc hiệp ước hòa bình Nga-Nhật vẫn chưa được ký kết quả là một điều bất thường.

Video Nhật Bản muốn ký hiệp ước hòa bình với Nga sau 70 năm Chiến tranh thế giới II kết thúc. (Nguồn com.watch):
Năm nay đánh dấu kỷ niệm lần thứ 60 Tuyên bố chung Nhật Bản-Liên Xô năm 1956, trong đó hai bên đồng ý tiếp tục đàm phán hiệp ước hòa bình Nga-Nhật.
Mối quan hệ Nga-Nhật thời "hậu Thế chiến II" vẫn khá trục trặc, một phần chịu ảnh hưởng tiêu cực của Chiến tranh lạnh và tranh chấp lãnh thổ dai dẳng. Hiện thời, các nhà lãnh đạo hai nước, đặc biệt là Nhật Bản, dường như đã nhận thấy lợi ích của việc ký kết hiệp ước hòa bình Nga-Nhật.
Bất chấp những bước thụt lùi trong quan hệ Nga-Nhật do việc Moscow sáp nhập bán đảo Crimea và Nhật Bản tham gia các biện pháp trừng phạt Nga, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đích thân tìm kiếm một luồng sinh khí mới cho các cuộc đàm phán hiệp ước hòa bình. Hồi tháng 1/2016, Thủ tướng Abe đã có động thái bất thường là thiết lập chức vụ "Đại sứ đặc trách quan hệ Nhật-Nga” để giám sát tham vấn song phương cấp cao. Trong thông báo việc bổ nhiệm cựu Đại sứ Nhật Bản tại Nga Chikahito Harada vào vị trí này, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết quan hệ song phương Nhật-Nga "là trong những ưu tiên cao nhất về ngoại giao”.
Da den luc ky ket hiep uoc hoa binh Nga-Nhat?
Các cuộc hội thoại giữa Thủ tướng Shinzo Abe và Tổng thống Vladimir Putin đã dẫn tới sự tương tác Nga-Nhật gia tăng. 
Các cuộc hội thoại giữa Thủ tướng Shinzo Abe và Tổng thống Vladimir Putin đã dẫn tới sự tương tác Nga-Nhật gia tăng. Vòng ba của các cuộc đàm phán Nga-Nhật cấp thứ trưởng ngoại giao đã diễn ra tuần trước. Đàm phán cấp bộ trưởng ngoại giao được dự kiến diễn ra tại Nhật Bản vào tháng 4/2016. Thủ tướng Abe vẫn có kế hoạch đi Nga vào tháng 5/2016 trong một chuyến thăm không chính thức, bất chấp việc Tổng thống Mỹ Barack Obama đã yêu cầu hoãn lại chuyến đi này. Thủ tướng Abe cũng đã mời Tổng thống Nga thăm Nhật Bản vào cuối năm nay và ông Putin cũng đã đồng ý.
Trở ngại lớn nhất đối với các cuộc đàm phán hòa bình Nga-Nhật là tranh chấp lãnh thổ xung quanh bốn hòn đảo mà Nga gọi là chuỗi đảo Nam Kurril, còn Nhật Bản gọi là Các vùng lãnh thổ phương Bắc. Những hòn đảo nhỏ này đã bị Liên Xô chiếm đóng sau khi Nhật Bản đầu hàng đồng minh trong năm 1945. Tokyo tuyên bố những hòn đảo là lãnh thổ cố hữu của Nhật Bản, trong khi Nga cáo buộc Nhật Bản không tôn trọng thực tế lịch sử sau Chiến tranh thế giới II.
Trong Tuyên bố năm 1956, Liên Xô đồng ý chuyển giao cho Nhật Bản hai đảo Shikotan và Khabomai/ Habomai sau khi ký kết một hiệp ước hòa bình. Hồi tháng 1/2016, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết việc “chuyển giao” (chứ không phải là “trao trả”) hai hòn đảo này sẽ là một cử chỉ thiện chí. Moscow không cho rằng hiệp ước hòa bình đồng nghĩa với việc giải quyết các vấn đề lãnh thổ, nhưng thừa nhận các khía cạnh lịch sử của mối quan hệ song phương Nga-Nhật sẽ là một phần của các cuộc đàm phán hiệp ước hòa bình.
Đàm phán liên quan đến tranh chấp lãnh thổ Nga-Nhật đang trở nên khó khăn hơn, khi Nga xây dựng căn cứ quân sự trên hai đảo tranh chấp Iturup/ Etorofu và Kunashir/Kunashiri.
Bất chấp những khó khăn nói trên, Thủ tướng Abe vẫn muốn cải thiện quan hệ Nga-Nhật. Một số người cho rằng ông Abe có lợi ích cá nhân trong việc đàm phán thành công. Cha ông là Shintaro Abe đã xây dựng quan hệ với Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev, khi còn là Ngoại trưởng Nhật Bản.
Nhưng Thủ tướng Abe cũng có thể mong muốn thúc đẩy cải thiện quan hệ song phương vì lợi ích quốc gia của Nhật Bản. Những lợi ích mà Nhật Bản sẽ thu được từ việc ký kết Hiệp ước hòa bình với Nga bao gồm:
1) Giải quyết tranh chấp lãnh thổ (Nhật Bản không thể đồng ý với một hiệp ước hòa bình mà không kết nối với tranh chấp lãnh thổ) sẽ tăng cường an ninh của Nhật Bản ở phía bắc và giảm tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc và Hàn Quốc.
2) Nhật Bản cuối cùng đã có thể đặt dấu chấm hết cho Chiến tranh thế giới II, ít nhất là với Nga. Điều này phù hợp với một số chính sách khác của Thủ tướng Abe, chẳng hạn như thỏa thuận Nhật-Hàn Quốc về các vấn đề phụ nữ mua vui cho quân đội Nhật hoàng.
3) Việc ký kết Hiệp ước hòa bình với Nga sẽ cung cấp động lực cho việc phát triển các mối quan hệ kinh tế song phương, bao gồm các cơ hội giúp Nhật Bản đa dạng hóa nhập khẩu năng lượng, ngoài việc đầu tư vào khí đốt hóa lỏng (LNG) hiện nay ở Sakhalin.
4) Quan hệ gần gũi với Moscow có thể giúp ngăn ngừa sự phối hợp chiến lược chặt chẽ hơn nữa giữa Nga và Trung Quốc.
Về phần mình, Tổng thống Putin cũng tỏ ra quan tâm hơn đến việc ký kết một hiệp ước hòa bình và giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản. Lợi ích cho Nga bao gồm:
1) Một hiệp ước hòa bình với Nhật Bản sẽ là một tiến bộ mang tính biểu tượng cho việc Nga “xoay trục” sang Châu Á.
2) Khi nền kinh tế Nga đang gặp khó khăn do giá dầu sụt giảm và bị áp đặt các biện pháp trừng phạt, mối quan hệ gần gũi hơn với Nhật Bản có thể dẫn đến một sự cải thiện trong thương mại và hợp tác kinh tế song phương.
3) Nga có thể tận dụng mối quan hệ chính trị- chiến lược gần gũi hơn với Nhật Bản để làm đối trọng cho mối quan hệ với Trung Quốc, một mối quan hệ mà trong đó Nga bị cho là ở “chiếu dưới”.
Trong khi các yếu tố trên cho thấy Nga-Nhật có sự trùng lặp về lợi ích, cả hai bên sẽ phải có những nhượng bộ đáng kể để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ. Mọi sự nhượng bộ của Nga có thể được dựa trên Tuyên bố năm 1956, nhưng sự nhượng bộ của Nhật Bản xem ra ít rõ ràng hơn.
Thủ tướng Abe cho thấy ông sẵn sàng thỏa hiệp hơn so với các vị Thủ tướng Nhật Bản tiền nhiệm. Điều này cho thấy mọi chuyện sẽ khác trong vòng đàm phán lần này.

Báo Trung Quốc công khai mưu đồ quân sự hóa Biển Đông

(Kiến Thức) - Hoàn Cầu thời báo công khai bàn luận về việc quân sự hóa Biển Đông, triển khai vũ khí trên các đảo, đá mà Trung Quốc chiếm đóng.

Theo Hoàn Cầu thời báo (Global Times), một phụ trương của Nhân Dân nhật báo – cơ quan ngôn luận của ĐCS Trung Quốc, với đặc điểm diện tích đảo, đá ở Biển Đông tương đối nhỏ, nguồn năng lượng có hạn, bởi vậy bố trí những vũ khí phòng ngự nào thì cần phải lựa chọn và quy hoạch kỹ càng. Trong đó chủ yếu sẽ là trang thiết bị radar, phòng không và hậu cần.
Bao Trung Quoc cong khai muu do quan su hoa Bien Dong
Nhóm tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.

Vì sao Bộ trưởng Quốc phòng Nga vội đến Iran?

(Kiến Thức) - Tổng thống Vladimir Putin cử Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đến Iran hôm 21/2 nhằm thuyết phục Tehran và Damascus chấp thuận lệnh ngừng bắn ở Syria.

Khi Tổng thống Nga Putin biết rằng Tổng thống Syria Bashar al-Assad nhận được sự ủng hộ ngầm của Tehran trong việc từ chối thỏa thuận ngừng bắn, ông liền cử Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu, tới Tehran hôm 21/2. Tướng Shoigu đã gửi tới Tổng thống Iran Hassan Rouhani “thông điệp cá nhân”.
Trong chuyến đi Iran, ông Shoigu nói rõ rằng sự can thiệp quân sự của Nga đã vực dậy chính phủ al-Assad và những lợi ích to lớn của một giải pháp chính trị nhằm kết thúc cuộc xung đột Syria, theo hướng tăng cường ảnh hưởng của Nga cũng như Iran trong khu vực lên mức tối đa.

Những bài học để đời từ cuộc khủng hoảng Triều Tiên

(Kiến Thức) - Cuộc khủng hoảng Triều Tiên cung cấp cho thế giới nhiều bài học để đời về quan hệ giữa các cường quốc và an ninh ở Đông Á.

Đó là nhận định của học giả  Zhiqun Zhu,giáo sư khoa học chính trị và quan hệ quốc tế tại Đại học Bucknell ở Pennsylvania.
Nhung bai hoc de doi tu cuoc khung hoang Trieu Tien
Nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un thị sát một vụ phóng tên lửa.
Theo giáo sư Zhiqun Zhu, những người thực dụng trong quan hệ quốc tế tin rằng các nước nhỏ ít cơ hội để có tiếng nói trong một thế giới bị chi phối bởi các nước lớn, nhưng trong trường hợp Triều Tiên, xem ra “cái đuôi đã được vẫy con chó” trong nhiều thập kỷ. Cuộc khủng hoảng Triều Tiên gần đây cung cấp một số bài học để đời về quan hệ giữa các cường quốc và  an ninh Đông Á.