Cựu Trung tướng Nguyễn Văn Sơn: “Rút ruột” 50 tỷ vì các thủ trưởng đi công tác vất vả

Cựu Tư lệnh Cảnh sát biển Nguyễn Văn Sơn khai thấy các thủ trưởng đi công tác và đối ngoại nhiều, trong khi quỹ vốn của đơn vị không có nên đã khởi xướng “rút ruột” ngân sách.

Ngày 28/6, Tòa án Quân sự Thủ đô Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử cựu Trung tướng, cựu Tư lệnh Cảnh sát biển Nguyễn Văn Sơn và các đồng phạm trong vụ án tham ô 50 tỷ đồng ngân sách.
“Rút ruột" ngân sách 50 tỷ đồng vì thấy các thủ trưởng đi công tác vất vả
Theo cáo trạng, tháng 2/2019, Bộ Quốc phòng giao Bộ tư lệnh Cảnh sát biển dự toán ngân sách nhà nước chi quản lý hành chính năm 2019, tổng 450 tỷ đồng. Trong đó, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển phân bổ 150 tỷ đồng cho Cục Kỹ thuật để mua sắm vật tư, thiết bị.
Ông Nguyễn Văn Sơn khi đó là Tư lệnh Cảnh sát biển đã khởi xướng rồi bàn bạc, thống nhất với các thủ trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển gồm Trung tướng Hoàng Văn Đồng và ba Thiếu tướng: Doãn Bảo Quyết, Phạm Kim Hậu, Bùi Trung Dũng về việc "rút ruột" từ ngân sách. Cơ quan tố tụng xác định ông Sơn cùng 4 bị cáo khác tham ô tổng cộng 50 tỷ đồng, chia đều mỗi người 10 tỷ đồng.
Cuu Trung tuong Nguyen Van Son: “Rut ruot” 50 ty vi cac thu truong di cong tac vat va
 Cựu Trung tướng, cựu Tư lệnh Cảnh sát biển Nguyễn Văn Sơn tại tòa.
Trả lời thẩm vấn của HĐXX bị cáo Nguyễn Văn Sơn, cựu Trung tướng, cựu Tư lệnh Cảnh sát biển khai năm 2018, bị cáo lên làm Tư lệnh Cảnh sát biển. Thời điểm đó, bị cáo thấy các thủ trưởng của Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển đi công tác rất nhiều và đối ngoại nhiều, trong khi quỹ vốn của đơn vị không có, làm kinh tế doanh nghiệp cũng không có. Do đó, đầu tháng 4/2019, trong bữa cơm tại phòng ăn của Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, bị cáo có nêu vấn đề tìm nguồn vốn cho các thủ trưởng của Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển hoạt động.
“Khi đó, bị cáo đặt vấn đề rút tiền từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho Cục Kỹ thuật, sau đó các thủ trưởng của Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển cũng thống nhất việc để lại một khoản tiền để hoạt động”, bị cáo Sơn khai.
Theo bị cáo Sơn, khi đó, đã gọi bị cáo Hưng đến phòng làm việc và trao đổi tình hình, đồng thời yêu cầu bị cáo Nguyễn Văn Hưng, cựu Đại tá, cựu Cục trưởng Cục Kỹ thuật giúp cho Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển vì các thủ trưởng của Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển rất khó khăn. “Sau khi nghe bị cáo nói, bị cáo Hưng đã suy nghĩ và trả lời rằng, cái này khó nhưng sẽ làm được”, bị cáo Sơn trình bày.
Cũng theo lời khai của bị cáo Sơn, việc bị cáo Hưng làm cụ thể như thế nào, cựu Tư lệnh không biết, chỉ biết sau đó bị cáo Hưng đưa đủ 50 tỷ đồng. Nhận tiền xong bị cáo chia cho các thủ trưởng, mỗi người 10 tỷ đồng. Bị cáo Sơn thừa nhận sai khi trả lời chủ tọa vì sao có kinh phí đi công tác nhưng vẫn chỉ đạo rút tiền.
Bị cáo Hoàng Văn Đồng, cựu Trung tướng, cựu Chính ủy Cảnh sát biển khai, trong bữa cơm trưa, khi nghe bị cáo Sơn nhắc đến chuyện rút tiền ngân sách nhà nước thì không ai nói gì. “Sau này tất cả đều nhận thức được, đây là việc nghiêm trọng và ân hận vô cùng. Lúc cầm tiền, bị cáo và các bị cáo khác cũng thấy áy náy, nhưng lại không thể đấu tranh nổi với chính mình để phải đứng trước tòa như ngày hôm nay”, bị cáo Đồng nói.
Bị cáo Doãn Bảo Quyết, cựu Phó Chính ủy khai, tại bữa cơm có nghe nói việc rút tiền nhưng bị cáo không có ý kiến gì, không tỏ thái độ là không nhất trí, không đồng ý, ăn xong thì đi luôn. Sau khi nhận 10 tỷ đồng, bị cáo chưa sử dụng, vẫn để ở cơ quan.
Bị cáo Phạm Kim Hậu, cựu Thiếu tướng, cựu Phó Tư lệnh, cựu Tham mưu trưởng Cảnh sát biển trình bày, sau khi được bị cáo Sơn trao đổi về việc rút 50 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước tại bữa cơm trưa ở Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, bị cáo im lặng đồng ý. Đến cuối năm 2019 và đầu năm 2020, mỗi bị cáo là lãnh đạo Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển được nhận 10 tỷ đồng. Bị cáo Hậu cho rằng, đó là tiền để sử dụng cá nhân chứ không phải chi cho đơn vị, và đó là sai lầm lớn nhất của bị cáo.
Bị cáo Bùi Trung Dũng, cựu Thiếu tướng, cựu Phó Tư lệnh Cảnh sát biển khai rằng, mục đích rút 50 tỷ đồng từ ngân sáng nhà nước để tạo điều kiện cho các thủ trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển có tiền đi công tác. Việc tiêu số tiền này công tư lẫn lộn, bị cáo Dũng chưa kịp sử dụng tiền vào việc gì, vẫn để nguyên ở vali mang về nhà và sau đó đã mang nộp lại.
Bị cáo Nguyễn Văn Hưng, cựu Đại tá, cựu Cục trưởng Cục Kỹ thuật khai sau khi nhận chỉ đạo của ông Sơn, lần đầu bị cáo từ chối, nhưng sau đó xác định đây là một nhiệm vụ.
“Anh Sơn nói đây là nhiệm vụ, tôi nhận nhiệm vụ và sau đó truyền đạt lại đến từng anh em… Chuyện giao việc không chỉ nói chơi. Anh Sơn chỉ đạo thì tôi chấp hành, thực hiện nghiêm chỉ đạo, sau đó giao việc cho cấp dưới”, ông Hưng khai và nói rằng, khi đó, các trưởng phòng đều báo cáo là khó thực hiện, nhưng ông Hưng vẫn tiếp tục yêu cầu họ xác định việc rút 50 tỷ đồng là nhiệm vụ mà Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển giao và phải hoàn thành.
Lý do cựu thiếu tướng rút đơn tố cáo vụ tham ô 50 tỷ
Theo cáo trạng, tháng 6/2020, cựu thiếu tướng Phạm Kim Hậu làm đơn gửi cơ quan chức năng, kèm theo hai file ghi âm phản ánh tiêu cực, tham nhũng của bản thân và một số thủ trưởng Bộ tư lệnh Cảnh sát biển liên quan đến công tác mua sắm vật tư, thiết bị. Từ đây, các đoàn kiểm tra của Bộ Quốc phòng, Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương và Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào cuộc xác minh. Tháng 9/2021, trong quá trình làm việc với đoàn kiểm tra, các cán bộ báo cáo sai phạm, tự nguyện nộp lại mỗi người 10 tỷ đồng để khắc phục hậu quả.
Cuu Trung tuong Nguyen Van Son: “Rut ruot” 50 ty vi cac thu truong di cong tac vat va-Hinh-2
Bị cáo Phạm Kim Hậu, cựu Phó Tư lệnh, cựu Tham mưu trưởng Cảnh sát biển tại phiên tòa. 
Trả lời thẩm vấn, bị cáo Phạm Kim Hậu khai sau khi ông nộp đơn, cơ quan thanh tra đã làm việc với người tố cáo. Khi này ông Hậu nhận ra hành vi tội phạm đã cấu thành, trong đó có cả hành vi sai phạm của ông và hối hận. “Khi đó, tôi đã có xáo động và rút đơn vì sợ trách nhiệm'', ông Hậu trình bày và cho biết, khi cơ quan thanh tra, kiểm tra làm việc, bị cáo nhận thấy "dù là người tố cáo nhưng sai phạm đã hoàn thành vẫn bị xử lý hình sự nên rút đơn".
Theo bị cáo Hậu, bản thân ông tự nguyện rút đơn, không bị ai đe dọa, tác động.
>>> Mời độc giả xem thêm video Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Bình Thuận bị đình chỉ do liên quan vụ án tham ô hơn 5 tỉ đồng

Nguồn: Truyền hình PLVN

Bữa ăn bàn chuyện rút 50 tỷ chia nhau tại Bộ Tư lệnh cảnh sát biển

Tại phòng ăn của Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, ông Nguyễn Văn Sơn (cựu trung tướng, cựu Tư lệnh cảnh sát biển) đã trao đổi với 4 ông tướng khác về việc chỉ đạo rút 50 tỷ đồng để chi cho các Thủ trưởng Bộ Tư Lệnh...

Theo cáo trạng của Viện kiểm sát quân sự trung ương, ngày 21/2/2019, Bộ Quốc phòng giao cho Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển dự toán ngân sách nhà nước chi quản lý hành chính năm 2019, tổng số tiền 450 tỷ đồng.

Ngày 8/3/2019, tại phiên họp của Thường vụ Đảng ủy Cảnh sát biển mở rộng đã quyết nghị phân bổ cho Cục Kỹ thuật 150,1 tỷ đồng để mua sắm vật tư, thiết bị cung cấp cho các đơn vị.

Khi đó, ông Nguyễn Văn Sơn (cựu trung tướng, cựu Tư lệnh cảnh sát biển) đã gặp ông Nguyễn Văn Hưng (cựu đại tá, cựu Cục trưởng Kỹ thuật) yêu cầu khi mua sắm vật tư, thiết bị, phải rút ra 50 tỷ đồng để chuyển lại cho Bộ Tư lệnh cảnh sát biển sử dụng.

Ông Hưng báo cáo với ông Nguyễn Văn Sơn rằng, Cục Kỹ thuật chưa bao giờ thực hiện việc này, rút ra 50 tỷ đồng là rất lớn, khó thực hiện và phải thống nhất trong Thủ trưởng Bộ Tư lệnh thì Cục mới thực hiện.

Bua an ban chuyen rut 50 ty chia nhau tai Bo Tu lenh canh sat bien

Ông Nguyễn Văn Sơn

Thời điểm đó, do Bộ Quốc phòng điều chỉnh về việc giảm nguồn ngân sách chi cho quản lý hành chính phân bổ cho Bộ tư lệnh cảnh sát biển năm 2019 còn 444 tỷ đồng và để tạo điều kiện cho ông Hưng dễ thực hiện việc rút 50 tỷ đồng nên trước phiên họp Thường vụ Đảng ủy ngày 26/4/2019, ông Sơn chỉ đạo ông Bùi Văn Hòe (cựu thượng tá, cựu Phó Phòng Tài chính) cắt toàn bộ nguồn kinh phí bảo quản, sửa chữa trang bị của 4 Vùng Cảnh sát biển để phân bổ thêm 29 tỷ đồng cho Cục Kỹ thuật.

Do đó, nguồn ngân sách cho Cục Kỹ thuật được tăng lên 179,1 tỷ đồng.

Đến đầu tháng 4/2019, tại phòng ăn của Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, ông Sơn trao đổi với các ông Hoàng Văn Đồng (cựu trung tướng, cựu Chính ủy); Doãn Bảo Quyết (cựu thiếu tướng, cựu Phó Chính ủy); Phạm Kim Hậu (cựu thiếu tướng, cựu Phó Tư lệnh, cựu Tham mưu trưởng); Bùi Trung Dũng (cựu thiếu tướng, cựu Phó Tư lệnh) về việc chỉ đạo ông Hưng rút 50 tỷ đồng từ nguồn kinh phí cho quản lý hành chính năm 2019 phân bổ cho Cục Kỹ thuật để chi cho các Thủ trưởng Bộ Tư Lệnh. Khi đó, tất cả đồng ý và không có ý kiến gì khác.

Ngày 4/5/2019, ông Nguyễn Văn Sơn ký quyết định giao dự toán ngân sách cho Cục Kỹ thuật 179,1 tỷ đồng và tiếp tục yêu cầu ông Hưng rút lại 50 tỷ đồng để chuyển về Bộ Tư lệnh.

Chấp hành chỉ đạo, ông Hưng trao đổi và yêu cầu 6 trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Kỹ thuật khi thực hiện chi tiêu nguồn ngân sách quản lý hành chính phải rút lại tổng số tiền 50 tỷ đồng để ông Hưng chuyển lại cho Thủ trưởng Bộ Tư lệnh sử dụng vào việc chung.

Các trưởng phòng đều báo cáo với ông Hưng là khó thực hiện, nhưng ông Hưng tiếp tục yêu cầu 6 trưởng phòng này phải xác định việc rút lại 50 tỷ đồng là nhiệm vụ mà Thủ trưởng Bộ tư lệnh giao và phải hoàn thành.

Tiếp đó, các trưởng phòng đã phân chia nguồn ngân sách được giao thành 29 gói thầu, trong đó có 9 gói giá trị dưới 10 tỷ đồng để thuộc thẩm quyền Tư lệnh Cảnh sát biển phê duyệt, không phải báo cáo Bộ Quốc phòng.

Các trưởng phòng cũng liên hệ với các nhà thầu để nâng giá nhằm hỗ trợ đơn vị có nguồn quỹ vốn sử dụng vào mục đích phúc lợi. Để được tham gia dự thầu và trúng thầu, các doanh nghiệp đồng ý nâng giá vật tư, thiết bị hoặc trích lại lợi nhuận từ giai đoạn khảo sát giá để xây dựng giá gói thầu nhằm mục đích rút lại 50 tỷ đồng nộp về Bộ tư lệnh Cảnh sát biển.

Sau khi nhận được 50 tỷ đồng, ông Nguyễn Văn Sơn đã chia cho mình và các ông Đồng, Hậu, Quyết và Dũng mỗi người 10 tỷ đồng.

Đến ngày 19/6/2020, ông Phạm Kim Hậu (cựu thiếu tướng, cựu Phó Tư lệnh, cựu Tham mưu trưởng) đã làm đơn gửi cơ quan chức năng, kèm theo 2 file ghi âm phản ánh về tiêu cực, tham nhũng của bản thân và các đồng phạm.

Cáo buộc cho rằng, nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội là do các bị can chấp hành kỷ luật, pháp luật không nghiêm và lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao để chiếm đoạt tiền nhằm mục đích vụ lợi cá nhân. Hơn nữa, công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng còn nhiều thiếu sót là điều kiện làm phát sinh tội phạm và vi phạm kỷ luật.

Hành trình phá án: Xác người phụ nữ bị hiếp dâm, giấu xuống giếng

Giang nhặt 1 khúc gỗ trong vườn, đánh nhiều nhát vào đầu nạn nhân, sau đó bóp cổ, hiếp dâm, rồi kéo thi thể ném xuống giếng. Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án,

Hanh trinh pha an: Xac nguoi phu nu bi hiep dam, giau xuong gieng
Theo hồ sơ vụ án, khoảng 20h ngày 14/3/2022, chị chị Trịnh Thị Hồng (SN 1976, trú thôn Ia Sâm, xã Ia Rong, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) điều khiển xe máy rời khỏi nhà đi đến rẫy của gia đình tại thôn Ia Sâm để tưới cà phê. Đến sáng 15/3, người thân không thấy chị Hồng trở về nên vào rẫy tìm kiếm. Tới nơi, mọi người thấy máy bơm nước vẫn hoạt động mà không có chị H., gọi điện thì không liên lạc được.
Hanh trinh pha an: Xac nguoi phu nu bi hiep dam, giau xuong gieng-Hinh-2
Nghi ngờ xảy ra điều xấu, gia đình tích cực tìm kiếm và đến 16h cùng ngày, anh Trịnh Văn Hùng (1988, em trai chị Hồng) phát hiện ở gốc cà phê gần vòi nước đang tưới có hai chiếc quần phụ nữ.