Cựu Tổng thống Ai Cập Mubarak được xóa bỏ án giết người

(Kiến Thức) - Ông Mubarak, một trong ba nhà lãnh đạo bị lật đổ trong cuộc nổi dậy "Mùa xuân Ả rập", đã được xóa bỏ cáo buộc giết người hàng loạt.

Nguồn video: RT.
Ngày 29/11, phiên tòa xét xử phúc thẩm cựu Tổng thống Ai cập Hosni Mubarak đã kết thúc. Tòa án Ai Cập tuyên bố ông Mubarak không phải thụ án tù chung thân theo phán quyết hồi tháng 6/2012 của tòa án nước này. Ông sẽ không phải nhận bất cứ một hình phạt nào liên quan đến cái chết của 846 người trong cuộc biểu tình chống chính phủ hồi đầu năm 2011 có tên "Mùa xuân Ả rập".
Có mặt trong phiên xét xử với cặp kính đen và vẻ già nua về tuổi tác, vị cựu lãnh đạo Ai Cập 86 tuổi này vẫn không giấu được sự xúc động khi tòa ra phán quyết cuối cùng.
Tuy được trắng án về tội giết người hàng loạt nhưng ông này vẫn phải chịu mức án 3 năm tù về tội tham nhũng theo phán quyết hồi tháng 5/2014. Mặc dù vậy, Mubarak vẫn quyết tâm tìm mọi cách minh oan cho mình trước phán quyết này.
Cuu Tong thong Ai Cap Mubarak duoc xoa bo an giet nguoi
Cựu Tổng thống Ai cập Hosni Mubarak 
"Mùa xuân Ả Rập" là làn sóng cách mạng với các cuộc nổi dậy, diễu hành và biểu tình phản đối chưa có tiền lệ tại các quốc gia Ả rập. Các cuộc biểu tình phản đối có chung một kịch bản đó là sử dụng rộng rãi các kỹ thuật truyền thông, chống đối dân sự như đình công, biểu tình... Ba trong số các nước bị làn sóng "Mùa xuân Ả rập" quét qua đã sụp đổ chính quyền gồm Ai Cập, Tunisia, Lybia. 

NATO quyết hỗ trợ Ukraine và rắn tay với Nga

(Kiến Thức) - Các đại biểu tham dự Hội đồng Nghị viện NATO lần thứ 60 nhất trí thông qua nghị quyết hỗ trợ Ukraine và kiên quyết "rắn tay" hơn với Nga.

“Hội đồng thúc giục các quốc gia thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đảm bảo thực hiện đầy đủ và nhanh chóng các cam kết trong việc hỗ trợ Ukraine. Ngoài ra, Hội đồng cũng kêu gọi các nước thành viên nhanh chóng xem xét các biện pháp hỗ trợ nước này về mặt kinh tế, chính trị, tài chính và kỹ thuật để giúp Ukraine bảo vệ chủ quyền và xây dựng một nhà nước dân chủ, mạnh mẽ”, trích nghị quyết của Hội đồng nghị viện NATO được công bố rộng rãi vào ngày 24/11.
Các đại biểu tham dự phiên họp toàn thể của Hội đồng Nghị viện NATO lần thứ 60 ngày 24/11.
Các đại biểu tham dự phiên họp toàn thể của Hội đồng Nghị viện NATO lần thứ 60 ngày 24/11.
Nghị quyết trên, được đại diện Ba Lan Witold Jan Waszczykowski chuẩn bị, còn đề cập tới các nỗ lực ngoại giao để giải quyết một cách hòa bình cuộc xung đột vũ trang ở miền đông Ukraine cũng như ngăn nó trở thành “cuộc xung đột đóng băng”.

Ai Cập, UAE 2 lần dội bom Libya nhằm chống Qatar

(Kiến Thức) - Ai Cập và UAE đã hai lần cùng nhau ném bom vào các cứ điểm của chiến binh Hồi giáo ở Libya mà không thông báo cho Mỹ.

Đó là thông tin mà 4 tờ The New York Times dẫn lại từ 4 quan chức cấp cao Mỹ. Các cuộc tấn công này, trong đó Ai Cập mạnh mẽ phủ nhận có dính líu, xảy ra giữa lúc đất nước Libya chìm trong các cuộc giao tranh giữa các nhóm vũ trang khác nhau. Các chiến binh Hồi giáo đã đụng độ với lực lượng chính phủ trên khắp quốc gia này. Thậm chí, Libya còn có hẳn 2 cơ quan hành pháp đối đầu nhau – một do người Hồi giáo kiểm soát, một do những người có tư tưởng liên bang hóa và tư tưởng dân chủ nắm giữ.
Các chiến binh Hồi giáo canh gác bên ngoài cổng vào sân bay quốc tế Tripoli của Libya.
Các chiến binh Hồi giáo canh gác bên ngoài cổng vào sân bay quốc tế Tripoli của Libya.
Các cuộc không kích của Ai Cập và UAE đó được thực hiện nhằm mục đích ngăn chặn các phần tử nổi dậy Hồi giáo chiếm đóng sân bay quốc tế ở thủ đô Tripoli của Libya. Tuy nhiên, như đã thấy, các cuộc tấn công này đều không hiệu quả.