Cựu Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Linh Ngọc bị đề nghị truy tố

Cựu thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc bị cáo buộc đã ký giấy phép khai thác đất hiếm trái pháp luật cho doanh nghiệp, gây thiệt hại 864 tỷ đồng.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra, đề nghị truy tố 27 bị can trong vụ án Công ty Thái Dương và các đơn vị liên quan khai thác trái phép đất hiếm ở Yên Bái bán sang Trung Quốc.
Cuu Thu truong Bo TN&MT Nguyen Linh Ngoc bi de nghi truy to
Các bị can Nguyễn Linh Ngọc (trái) và Nguyễn Văn Thuấn. 
Trong số này, 7 người là cựu lãnh đạo, nhân viên Bộ TN&MT và Sở TN&MT tỉnh Yên Bái bị đề nghị truy tố về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí", gồm: Nguyễn Linh Ngọc, cựu Thứ trưởng Bộ TN&MT; Nguyễn Văn Thuấn, cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản; Hoàng Văn Khoa, cựu Vụ trưởng Vụ Khoáng sản; Hồ Đức Hợp, cựu Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Yên Bái.
Riêng bị can Đoàn Văn Huấn (SN 1958, Chủ tịch Công ty Thái Dương) bị đề nghị truy tố về 3 tội danh gồm: "Vi phạm quy định về thăm dò, khai thác tài nguyên", "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng", "Gây ô nhiễm môi trường".
Theo kết luận điều tra, sau khi được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, Công ty Thái Dương đã không thực hiện đúng các nội dung theo quy định của pháp luật và quy định tại Giấy phép. Cụ thể, Công ty không lập thiết kế mỏ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để nộp cho Tổng cục Địa chất và khoáng sản, Sở TN&MT tỉnh Yên Bái, chưa đủ điều kiện để tiến hành xây dựng cơ bản mỏ và khai thác.
Dù chưa được phép khai thác, nhưng Công ty Thái Dương vẫn tiến hành khai thác trái phép. Quá trình khai thác trái phép tiếp tục vi phạm các quy định của pháp luật như không thông báo ngày bắt đầu khai thác mỏ, không lắp trạm cân, không xây dựng nhà máy chế biến sâu đất hiếm, không tinh luyện quặng đất hiếm trước khi bán mà tiêu thụ quặng thô...
Theo Kết luận điều tra, vốn chủ sở hữu của Công ty Thái Dương chỉ có 200 tỷ đồng, không đảm bảo tỷ lệ vốn ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án (1.953 tỷ đồng) theo quy định tại Luật Khoáng sản năm 2010.
Nhóm cán bộ Tổng cục Địa chất và Khoáng sản được giao nhiệm vụ thẩm định hồ sơ, đứng đầu là bị can Nguyễn Văn Thuấn (Tổng cục trưởng) dù biết Công ty Thái Dương không đủ điều kiện, nhưng vẫn đề xuất lãnh đạo Bộ TN&MT cấp giấy phép. Bị can Nguyễn Linh Ngọc (Thứ trưởng Bộ TN&MT) ký giấy phép này.
Bị can Ngọc khai đã nghiên cứu tờ trình của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, biết Công ty Thái Dương chưa đủ điều kiện, nhưng vẫn ký giấy phép cho doanh nghiệp. Quá trình này, bị can Ngọc khẳng định không được hưởng lợi gì từ Đoàn Văn Huấn. Cựu Thứ trưởng thừa nhận hành vi của mình là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc Công ty Thái Dương khai thác trái phép đất hiếm, gây thất thoát hơn 864 tỷ đồng.
Bị can Nguyễn Văn Thuấn khai, quá trình giúp Công ty Thái Dương xin giấy phép, được Đoàn Văn Huấn đến phòng làm việc, "cảm ơn" 500 triệu đồng. Thuấn đã nộp lại số tiền này cho cơ quan điều tra.
>>> Xem thêm video: Đề nghị truy tố ông Trần Quí Thanh và 2 con gái lừa đảo 767 tỷ đồng
  

Truy tố cựu Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến

Viện KSND tỉnh Thanh Hóa vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 11 bị can về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Trong số các bị can có ông Trịnh Văn Chiến, cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa (thời điểm phạm tội là Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa); Nguyễn Đình Xứng, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa (sau này là Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa); Nguyễn Bá Hùng, cựu Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Thanh Hóa; Đinh Cẩm Vân, cựu Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Thanh Hóa); Ngô Đình Chén, cựu Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Thanh Hóa; Cù Đình Hiền, cựu Phó Chánh văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa.
Các bị can khác bị truy tố cùng tội danh Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí gồm Nguyễn Mạnh Sơn; Chủ tịch HĐQT Công ty Sông Mã;Đinh Xuân Hướng, Tổng giám đốc, Thành viên HĐTV Công ty TNHH MTV Sông Mã.

Robot “khủng” thứ 2 bắt đầu đào hầm 10m/ngày tuyến Nhổn - ga HN

Ban quản lý cùng đơn vị tư vấn và các nhà thầu đã khởi công khoan hầm bằng máy đào TBM thứ hai mang tên "Táo bạo" cho đoạn đi ngầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội.

Robot “khung” thu 2 bat dau dao ham 10m/ngay tuyen Nhon - ga HN
 Chiều 3/2, Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội tổ chức khởi công tuyến đường hầm thứ 2 của dự án metro Nhổn - ga Hà Nội. Robot đào hầm (TBM - Tunnel Boring Machine) thứ hai chính thức khởi động. Trong ảnh, bên phải là hầm thứ nhất, được thi công bởi TBM1, bên trái là khu vực đặt robot TBM2.