Cứu sống 4 ngư dân trên tàu chìm do lốc xoáy ở Hoàng Sa

Trong lúc hành nghề ở vùng biển Hoàng Sa, lốc xoáy bất ngờ ập đến nhấn chìm tàu cá hất văng 4 ngư dân Quảng Ngãi chới với giữa biển.

Tối 12/9, tàu cá của ông Võ Cu (ngụ xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) đưa 4 ngư dân trên con tàu chìm do anh Lê Văn Yên làm thuyền trưởng gặp nạn ở vùng biển Hoàng Sa về cập cảng Sa Kỳ an toàn.
Tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị sóng lớn nhấn chìm trong lúc chạy về bờ trú bão chiều 12/9.Ảnh: Minh Hoàng.
Tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị sóng lớn nhấn chìm trong lúc chạy về bờ trú bão chiều 12/9.Ảnh: Minh Hoàng.
Tơi tả, mệt mỏi trong ngày về, anh Yên thuật lại, ngày 4/9, bốn ngư dân Quảng Ngãi cùng đi trên tàu cá xuất bến cảng Lý Sơn ra vùng biển Hoàng Sa đánh bắt thủy sản. Sau 5 ngày hành nghề, đến tối ngày 8/9, tàu đang neo nghỉ ngơi ở cồn Bạch Quy thuộc vùng biển Hoàng Sa thì mưa giông kèm theo lốc xoáy bất ngờ ập tới. Nhiều cột sóng lớn liên tiếp bổ nhào nhấn chìm tàu cá, bốn ngư dân mỗi người bị hất văng, trôi dạt mỗi hướng.
"Trong lúc hoảng loạn, chúng tôi vật lộn với sóng dữ, cố bám trụ ở mũi con tàu chìm. Sau cơn giông lốc xoáy, chúng tôi đồng thanh kêu cứu, đến rạng sáng 9/9 may mắn có tàu ông Võ Cu chạy đến cứu sống 4 anh em, vị thuyền trưởng gặp nạn thuật lại.
Thời điểm đó, ông Cu cùng một số ngư dân Bình Châu cũng đang trú tránh lốc xoáy ở gần cồn đá Bạch Quy nên nghe tiếng kêu cứu của anh Yên cùng ba người gặp nạn.
Lúc chạy tàu đến ứng cứu, bốn ngư dân đang bám ở mũi tàu nhấp nhô dưới nước. Chúng tôi lần lượt vớt họ đưa lên tàu trong tình trạng lạnh run, đói lả kiệt sức nên phải sưởi ấm, nấu cháo loãng cho ăn để sớm hồi phục sức khỏe", ông Cu nói.
Trong khi đó, trưa 12/9, ông Phạm Văn Hùng và Nguyễn Ca (đều ngụ xã Nghĩa An, TP Quảng Ngãi) trên đường chạy tàu vào bờ tránh trú bão đã bị mắc cạn ở khu vực cửa Đại, sóng lớn nhấn chìm. Rất may 6 ngư dân trên hai tàu chìm này cũng được người dân địa phương cứu sống.
Chiều 12/9, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã họp khẩn với các sở, ngành, địa phương.
Tại cuộc họp, ông Trần Ngọc Căng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi nhấn mạnh, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các huyện, thành phố ven biển và huyện Lý Sơn phối hợp chặt chẽ cơ quan chức năng đảm bảo an toàn tàu thuyền.
Kiểm tra các khu vực có nguy cơ sạt lở núi, sạt lở bờ sông, bờ biển, các khu vực có nguy cơ ngập úng, vùng hạ du các hồ chứa nước, bến đò ngang, đò dọc...Chủ động các di dời, sơ tán nhân dân, tổ chức thu hoạch vụ hè thu, bố trí lực lượng trực canh, cảnh báo tại các khu vực nguy hiểm nhằm đảm bảo an toàn tính mạng người dân và giảm thiểu các thiệt hại có thể xảy ra.
Sở giáo dục và đào tạo chủ động theo dõi diễn biến thời tiết, mưa, lũ để kịp thời thông báo nghỉ học, triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn tính mạng cho học sinh, sinh viên. Các lực lượng vũ trang sẵn sàng lực lượng, phương tiện ứng trực, xử lý sự cố do thiên tai gây ra và triển khai các biện pháp cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Tàu nước ngoài đâm chìm tàu cá Bình Định

(Kiến Thức) - Vào lúc 12h30 ngày 26/10, một tàu cá của Bình Định đã bị một tàu hàng nước ngoài đâm chìm cách bờ biển Đà Nẵng khoảng 70 hải lý.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, tàu SAR 412 đã được điều đi tìm kiếm các ngư dân mất tích. Đến tối 26/10, 13 ngư dân trên tàu bị nạn đã được Trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 cứu hộ trở về đất liền an toàn.
21h30 tối ngày 26/10, tàu cứu nạn SAR 412 của Trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 đã cập cảng Đà Nẵng, cứu nạn thành công 13 ngư dân trên tàu cá bị tàu nước ngoài đâm chìm vào trưa cùng ngày.
Tàu cá BĐ 95393 ra khơi từ ngày 20/10, vào thời điểm bị nạn, trên tàu có 10 tấn cá đã đánh được. Các ngư dân chỉ kịp phát tín hiệu cấp cứu và chuyển qua một cái thúng trước khi tàu chìm hẳn. Thuyền trưởng tàu cá cho biết, thiệt hại ước tính đến 5 tỷ đồng.
Ông Võ Văn Lẫy, Thuyền trưởng tàu cá BĐ 95393 cho biết, khi bị đâm sau 5 phút là chiếc tàu bị đắm, hai chiếc tàu ghì sát nhau, chúng tôi có vẫy gọi kêu cứu nhờ chiếc tàu đó vớt thuyền viên nhưng họ không cứu.

Tạm giữ xe khách được cứu trên đèo Bảo Lộc để điều tra

Công an huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) cho biết do có nhiều thông tin trái chiều nên công an vẫn tạm giữ xe khách được cứu để điều tra.

Sáng 11/9, sau khi xe khách 53N-2824 (thuộc Công ty TNHH TMDV - VT Tấn Hà) bị mất thắng trên đèo Bảo Lộc và may mắn được tài xế Phan Văn Bắc (SN 1986, ngụ thôn 6, xã Đạ Oai, huyện Đạ Huoai, Lâm Đồng) dìu xuống, giúp 30 hành khách thoát chết trong gang tấc, chủ xe khách đã làm đầy đủ các thủ tục cần thiết để nhận lại xe. Tuy nhiên, công an tiếp tục tạm giữ chiếc xe khách được cứu để phục vụ công tác điều tra, xác định nguyên nhân theo quy định của pháp luật.
Ngày 10/9, ông Nguyễn Văn Phong (chủ xe khách, cũng là tài xế thứ hai) cho biết sau khi vụ tai nạn xảy ra, xe của ông và xe tải được đưa về Công an huyện Đạ Huoai để điều tra, xác định nguyên nhân. Sau đó, ông đã thực hiện các thủ tục bồi thường cần thiết cho các phương tiện bị hư hỏng và các bên đã viết giấy bãi nại để giải quyết vụ tai nạn.

Bí thư tỉnh chỉ đạo, hàng trăm hộ dân vẫn lao đao vì cưỡng chế

(Kiến Thức) - Dù Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh đã có chỉ đạo làm giảm nhiệt nhưng việc cưỡng chế thu hồi đất tại khu chung cư 3 tầng ở Hạ Long vẫn đang rất nóng.

Trong suốt thời gian qua, để triển khai dự án Khu hỗn hợp chung cư, văn phòng, trung tâm thương mại và nhà ở kết hợp phố mua sắm tại phường Bạch Đằng (do Công ty cổ phần đầu tư và khách sạn Myway Hạ Long làm chủ đầu tư), các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh, UBND TP Hạ Long liên tục ban hành các quyết định, các phương án cưỡng chế thu hồi đất, cũng như các phương án bồi thường, hỗ trợ cho người dân đối với 4 lô nhà chung cư 3 tầng và nhà cấp 4 xen kẹt tại phường Bạch Đằng (TP Hạ Long). Tuy nhiên, những quyết định, chính sách, phương án vẫn chưa nhận được sự đồng thuận của người dân. Từng ấy thời gian, hàng trăm hộ dân tổ 90, 91, 92, 93, 95, 97 khu 6 (phường Bạch Đằng, TP Hạ Long), những người bị ảnh hưởng bởi dự án cũng liên tục phải sống trong những tâm trạng lo lắng, băn khoăn. Có lúc họ rơi vào tuyệt vọng, phải gửi đơn cầu cứu khắp nơi, thậm chí gửi đơn lên cả Thủ tướng Chính phủ, có lúc hi vọng lại trào dâng khi Bí thư tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc nêu ý kiến: “Phải đưa lợi ích của người dân lên hàng đầu”. Thế nhưng, kỳ vọng của người dân vẫn chưa được đáp ứng.
Khu chung cư 3 tầng của công nhân ngành than tại phường Bạch Đằng.
 Khu chung cư 3 tầng của công nhân ngành than tại phường Bạch Đằng.