Cựu giám đốc FBI Comey “tố” Tổng thống Trump gây áp lực

(Kiến Thức) - Qua văn bản điều trần trước quốc hội, Cựu giám đốc FBI Comey “tố” Tổng thống Trump gây áp lực trong cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ.

Cựu giám đốc FBI James Comey cho hay Tổng thống Mỹ Donald Trump đã yêu cầu ông bỏ qua việc điều tra cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Michael Flynn, một phần của cuộc điều tra Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.
Cuu giam doc FBI Comey “to” Tong thong Trump gay ap luc
Tổng thống Mỹ Donald Trump thì thầm với (cựu) Giám đốc FBI James Comey. (Ảnh: Getty Images) 
Cựu giám đốc FBI Comey cho biết Tổng thống Donald Trump đã nói với ông trong một cuộc gặp tại Nhà Trắng hồi tháng 2/2017 hãy “bỏ qua cho Flynn” vì ông này là “một người tốt”.
Một số chuyên gia pháp lý cho biết cuộc điều trần của cựu Giám đốc FBI James Comey có thể củng cố mọi cuộc luận tội xây dựng trên hành vi cản trở công lý, nhưng các thị trường ở Mỹ lại xem nhẹ lời khai của ông Comey vì nó không đưa ra bất kỳ tiết lộ quan trọng nào.
Một số ủy ban Quốc hội Mỹ, cũng như FBI và Công tố viên đặc biệt Robert Mueller, đang điều tra liệu Nga có tìm cách can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 nghiêng về phía có lợi cho ứng viên Donald Trump, bằng cách đột nhập vào email của các thành viên cao cấp của đảng Dân chủ. Tổng thống Donald Trump và Điện Kremlin đã cực lực bác bỏ cáo buộc nói trên.
FBI đã điều tra cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Michael Flynn, khi xem xét những cáo buộc có sự liên kết giữa Nga và chiến dịch tranh cử tổng thống của tỷ phú Donald Trump.
Hậu quả pháp lý?
Một số chuyên gia pháp lý cho rằng phát biểu của cựu Giám đốc FBI James Comey có thể được sử dụng để chỉ ra rằng Tổng thống Donald Trump có hành vi cản trở công lý.
Giáo sư Andrew Wright, giảng dạy luật hình sự tại Trường Luật Savannah, nói: "Điều này cho thấy rằng tổng thống (Donald Trump) đang làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn điều tra (cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Michael) Flynn”.
Về phần mình, Giáo sư Bruce Green tại Đại học Luật Fordham cho biết sẽ rất khó chứng minh Tổng thống Donald Trump có ý định cản trở công lý. Giáo sư Bruce Green cho biết Tổng thống Donald Trump có thể biện minh rằng ông chỉ đơn thuần ủng hộ nhân vật Flynn và bày tỏ sự quan ngại về cách thức cuộc điều tra có thể hạn chế ông hoạt động hiệu quả trên cương vị tổng thống.
Hạ nghị sĩ Dân chủ Adam Schiff, thành viên Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ, nói với CNN: "Kết hợp với các hành động khác của Tổng thống (Donald Trump), rất có thể đây là bằng chứng cản trở (điều tra). Điều này chắc chắn là một nỗ lực can thiệp vào cuộc điều tra (cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016)".
Khi được hỏi về việc Tổng thống Donald Trump yêu cầu Giám đốc FBI “trung thành”, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Paul Ryan nói rằng việc các giám đốc FBI “độc lập” là “rất, rất quan trọng".
Tuy nhiên, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Richard Burr, người đứng đầu Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ, nói rằng ông thấy không có vấn đề gì với yêu cầu “trung thành” của Tổng thống Donald Trump. Thượng nghị sĩ Richard Burr nói: "Tôi không nghĩ đó là sai trái, khi (Tổng thống) yêu cầu sự trung thành của bất cứ ai trong chính quyền”.

Tổng thống Donald Trump sa thải Giám đốc FBI

(Kiến Thức) - Trong một động thái bất ngờ, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra quyết định sa thải Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ James Comey.

Chia sẻ với báo giới ngày 9/5, Tổng thống Donald Trump cho hay, xuất phát từ đề nghị của Bộ trưởng cùng Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mỹ và sau khi ông Trump nhận được kết quả vụ bê bôi dùng thư điện tử liên quan tới bà Hillary Clinton hồi năm 2016 do Giám đốc FBI James Comey đứng đầu, động thái sa thải Giám đốc FBI lập tức được đưa ra.
Tong thong Donald Trump sa thai Giam doc FBI
 Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt tay với Giám đốc FBI James Comey ở Nhà Trắng ngày 22/1/2017. Ảnh Reuters.

Sa thải GĐ FBI: Sai lầm chết người của ông Trump?

(Kiến Thức) - Theo Tim Weiner –phóng viên từng đoạt giải Pulitzer, việc sa thải giám đốc FBI James Comey sẽ để lại nhiều hậu quả khôn lường nghiêm trọng cho Tổng thống Donald Trump.

Trong bài viết do hãng tin Reuters đăng tải ngày 10/5, nhà báo Tim Weiner cho rằng Tổng thống Donald Trump đã tính toán sai lầm nghiêm trọng khi sa thải giám đốc FBI James Comey. Dường như ông Trump nghĩ rằng việc điều hành chính phủ Mỹ cũng giống như điều hành chương trình truyền hình thực tế, nơi nhà đầu tư có thể sa thải bất kỳ ai.

10 quốc gia “bất khả xâm phạm” trên thế giới

(Kiến Thức) - Wonders List liệt kê Mỹ, Nhật Bản hay Nga,...vào danh sách những quốc gia “bất khả xâm phạm” trên thế giới.

10 quoc gia “bat kha xam pham” tren the gioi
 Mỹ đứng đầu trong danh sách những quốc gia bất khả xâm phạm trên thế giới. Được biết, ngân sách quốc phòng của Mỹ mỗi năm lên tới 596 tỷ USD. Ngoài ra, quốc gia này còn sở hữu đủ vũ khí hạt nhân có thể giết bất cứ ai trên thế giới. Ảnh: WL.

10 quoc gia “bat kha xam pham” tren the gioi-Hinh-2
 Nhật Bản cũng là một trong những đất nước mà các quốc gia khác khó có thể xâm lược. Từ năm 2016, Nhật Bản đã chi khoảng 60 tỷ USD để tăng cường sức mạnh quân sự. Không quân Nhật Bản lớn thứ 5 thế giới và nước này có tới hơn 600 xe tăng. Ảnh: WL.

10 quoc gia “bat kha xam pham” tren the gioi-Hinh-3
 Thụy Sĩ được bao quanh bởi các nước đồng minh Pháp, Italy, Áo và Đức. Do vậy, quốc gia nào có ý định xâm chiếm Thụy Sĩ sẽ phải chiến đấu với những nước đồng minh của Thụy Sĩ trước tiên. Ảnh: WL.

10 quoc gia “bat kha xam pham” tren the gioi-Hinh-4
 Đất nước Canada giáp ranh với Mỹ - đồng minh của họ và cũng là một cường quốc quân sự hàng đầu thế giới. Ngoài ra, với điều kiện thời tiết lạnh khắc nghiệt, Canada chắc chắn là một “mục tiêu khó nhằn” đối với những quốc gia nào có ý định xâm lược nước này. Ảnh: WL.

10 quoc gia “bat kha xam pham” tren the gioi-Hinh-5
 Israel từng trải qua 8 cuộc chiến tranh kể từ năm 1948 nhưng không để thất bại trong một cuộc chiến nào. Theo Wonders List, Israel đã phát triển một trong những hệ thống phòng thủ tên lửa tốt nhất thế giới mang tên “Iron Dome”. Ảnh: WL.

10 quoc gia “bat kha xam pham” tren the gioi-Hinh-6
 Triều Tiên cũng sở hữu sức mạnh quân sự đáng gờm, với hơn 1 triệu binh sĩ luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu, 4.200 xe tăng và 222 trực thăng tấn công. Nước này còn được cho là sở hữu vũ khí hạt nhân với tầm bắn có thể vươn tới nước Mỹ. Ảnh: WL.

10 quoc gia “bat kha xam pham” tren the gioi-Hinh-7
 Nga là một trong những cường quốc trên thế giới và dĩ nhiên việc xâm lược quốc gia này gần như là điều không thể. Trong trường hợp cần thiết, Nga có thể huy động 3.500 máy bay quân sự cùng 350 tàu chiến. Ngoài ra, nước này cũng sở hữu khoảng 1.000 tên lửa hạt nhân. Ảnh: WL.

10 quoc gia “bat kha xam pham” tren the gioi-Hinh-8
Australia nằm trong danh sách những quốc gia “bất khả xâm phạm” trên thế giới nhờ vị trí địa lý cũng như địa hình của nước này. Ảnh: WL.

10 quoc gia “bat kha xam pham” tren the gioi-Hinh-9
 Bhutan không phải là quốc gia có quân đội hùng mạnh nhưng trong lịch sử, quốc gia Nam Á này chưa từng bị xâm lược. Ngày nay, Bhutan vẫn là một đất nước an toàn nhờ vị trí địa lý - nằm ở độ cao 300 mét so với mực nước biển – và được Ấn Độ cung cấp vũ khí cũng như huấn luyện quân sự. Ảnh: WL.

10 quoc gia “bat kha xam pham” tren the gioi-Hinh-10
Đất nước Iran có biệt danh là “Pháo đài Iran” do địa hình ở nước này chủ yếu là đồi núi. Về sức mạnh quân sự, Iran có hơn 1 triệu binh sĩ, 1.658 xe tăng và có một mạng lưới căn cứ tên lửa dưới lòng đất. Nhiều quốc gia hoài nghi rằng Iran gần đây đã bắt đầu thử nghiệm tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Được biết, Iran chưa từng bị nước nào xâm lược kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai. Ảnh: WL.