“Cuồng” con tới mất chồng

Có người mẹ nào chẳng yêu con. Thế nhưng, yêu con, mê con đến mức “bỏ lửng” cả chồng thì chẳng hay chút nào.

Thông thường, đứa trẻ được sinh ra là niềm hạnh phúc của một gia đình, và vợ chồng nhiều khi quên mình chỉ để toàn tâm toàn ý lo cho đứa con bé bỏng. Trường hợp gia đình anh Vỹ Tân (quận 7, TP.HCM) cũng vậy. Lấy nhau 6 năm trời mới sinh con, hai vợ chồng mừng đến rơi nước mắt. Cả ngày chỉ quanh quẩn gần con, chăm con, cưng nựng con… Nhưng đến lúc sự mừng rỡ đến choáng ngợp đi qua rồi, thì anh Vỹ Tân tự dưng lại thấy… chạnh lòng.
Vì nỗi, từ ngày có con rồi, anh với vợ như hai người sống ly thân. Vợ anh, tất cả niềm vui nỗi buồn, lo toan chăm sóc và mọi thời gian trống… tất tần tật đều dành cho con. Anh đi làm về, chị chẳng thèm ngó mắt lấy một cái, mà vội sai bảo đi bắc nước để chị pha sữa cho con, đi lấy khăn, đi giặt đồ cho con, lên mạng tìm thông tin này kia cho con…
Vốn biết vợ chồng nuôi con nhỏ thì phải tất bật trăm bề, nhưng đến mức vợ chồng không thể dành cho nhau một ánh mắt quan tâm thì anh muốn chịu hết nổi. Có lần anh bệnh, mong được một tô cháo ấm, một ly chanh nóng từ vợ, nhưng vợ anh hầu như không hề quan tâm, chỉ càu nhàu: “Trời ạ, lo cho thằng bé còn không hết mà chồng lại lăn ra ốm (!)”, cứ làm như là anh thích đau ốm để làm phiền lắm. Riết rồi, anh Tân đành lủi thủi chấp nhận thân phận mình là “người thừa” trong mắt vợ.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Nghĩ lại ngày xưa, anh càng chán nản hơn: Hồi đó chưa có con, hai vợ chồng cũng nhiều thời gian để săn sóc nhau, thì chị lại làm khổ anh vì rẫu rĩ, cắn rứt, dằn vặt vì chưa thể có con. Thay vì vợ chồng chăm sóc nhau, cùng nhau hưởng thụ thì chị dắt tay anh qua hết các phòng khám hiếm muộn, đến chùa chiền, đền miếu, thầy cúng tứ phương…
Còn anh Trịnh Trung Tín (Gò Vấp, TP.HCM) thì tuyên bố với bạn bè: Chắc tao phải đi tìm bồ nhí thôi, có như vậy thì vợ tao mới sáng mắt ra. Anh nói trong câu chuyện đùa, nhưng đó không hẳn chỉ là câu nói đùa. Vợ chồng đang mặn nồng thắm thiết, sau khi có con, vợ anh bỗng quay ngoắt 180 độ, chỉ biết có con, cho chồng ra rìa. Thậm chí, chuyện nhà chồng giỗ chạp, đau ốm gì chị cũng chả mấy quan tâm.
Con lớn hơn một chút, chị giữ rịt lấy con, ông bà nội muốn cháu sang ông bà chơi quá một ngày cũng rất khó khăn. Anh có dạy bảo, la mắng con thì chị bênh chằm chặp, cưng con chiều con đến mức con như ông hoàng nhỏ, nhiều lúc anh là cha, thấy con đang bắt đầu có tính xấc xược, mà anh lại không thể dạy dỗ. Con trai với mẹ một phe, anh bị ra rìa, nói câu nào ra cũng bị hai mẹ con ùa vào át đi, thành ra anh cảm thấy cô đơn trong ngôi nhà mình. Nhiều khi, trong đầu anh xuất hiện ý nghĩ: Hay là mình cặp với cô này cô kia cho đời vui vẻ lại?.
Chị em phụ nữ, khi mắc phải bệnh “cuồng” con, suốt ngày chăm bẵm con, coi con là vàng ngọc mà quên mất sự hiện diện của người chồng, nếu gặp được bạn đời tử tế, có trách nhiệm và biết cảm thông, thì may mắn giữ được gia đình. Còn có trường hợp không may, thì gần như là cố ý đẩy chồng mình về phía người đàn bà khác.
Chị Trinh Ngọc, (Thủ Dầu Một, Bình Dương) là một trường hợp. Sinh đứa con đầu lòng bị bệnh mất, đến đứa con gái thứ hai, chị mừng như bắt được vàng, suốt ngày chỉ biết có con. Khi nhỏ thì quấn quýt, chăm nom, lớn lên một chút thì lúc nào cũng mẹ mẹ con con, không rời nửa bước.
Ban đầu chồng chị cũng vui khi thấy vợ chăm con thương con, những dần rồi nhà gần như chỉ có hai mẹ con với nhau. Lúc vui, lúc buồn thủ thỉ tâm sự, chán cơm thì mẹ con rủ nhau ăn tiệm, anh đi làm về đói mặc kệ. Cuối tuần anh bận hay rảnh cũng chẳng để ý, hai mẹ con dắt nhau đi mua sắm, đi khu vui chơi… Rồi khi anh nghe vợ nói chuyện với bạn: "Ôi xời, chồng hả, có con rồi thì chồng xếp xó. Mấy lão chồng chán bỏ xừ, đời mình là để cho con mình thôi…".
Vì câu nói ấy mà chị mất chồng. Anh chán đời, cặp ngay với một cô trong công ty để chị "sáng mắt ra", xem chồng mình có “chán bỏ xừ” hay không. Cặp chơi cho vui, cho đỡ đơn lẻ, nhưng rồi cô bồ có thai, rồi sinh con ra, mà hay hơn vợ anh ở chỗ lại vẫn rất cân bằng trong chuyện vừa chăm con vừa chiều cha của đứa con mình. Thế là anh bỏ vợ, bỏ gia đình nhỏ, bỏ mà không chút tiếc nuối, buồn phiền, cũng không áy náy gì…
Thế mới biết, yêu con thì yêu, nhưng sự cân bằng giữa yêu thương con và săn sóc chồng, vun vén hạnh phúc gia đình còn cần hơn nữa. Dù đứa con là tài sản quý nhất của cuộc đời người mẹ, thì chồng cũng là người cùng chung chăn gối, chia sẻ ngọt bùi, và nếu chỉ yêu con mà quên mất chồng, thì có nguy cơ người phụ nữ sẽ gián tiếp làm mất đi hạnh phúc gia đình, đẩy người bố ra khỏi con mình, để con rơi vào sự thiệt thòi của một mái ấm chông chênh…

Hơ… hơ, có vậy mà cũng hỏi!

Hơ… hơ, có vậy mà cũng hỏi!. Tối mùng 3 Tết, cô chủ phá lệ, cho bạn đọc số điện thoại của Vê Ka Ka (VKK).

Bị ngắt ngang khi đang đối ẩm với bạn bè, suýt chút nữa chiên da đã nổi quạu với cô chủ, may mà giọng nói bên kia quá đỗi đáng thương nên VKK tôi đành thực hiện lời hứa với cô chủ: Vui xuân mới không quên nhiệm vụ.

Tối mùng 3 Tết, cô chủ phá lệ, cho bạn đọc số điện thoại của Vê Ka Ka . Bị ngắt ngang khi đang đối ẩm với bạn bè, suýt chút nữa “chiên da” đã nổi quạu với cô chủ, may mà giọng nói bên kia quá đỗi đáng thương nên VKK tôi đành thực hiện lời hứa với cô chủ: Vui xuân mới không quên nhiệm vụ.

“Bác ơi, tụi cháu mới cưới chưa tròn năm, nghe lời bạn bè chỉ dạy, Tết này được nghỉ dài ngày, cháu chuẩn bị quá trời trời đồ ăn, thức uống “ngon, bổ, khỏe, lành mạnh và tốt cho chuyện vợ chồng”: Cần tây, hành tây, dâu tây mỗi thứ 2 ký; trứng gà ta 4 chục, thịt bò 5 ký, chocolate 10 hộp, cam Mỹ 3 ký, gừng 1 ký, mật ong nửa lít và một số món linh tinh khác. Cứ mỗi khi ra nắng về, chúng cháu lại uống nước ép hỗn hợp các loại rau trái, bữa ăn thì luôn có thịt bò, trứng ốp-la, buổi tối trước khi ngủ còn thêm mật ong với gừng. Thế nhưng vừa qua năm mới được 2 ngày thì anh xã cháu than thở kêu đau nhưng hỏi đau chỗ nào thì không chỉ ra được mà lúc ở đùi, khi ở bàn chân, xương sống, ngang hông… Còn cháu thì cánh tay phải nhấc không nổi sau đêm giao thừa bị ông xã nằm gối đầu lên ngủ suốt đêm. Anh xã đổ thừa tại cháu cho ăn uống linh tinh nên sinh bệnh, còn cháu thì bảo tại anh xã không biết liệu cơm gắp mắm, sức mình có 5 mà sử dụng tới 10 nên mới ra nông nổi. Không ai chịu ai, nên mới sáng mùng 3, nhà cha mẹ ai nấy về. Chuyện là như vậy, mong bác làm ơn chỉ giúp trong chuyện này, lỗi của ai? Làm sao để chúng cháu giảng hòa bởi thật ra vợ chồng giận hờn vì chuyện đó thì đúng là vô duyên…”.

Nghe xong tâm sự của bạn trẻ, thoạt tiên tôi nghĩ bụng: “Hơ… hơ, chuyện vậy mà cũng hỏi”. Thế nhưng đúng là có những bạn trẻ cứ hay ngây thơ nghe lời người này, người nọ (trong đó có ông “chiên da” Châu Phi VKK); cứ tưởng thế này thế kia, nhất là đối với những chuyện mình chưa từng trãi qua bao giờ. Kết quả là… sai một ly, đi một dặm, tiền mất tật mang.

Hãy khoan nói ai có lỗi trong chuyện này. Đúng là các thứ thực phẩm bạn trẻ dự trữ cho mấy ngày Tết kể trên đều “ngon, bổ, khỏe, lành mạnh và tốt cho chuyện vợ chồng” nói riêng và sức khỏe nói chung. Thế nhưng Tết bây giờ đâu như ngày xưa, chợ Tết bán đến trưa ba mươi, nhiều nơi sáng mùng 1 đã họp chợ trở lại. Vì vậy, rau trái dự trữ nhiều mà làm gì vì để lâu, chúng sẽ bị mất nhiều vitamin quan trọng; hơn nữa chúng cũng sẽ không còn tươi ngon. Vậy nên, dự trữ một ít để phòng khi bận rộn những ngày đầu xuân là cần thiết nhưng dự trữ với một lượng “khủng” như vậy là không nên. Đây là sai lầm đầu tiên của bạn vì nghe lời bạn bè chỉ bảo mà không chọn lọc, không căn cứ vào thực tế cuộc sống.

Tiếp theo là chuyện ăn uống mấy ngày trước, trong và sau Tết. Chưa kể việc các thực phẩm được bạn chọn lựa chưa bao gồm đầy đủ các nhóm chất căn bản mà cơ thể cần, thì việc “ngày nào cũng như ngày ấy”; bữa ăn nào cũng có thịt bò, trứng ốp-la là không khoa học; thậm chí sẽ gây ngán, ăn không ngon miệng, chán ăn, sợ ăn... Rõ ràng bổ dưỡng, lành mạnh đâu không thấy; chỉ thấy đơn điệu, thiếu chất, làm cho cơ thể yếu đi.

Và điều quan trọng nhất là với một cơ thể “bị yếu đi” như thế nhưng các bạn lại muốn tăng năng suất, chất lượng nên làm việc quần quật, vậy thì có gì lạ khi anh bị đau chân, chị bị liệt tay? Lỗi do ai thì đã rõ mười mươi. Tại anh, tại ả, tại cả… hai vợ chồng! Thế nên cả hai có trách nhiệm ngồi lại bàn bạc, giải quyết.

Cái chuyện… đau tùm lum của anh xã không nên xem thường. Nếu chỉ do “làm việc” quá sức, bị căng cơ thì vài ngày sau sẽ khỏi. Còn nếu như cái đau đó lỡ mà rơi vào chứng đau dị cảm do một nhánh thần kinh cảm giác chạy trong cơ bị căng gây nên đau kéo dài hàng tuần thì phải đến bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Còn cánh tay của bạn nhấc không lên do bị anh xã gối đầu ngủ cả đêm thì cũng là vấn đề của dây thần kinh bị đè ép. Tốt nhất là cả hai vợ chồng ăn Tết xong nên đến… bác sĩ để được thăm khám một lượt cho có vợ, có chồng, có phúc cùng hưởng, có họa cùng chia. Các bạn còn trẻ, cần rút kinh nghiệm cho những Tết sau này và cả trong cuộc sống thường ngày. Cân bằng là nguyên tắc tối thượng của cuộc sống. Vừa đủ, vừa phải, vừa sức là nền tảng của sự bền vững, dài lâu.

Về câu hỏi cuối cùng của bạn “làm cách nào để giảng hòa với anh xã” thì “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”. Câu hỏi này thì Vê Ka Ka… đành bó tay, xin nhường lại cho Còm sĩ Xóm Nhà Lá!

Sợ khi chồng “hồi xuân“

Thú thật với chị tôi sợ. Tôi vốn sợ quan hệ với chồng, giờ ông ấy như là hồi xuân sao đó. 

Chị kính mến!

“Xanh mặt” vì vợ... đại sĩ diện

Vợ anh đại sĩ diện, quyết "chơi trội" bằng cách tài trợ 15 triệu đồng để cả phòng mua chậu địa lan biếu sếp.

Quý và Thu (Thanh Trì – Hà Nội) vừa cưới nhau được gần 1 tháng thì Tết đến. Muốn để cho nàng dâu mới thể hiện tài tháo vát cũng là để Thu quen dần với việc trong nhà, vì thế Tết năm nay, mẹ Quý quyết định giao cho hai vợ chồng lo Tết cho gia đình.