Cưỡng chế GPMB dự án tòa nhà hỗn hợp Constrexim Complex

(Kiến Thức) - Ngày 12-13/6 tới đây, quận Cầu Giấy (Hà Nội) sẽ cưỡng chế giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án xây dựng tòa nhà hỗn hợp Constrexim Complex tại ô đất A1.2, đường Trần Quốc Vượng (phường Dịch Vọng Hậu).

Ngày 7/6, UBND quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, ngày 18/5 vừa qua quận này đã phê duyệt kế hoạch tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất đối với phần còn tồn tại của dự án xây dựng tòa nhà hỗn hợp Constrexim Complex, tại ô đất có ký hiệu A1-2 Khu đô thị mới Cầu Giấy chưa bàn giao mặt bằng vào ngày 12/6 và 13/6/2018.
Theo UBND quận Cầu Giấy, dự án Tòa nhà hỗn hợp Constrexim không phải là dự án chuyển tiếp, không phải là dự án Nhà nước thu hồi đất vì mục đích an ninh quốc gia, lợi ích công cộng mà đây là dự án kinh doanh, thương mại do đó chủ đầu tư dự án phải thỏa thuận bồi thường về đất với người bị thu hồi đất…
Cuong che GPMB du an toa nha hon hop Constrexim Complex
 Khu vực sẽ bị cơ quan chức năng cưỡng chế tới đây.
Ngay khi nhận được kiến nghị của người dân về việc bồi thường, UBND quận Cầu Giấy đã tổ chức nhiều buổi đối thoại, giải thích, có các văn bản trả lời các hộ gia đình. Sở Tài nguyên và Môi trường cũng có văn bản giải quyết đơn kiến nghị của người dân liên quan đến thủ tục thu hồi đất của dự án.
Bên cạnh đó, UBND TP Hà Nội đã có văn bản kết luận nội dung tố cáo của một số công dân ở tổ 19 (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) có liên quan đến thủ tục thu hồi đất tại dự án.
Căn cứ theo các quy định, UBND quận Cầu Giấy nhận thấy, dự án đầu tư Tòa nhà hỗn hợp Constrexim Complex nằm trong danh mục thu hồi đất đã được Hội đồng nhân dân TP Hà Nội thông qua, nằm trong Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của quận Cầu Giấy được UBND TP Hà Nội phê duyệt, đủ điều kiện để áp dụng hình thức Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án theo quy định. Tuy nhiên, người dân vẫn không chấp hành.
Do vậy, ngày 18/5/2018, UBND quận Cầu Giấy đã phê duyệt kế hoạch thực hiện cưỡng chế thu hồi đất đối với 14 phương án còn tồn tại của dự án chưa bàn giao mặt bằng vào ngày 12/6 và 13/6/2018 tới đây.

Cưỡng chế mà không có quyết định là trái luật!

Cưỡng chế sẽ tác động trực tiếp đến đời sống, tình cảm… của con người, bởi vậy việc cưỡng chế phải tuân thủ theo những quy định nghiêm ngặt của pháp luật.

"Gia đình tôi xây một bức tường quây ao để nuôi ba ba trên đất của gia đình được chia theo quyết định 115/QĐ-UB của tỉnh Hà Nam. Trong khi mời tôi lên xã làm việc với nội dung “Giải tỏa đất vi phạm” thì UBND xã Nhật Tân đã cho lực lượng đến đập phá bức tường mà không có văn bản gì. Kể cả tiền xây dựng và ba ba thất thoát sau khi tường bao bị phá, gia đình tôi thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Đề nghị Dân Việt cho biết việc làm đó của UBND xã Nhật Tân có đúng luật không?", bạn đọc Trần Đồng Năm (Nhật Tân, Kim Bảng, Hà Nam) hỏi.
Cuong che ma khong co quyet dinh la trai luat!
Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SBLAW. 

Nguyên Giám đốc GPBank "cuỗm" 10,5 tỷ của Ban bồi thường Quận 1 thế nào?

(Kiến Thức) - Sự tắc trách của nguyên Trưởng ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận 1 khi tiến hành chuyển tiền của cơ quan tại GPBank sang đơn vị khác đã tạo điều kiện cho nguyên Giám đốc GBBank TP.HCM chiếm đoạt 10,5 tỷ.

Hôm nay (23/1), Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã hoàn tất điều tra, chuyển VKS cùng cấp, truy tố ông Lê Quốc Cường (nguyên Trưởng ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận 1, TP.HCM) về tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Ông Lê Quốc Cường, nguyên Trưởng ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận 1, TP.HCM tại phiên tòa nhưng sau đó tạm hoãn.
Ông Lê Quốc Cường, nguyên Trưởng ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận 1, TP.HCM tại phiên tòa nhưng sau đó tạm hoãn.
Đồng phạm với ông Cường là bà Huỳnh Thị Cúc (nguyên thủ quỹ Ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận 1) cũng bị truy tố về tội “Cố ý làm trái...” và Lê Thị Minh Hiền (nguyên giám đốc Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn Cầu chi nhánh TP.HCM - GPBank TP.HCM) tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Điều 25.000 công an chính quy về các xã, thị trấn làm gì?

(Kiến Thức) - Theo Bộ trưởng Tô Lâm, để xây dựng công an xã, thị trấn chính quy thì Bộ Công an sẽ điều động khoảng 25.000 công an chính quy trong biên chế hiện có xuống đảm nhiệm các chức danh công an xã.

Trong sáng nay, ngoài nội dung “nóng” về vấn đề giám đốc công an tỉnh mang hàm thiếu tướng, Bộ trưởng Công an Tô Lâm cũng trình bày một số sửa đổi về bộ máy tổ chức lực lượng công an tại các xã, thị trấn.
Theo Bộ trưởng, tổ chức bộ máy sẽ được bố trí phù hợp với đặc điểm tình hình an ninh, trật tự tại địa bàn xã, thị trấn. Hiện nay, số đơn vị công an xã, thị trấn đã được bố trí công an chính quy là 1.065; số đơn vị công an xã, thị trấn chưa được bố trí Công an chính quy còn 8.516.