Cuộc sống “đa màu sắc” của người Trung Cổ

Cùng chúng tôi khám phá và tìm hiểu cuộc sống của người Trung Cổ trước đây, chắc chắn sẽ có nhiều thú vị và quan niệm vô cùng "lạ lẫm" về cuộc sống.

Theo quan điểm của Giáo hội Thiên Chúa giáo thời trung cổ thì tình dục hoàn toàn không phải hành động thể hiện tình yêu hay mang lại niềm vui thích mà chỉ đơn thuần phục vụ mục đích duy trì nòi giống của loài người.
Bởi thế cho nên “chuyện ấy” chỉ được chấp nhận dưới sự bảo trợ của hôn nhân. Nói một cách đơn giản, một người đàn ông và một người đàn bà được “yêu” nhau khi và chỉ khi họ là vợ chồng. Mọi hình thức quan hệ tình dục trước hôn nhân hay ngoài hôn thú đều bị coi là tội lỗi nghiêm trọng và bị trừng phạt nặng nề.
Hình phạt thì dĩ nhiên là tùy vào từng tình huống và đối tượng, có thể là từ vài năm lao động khổ sai cho đến bị ném đá, bị tra tấn hay thậm chí là giết chết. Luật lệ hà khắc này của Giáo hội được giới quý tộc ủng hộ triệt để bởi họ luôn muốn đảm bảo những đứa trẻ, những người thừa kế tương lai, chắc chắn phải là dòng dõi của mình.
Cuoc song “da mau sac” cua nguoi Trung Co
Cuộc sống của người Trung Cổ. Ảnh minh họa.
Trong tầng lớp dân thường thì việc thực thi luật lệ này cũng có phần khoan dung hơn. Nếu một đôi trai gái bị bắt quả tang làm “chuyện tày trời” đó với nhau thì hình phạt sẽ là phải… kết hôn ngay lập tức.
Chỉ cần làm đám cưới dưới sự chứng giám của chúa trời thì tội lỗi trước đó của họ sẽ được tha thứ hết. Trong trường hợp cặp đôi không thể lấy nhau, một trong hai hoặc cả hai đã có gia đình chẳng hạn, thì hình phạt cũng chỉ là đóng cửa trong phòng tự sám hối và vài năm lao động công ích mà thôi.
Thời kì vàng cho nghề mại dâm
Ngành dịch vụ kinh doanh thân xác phát triển cực kì thịnh vượng thời Trung Cổ, mặc cho nhà thờ và Giáo hội phản đối hay không? Có giai đoạn Giáo Hội chấp thuận các hình thức mại dâm lưu hành trong xã hội, như một cách để ngăn chặn việc ngoại tình và đồng tính luyến ái.
Ở các thành phố lớn, những cô gái điếm cao cấp hoạt động ngấm ngầm tại nhà. Họ có cơ ngơi sang trọng, ăn vận lộng lẫy, sống cuộc đời xa hoa nhờ vào những người tình giàu có và hào phóng.
Dĩ nhiên, chỉ những tay sành sỏi trong giới ăn chơi mới biết đến họ và những cô gái bao hạng sang này cũng chỉ tiếp những vị khách đặc biệt. Những cô gái này được đối xử một cách tôn trọng.
Công việc của họ cũng được coi là một loại hình kinh doanh chân chính và thiết yếu. Ngoài ra, một địa điểm hoạt động công khai khác của nghề mại dâm là các nhà thổ. Ở thành phố thì số lượng nhiều không kể hết còn ở nông thôn, hầu như làng nào cũng có 1 cái.
Những cô gái làm việc tại đây ăn mặc trang phục theo kiểu riêng và có dấu hiệu đặc biệt. Những gái làng chơi hoạt động tự do bên ngoài, không thuộc về nhà chứa nào cả thì bị coi là thành phần cặn bã của xã hội. Họ làm việc lén lút, sống đời chui nhủi vô cùng cực khổ. Nếu bị bắt, họ sẽ bị tống giam, bị đánh đập và tra tấn.
Án tử hình rất thông dụng
Một số nhà làm phim đã sản xuất các tác phẩm tái hiện cuộc sống của người dân thời Trung cổ, trong đó có việc tội phạm thường xuyên bị xử tử nơi đông người để răn đe những người khác. Tuy nhiên, trên thực tế, hệ thống hành pháp đã xuất hiện từ thời Trung cổ.
Những phiên xử án khá công bằng đối với mọi đối tượng cho dù họ là thường dân hay người giàu có và không có ngoại lệ. Trong số các mức án thời Trung cổ, án tử hình được xem là nghiêm trọng nhất. Chỉ những kẻ phạm tội giết người, phản quốc hay cố ý gây hỏa hoạn mới phải chịu mức án này.
Một sự thực nữa là những vụ xử tử không diễn ra ở nơi đông người. Phương pháp hành hình chủ yếu là treo cổ phạm nhân. Trong khi đó, hình thức hỏa thiêu tưởng chừng rất thông dụng lại ít khi được dùng tới và chỉ áp dụng với những người đã bị treo cổ chết trước đó.
Người dân thời Trung cổ thô lỗ, ngu dốt
Sau khi xem những bộ phim về thời kỳ này, nhiều người cho rằng, người dân thời Trung cổ rất sùng đạo và ngu dốt. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà khoa học, quan niệm này hoàn toàn sai lệch.
Cụ thể, khoa học và triết học là những lĩnh vực cực kỳ phát triển trong thời điểm bấy giờ. Một phần là vì các nước xây dựng rất nhiều trường đại học ở khắp châu Âu.
Thêm vào đó, không thể phủ nhận thời Trung cổ là thời kỳ để lại nhiều tác phẩm vĩ đại nhất cho nhân loại, đặc biệt là trong các lĩnh vực nghệ thuật, âm nhạc và văn học. Dược phẩm thời đó còn khá mới mẻ nhưng bước đầu đã tạo được nền tảng cho sự ra đời của những loại thuốc chữa bệnh cho người đau yếu. Nhờ đó, y học hiện đại mới tiếp thu được thành tựu của thời kỳ trước và cho ra đời những loại dược phẩm cũng như phương pháp điều trị như hiện nay.
Như vậy, không khó để khẳng định, con người thời Trung cổ rất thông minh và có những sáng tạo vượt bậc trong một số lĩnh vực và để lại những tài sản vô giá cho nhân loại.
Chiếc khóa trinh tiết thời trung cổ
Không phải chỉ là một chuyện đùa về sự ích kỉ của đàn ông như người ta vẫn tưởng, chiếc khóa trinh tiết hoàn toàn có thật và nó xuất hiện từ thời trung cổ. Nói một cách đơn giản thì chiếc khóa này hao hao giống một cái … quần lót bằng sắt, gồm 2 miếng kim loại ghép vào nhau, nối với một vòng khóa quanh bụng. Dưới đáy của loại khóa này khoét 2 cái lỗ, để phục vụ cho việc … đi vệ sinh của người mang nó.
Thời xưa, những người đàn ông khỏe mạnh thường phải đi chinh chiến hay săn bắn dài ngày. Những chiếc khóa đặc biệt này giúp các đấng mày râu yên lòng để vợ ở nhà mà đi biền biệt.
Mục đích của loại khóa này là để ngăn không cho người phụ nữ quan hệ tình dục bừa bãi cho nên sự ra đời của nó suy cho cùng cũng chỉ bắt nguồn từ tính chiếm hữu của đàn ông mà thôi.
Sau này, khi chiếc khóa trinh tiết thịnh hành trong xã hội, nó được nâng lên thành thứ thể hiện phẩm giá của người phụ nữ và chỉ có tầng lớp quý tộc mới được sử dụng. Người ta nạm đính vào nó đủ thứ vật liệu quí giá, từ ngà voi cho đến vàng bạc và chạm khắc hoa văn tinh xảo cho xứng với địa vị của người đeo.

Hình ảnh khủng khiếp về trận An Lộc 1972 (2)

(Kiến Thức) - Trận An Lộc 1972 là một trong những trận đánh có quy mô lớn nhất và ác liệt nhất thời chiến tranh Việt Nam.

Hinh anh khung khiep ve tran An Loc 1972 (2)
 Một ngôi nhà được từng được sử dụng làm vị trí chiến đấu trong trận An Lộc. Loạt ảnh do phóng viên người Pháp Bruno Barbey của hãng thông tấn Magnum thực hiện. Ảnh: Magnumphotos.com.

Người đàn ông “từ quỷ hóa thành thần” được thờ nhiều nhất ở TQ

Theo số liệu thống kê đáng tin cậy, miếu thờ “thần minh, thánh hiền” có số lượng lớn nhất ở Trung Quốc là miếu Quan Đế.

Nguoi dan ong “tu quy hoa thanh than” duoc tho nhieu nhat o TQ
Tượng Quan Thánh. 
Miếu được xây để thờ Quan Vũ – một trong Ngũ Hổ tướng Thục Hán thời Tam Quốc (còn được gọi là Võ Miếu, Võ Thánh miếu, Hiệp Thiên cung, Ân Chúa Công miếu…) kể từ sau khi hoàng đế nhà Minh sắc phong Quan Vũ làm “Quan Thánh Đế quân”. Quan Đế miếu còn có ở khắp các nước xung quanh bị ảnh hưởng bởi “Văn hóa chữ Hán” như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, Malaysia, Singapore và một số nước Đông Nam Á khác.
Rất nhiều người tôn thờ Quan Vũ bắt nguồn bởi những điều La Quán Trung viết về ông trong “Tam Quốc diễn nghĩa”, khắc họa ông thành một vị anh hùng giỏi giang tài ba, trung nghĩa gan dạ với những tình tiết ly kỳ như “chém Hoa Hùng chén rượu hãy còn nóng”, “qua 5 cửa ải chém 6 tướng”, “đơn đao phó hội”, “vì nghĩa tha Tào Tháo”…
Hình tượng nhân nghĩa từ “Tam Quốc”
Quan Vũ từ người biến thành thần trước hết bởi những phẩm chất của ông; nhưng việc 3 tôn giáo lớn Nho, Phật, Đạo tranh giành ông của cũng đã nâng cao địa vị của ông và đưa ông lên bệ thần. Quan Vũ là người thích đọc “Xuân Thu”, mà bộ “Xuân Thu” do Khổng Tử viết chủ yếu nhằm khuyên bảo mọi người biết giữ bổn phận, không nên làm những điều vượt khuôn khổ.
Sống vào cuối thời kỳ Đông Hán, từ nhỏ Quan Vũ đã được hun đúc bởi tư tưởng Nho giáo chính thống. Trong quá trình giúp đại ca Lưu Bị xây dựng thiên hạ nhà Thục Hán, những biểu hiện trung nghĩa của Quan Vũ đã khiến hình tượng của ông khắc sâu trong lòng dân chúng.
Một số biểu hiện phẩm chất trung nghĩa của Quan Vũ được mô tả trong “Tam Quốc diễn nghĩa”, như: Trong trận Hạ Bì, do thế lực hai bên chênh lệch quá lớn, Quan Vũ bị bại trận. Để bảo vệ vợ con Lưu Bị. Quan Vũ buộc phải đầu hàng Tào Tháo. Tào Tháo rất thích tài năng của ông nên phong làm “Hán Thọ Đình hầu” và hậu đãi “3 ngày một tiệc nhỏ, 5 ngày một tiệc lớn” lại còn thỉnh thoảng tặng vàng thưởng bạc; nhưng Quan Vũ lòng không chút dao động.
Quan Vũ “Thân tại Tào doanh, tâm tại Hán”, đã giao hẹn ba điều với Tào Tháo: Một, chỉ hàng Hán, không hàng Tào; hai: phải dùng lễ đối đãi tử tế với hai chị dâu; ba: nếu khi nào biết Lưu Bị ở đâu sẽ lập tức tìm đến. Tuy điều kiện rất hà khắc, nhưng là người biết trọng nhân tài nên Tào Tháo vẫn đáp ứng với hy vọng ngày nào đó Quan Vũ sẽ nghĩ lại vì cảm kích trước tình cảm của mình.
Đại ca bỏ chạy bất chấp an nguy của vợ con và ông, trong khi Tào Tháo lại có ơn cứu mạng; mặc dù vậy trong lòng Quan Vũ vẫn chỉ coi Lưu Bị là chủ, điều này khiến người đời kính phục sự trung nghĩa của ông. Về sau, khi nghe được tin về Lưu Bị, Quan Vũ đã kiên quyết bỏ lại vàng bạc, châu báu, dẫn theo 2 chị dâu qua 5 cửa ải chém 6 tướng, trèo đèo vượt suối đi gặp đại ca của mình.
Trong trận Xích Bích, Tào Tháo bại trận phải chạy trốn theo đường Hoa Dung, Quan Vũ tuy trước khi xuất phát đi trấn giữ Hoa Dung đã lập bản cam kết sẽ giết Tào Tháo, nhưng khi gặp Tào Tháo bại trận chạy đến, bất giác nghĩ lại những điều đối đãi tốt đẹp của Tháo với mình khi trước, nên bất chấp nguy cơ bị chém đầu vì vi phạm quân lệnh, vẫn thả cho Tào Tháo đi qua để trả lại ơn nghĩa cưu mang.
Chuyện “có ơn tất báo” chỉ là chuyện nhỏ trong vô số hành vi “nghĩa” của Quan Vũ, nhưng đã phản chiếu hình tượng lớn lao của ông. Chính vì sự trung nghĩa như thế, Quan Vũ đã chiếm được tình cảm yêu mến, kính phục của dân chúng.
Bi kịch từ tính tình ngạo mạn, cố chấp
Xuất thân trong gia đình nhà nông làm nghề rèn ở Sơn Tây, nhưng Quan Vũ thích đọc “Xuân Thu” lại ham luyện võ. Năm 18 tuổi, cha mẹ cưới vợ cho, sau 1 năm đã sinh hạ con trai Quan Bình. Quan Vũ yên ổn, hài lòng với việc giúp cha rèn đồ và trông coi cửa hàng bán đồ sắt. Năm ông 20 tuổi, một hôm có tên ác bá họ Lã tìm đến đòi nộp tiền bảo kê. Thấy một kẻ ngang ngược đến vô cớ đòi nộp tiền, Quan Vũ rất tức.
Tuổi trẻ đang hăng, không chịu thua kẻ bạo ngược, Quan Vũ tuyên bố nhà mình không cần ai bảo vệ, từ chối nộp tiền. Kẻ ác bá xông vào đánh, vốn tinh thông võ nghệ, Quan Vũ đâu dễ chịu để bị bắt nạt, liền đấm cho hắn một cú, nào ngờ chỉ một cú đấm đã đưa hắn đi chầu Diêm Vương.
“Sát nhân đền mạng, vay nợ trả tiền”, để giữ tính mạng con, cha mẹ Quan Vũ phải để ông bỏ nhà đi lánh nạn. Trên đường bỏ trốn, Quan Vũ gặp được Lưu Bị và Trương Phi – những người anh em tri kỷ gắn bó cả đời. Ba người mới gặp đã như thân quen từ trước, đến Đào Viên kết nghĩa anh em, đồng tâm hiệp lực cùng nhau mở ra sự nghiệp. Sau quá trình Nam chinh Bắc chiến, Tây nhập Hán Xuyên, họ lập ra được nước Thục đối kháng với Tào Ngụy.
Con người ta có khi mọi chuyện quá thuận lợi, dễ sinh ra ngạo mạn, cố chấp. Quan Vũ là người như thế. Sau khi chém Nhan Lương giải vây thành Bạch Mã, qua 5 cửa ải chém 6 tướng, một mình băng ngàn dặm, mượn nước dìm 7 đạo quân…Quan Vũ trở nên như đại anh hùng được thần tiên phò trợ.
Nguoi dan ong “tu quy hoa thanh than” duoc tho nhieu nhat o TQ-Hinh-2
Tranh thờ Quan Công.