Cuộc sống bà mẹ đơn thân lái xe 3 bánh mưu sinh

“Lái xe taxi ba bánh là cách kiếm tiền nhanh nhất. Tôi đã thử nhiều công việc khác nhau nhưng đây là công việc thuận tiện nhất”, bà mẹ đơn thân 42 tuổi Ekawati chia sẻ.

Theo Al Jazeera, sau khi người chồng đầu tiên qua đời và cuộc hôn nhân thứ hai cũng đổ vỡ, Ekwati phải trả tiền thuê nhà và nuôi 4 đứa con. Cô kiếm được khoảng 10 USD mỗi ngày từ công việc chở khách bên ngoài trung tâm dệt may nhộn nhịp của khu chợ Tanah Abang, Indonesia.
Cuoc song ba me don than lai xe 3 banh muu sinh
Ekwati đã làm công việc này được khoảng 15 năm. Ảnh: AJ. 
"Lái xe taxi ba bánh là cách kiếm tiền nhanh nhất. Tôi đã thử nhiều công việc khác nhau nhưng đây là công việc thuận tiện nhất”, bà mẹ đơn thân 42 tuổi chia sẻ. Được biết, cô đã làm công việc này được khoảng 15 năm.
Cuoc song ba me don than lai xe 3 banh muu sinh-Hinh-2
Ekawati và các con trong căn phòng thuê. Ảnh: AJ. 
Con trai lớn của cô, hiện 20 tuổi, đã nghỉ học và làm công việc chuyển phát nhanh để giúp đỡ gia đình. Nhưng Ekawati cho biết, cô vẫn sống chật vật vì phải trang trải tiền thuê nhà 800.000 rupiah (51,3 USD) và nuôi con nhỏ.
Người con thứ hai của cô đã qua đời vì bạo bệnh. Hiện giờ, cô đang lo ăn học cho một cậu con trai đang học trung học cơ sở và con gái 3 tuổi.
"Tôi phải lái chiếc xe ba bánh này để có thể nuôi con, để con có đồ ăn, quần áo và chỗ ở đàng hoàng", Ekawati nói.
Cuoc song ba me don than lai xe 3 banh muu sinh-Hinh-3
Ekawati bán những đồ có thể tái chế để kiếm thêm thu nhập. Ảnh: AJ. 
"Tôi hy vọng Chúa ban cho tôi sức khỏe tốt. Tôi cũng mong các con tôi sẽ thành công, không như tôi", bà mẹ đơn thân chia sẻ.
Theo dữ liệu từ Cơ quan Thống kê Indonesia (BPS), 12,72% hộ gia đình Indonesia vào năm 2022 có phụ nữ là trụ cột gia đình, chủ yếu ở khu vực thành thị. Trong khi đó, số lượng phụ nữ nội trợ bắt đầu giảm trong đại dịch COVID-19.
Đồng thời, theo Ngân hàng Thế giới, nhiều phụ nữ Indonesia đã chuyển sang làm việc phi chính thức trong lĩnh vực dịch vụ và nông nghiệp để hỗ trợ gia đình sau khi triển vọng việc làm chính thức giảm đáng kể trong những năm diễn ra đại dịch COVID-19.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Bà mẹ Mỹ bị bắt vì lạm dụng con trẻ quay video trên Youtube

Nguồn video: THĐT

Cơ cực cuộc sống mưu sinh của phu kéo xe ở Ấn Độ

Thành phố Kolkata ở Ấn Độ là nơi cuối cùng trên Trái đất còn tồn tại những phu kéo xe chở người và hàng hóa len lỏi qua những con đường hẹp. Hiện nơi đây chỉ còn vài trăm người kéo xe cố gắng bám trụ với nghề, vật lộn với cuộc sống vất vả mưu sinh.

Co cuc cuoc song muu sinh cua phu keo xe o An Do
Hầu như tất cả những người kéo xe có nguồn gốc từ bang Bihar, một trong những bang nghèo nhất Ấn Độ. Họ đến đây để tìm kiếm việc làm, bỏ lại gia đình ở các làng quê. 

Co cuc cuoc song muu sinh cua phu keo xe o An Do-Hinh-2
Trên đôi chân trần, họ cặm cụi kéo xe trên những con phố nóng bỏng rát hay trơn trượt vào mùa mưa. 

Co cuc cuoc song muu sinh cua phu keo xe o An Do-Hinh-3
Xe kéo xuất hiện tại Kolkata (trước đây là Calcutta) từ một thế kỷ trước và chúng đóng vai trò rất quan trọng trong việc vận chuyển người và hàng hóa trong thành phố. 

Co cuc cuoc song muu sinh cua phu keo xe o An Do-Hinh-4
Loại xe này có nguồn gốc ở châu Á, nơi mà vào thời phong kiến, thuộc địa, xe kéo được dùng chủ yếu làm phương tiện giao thông cho tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Trong ảnh: biển kiểm soát của một chiếc xe kéo. 

Co cuc cuoc song muu sinh cua phu keo xe o An Do-Hinh-5
 Những lúc không có khách, họ tranh thủ đọc báo.

Co cuc cuoc song muu sinh cua phu keo xe o An Do-Hinh-6
 Hoặc uống trà để giải khát.

Co cuc cuoc song muu sinh cua phu keo xe o An Do-Hinh-7
 Người đàn ông tranh thủ sửa chữa bánh xe bị hỏng để tiếp tục hành nghề.

Co cuc cuoc song muu sinh cua phu keo xe o An Do-Hinh-8
Văn học và điện ảnh của người Bengal trong suốt thế kỷ 20 có đầy đủ các tài liệu tham khảo và hình ảnh của những chiếc xe kéo như một phần quan trọng của cuộc sống thành phố. 

Co cuc cuoc song muu sinh cua phu keo xe o An Do-Hinh-9
Bằng sức người, họ kéo xe di chuyển trên đường phố đông đúc ở Kolkata. 

Co cuc cuoc song muu sinh cua phu keo xe o An Do-Hinh-10
 Họ kéo xe trong 18 giờ một ngày, với giá rẻ mạt là vài rupee.

Co cuc cuoc song muu sinh cua phu keo xe o An Do-Hinh-11
 Theo tính toán, số lượng xe kéo bằng tay trong thành phố hiện nay là 500 chiếc, thậm chí có thể ít hơn. Nhưng 30 hay 35 năm trước thì có hàng ngàn chiếc.

Co cuc cuoc song muu sinh cua phu keo xe o An Do-Hinh-12
Hầu hết các đường phố ở Kolkata đều có sự xuất hiện của những chiếc xe kéo tay này. 

Co cuc cuoc song muu sinh cua phu keo xe o An Do-Hinh-13
 Chúng vận chuyển tất cả mọi thứ từ chở người cho đến gia cầm sống.

Co cuc cuoc song muu sinh cua phu keo xe o An Do-Hinh-14
 Giây phút tranh thủ chợp mắt của người kéo xe trong lúc vắng khách.

Co cuc cuoc song muu sinh cua phu keo xe o An Do-Hinh-15
 Số lượng những người kéo xe của các thế hệ trước đang dần sụt giảm. Trong ảnh: Hai học sinh được chở tới trường học. *) Title do Kiến Thức biên tập lại

Góc ảnh hiếm hé lộ bất ngờ cuộc sống ở thủ đô Triều Tiên

Những bức ảnh dưới đây phần nào giúp độc giả hiểu thêm về cuộc sống thường nhật của người dân ở thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên những năm qua.

Goc anh hiem he lo bat ngo cuoc song o thu do Trieu Tien
Bức ảnh này được phóng viên của hãng AP ghi lại tại Trường Tiểu học Minhung ở Moranbong, thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên, ngày 1/4/2023. (Nguồn: USA Today, AP, Getty) 

Goc anh hiem he lo bat ngo cuoc song o thu do Trieu Tien-Hinh-2
 Người dân thủ đô Bình Nhưỡng trồng cây gần Cung Thiếu nhi Mangyongdae ngày 14/3/2023.

Goc anh hiem he lo bat ngo cuoc song o thu do Trieu Tien-Hinh-3
 Một người đàn ông và một phụ nữ đi bộ trên con phố trước ga tàu ở Bình Nhưỡng. Bức ảnh chụp ngày 21/6/2023.

Goc anh hiem he lo bat ngo cuoc song o thu do Trieu Tien-Hinh-4
 Các nhân viên phun khử trùng tại sân bay quốc tế Bình Nhưỡng để phòng chống COVID-19, ngày 10/6/2022.

Goc anh hiem he lo bat ngo cuoc song o thu do Trieu Tien-Hinh-5
 Bức ảnh được chụp ngày 25/4/2022 và được Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) công bố vào ngày 26/4/2022 ghi lại cảnh người dân nhảy múa tập thể ở quảng trường Khải Hoàn Môn, Bình Nhưỡng, nhân kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Quân đội Cách mạng Nhân dân Triều Tiên (KPLA).

Goc anh hiem he lo bat ngo cuoc song o thu do Trieu Tien-Hinh-6
 Người dân đi bộ dưới trời tuyết rơi ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên, ngày 18/12/2021.

Goc anh hiem he lo bat ngo cuoc song o thu do Trieu Tien-Hinh-7
 Các nhân viên phun khử trùng để phòng COVID-19 tại cửa hàng bách hóa Yokjon ở thủ đô Triều Tiên ngày 20/10/2021.

Goc anh hiem he lo bat ngo cuoc song o thu do Trieu Tien-Hinh-8
 Các em nhỏ chờ xe buýt ở Bình Nhưỡng ngày 19/6.

Goc anh hiem he lo bat ngo cuoc song o thu do Trieu Tien-Hinh-9
 Người nông dân cấy lúa tại Trang trại Namsa, Rangnang, Bình Nhưỡng, ngày 25/5/2021.

Goc anh hiem he lo bat ngo cuoc song o thu do Trieu Tien-Hinh-10
Các công nhân tại một nhà máy ở Bình Nhưỡng làm những chiếc cặp cho học sinh ngày 21/5/2021.