Cuộc săn lùng cá voi “cô đơn” nhất Trái đất

(Kiến Thức) - Một nhóm các nhà khoa học và sản xuất phim tài liệu đang đi tìm con cá voi “cô đơn” nhất thế giới bằng cách theo dõi lộ trình của nó khắp khu vực Bắc Thái Bình Dương.

Các nhà nghiên cứu đã nghe được “tiếng hát” cao bất thường của loài động vật có vú này từ hơn 20 năm trước. Tuy nhiên, cho đến nay, người ta vẫn chưa bao giờ nhìn thấy nó.  
Con cá voi bí ẩn đó được gọi là “cô đơn” bởi vì nó phát ra tần số âm thanh khác với bất kỳ loài cá voi nào khác sống ở phía Bắc Thái Bình Dương. Và cho đến nay, nó vẫn chưa nhận được lời đáp trả nào từ phía đồng loại.
Các chuyên gia khoa học và nhà làm phim tiếp tục đi tìm cá voi “cô đơn” nhất thế giới vào mùa thu tới đây.
Các chuyên gia khoa học và nhà làm phim tiếp tục đi tìm cá voi “cô đơn” nhất thế giới vào mùa thu tới đây.
Các chuyên gia tin, rằng động vật có vú khổng lồ trên rất có thể là một con cá voi vây hay cá voi xanh hoặc cá thể lai giữa hai loài.  
Hải quân Mỹ đã thu được bài hát của con cá voi “cô đơn” này và gửi cho các nhà khoa học vào cuối những năm 1980.

Năm 1989, Tiến sĩ William Watkins Viện Hải dương học Woods Hole ở Massachusetts (Mỹ) bắt đầu nghiên cứu các bản ghi âm và nhận thấy rằng bài hát con cá voi này cao hơn rất nhiều so với những con vật cùng loại khác.

Hầu hết những chú cá voi xanh “hát” và giao tiếp với nhau ở tần số khoảng 15 – 20 Hz, nhưng chú cá voi “cô đơn” này lại phát ra sóng tín hiệu ở tần số 52 Hz. Bởi thế, những chú cá voi khác không thể nghe được tín hiệu phát ra của chú cá voi này để có thể "trả lời" lại. Chính vì lẽ đó mà chú cá voi ở Bắc Thái Bình Dương được mệnh danh là chú cá voi “cô đơn” nhất thế giới.

Đội nghiên cứu của Tiến sĩ Watkins đã lập lưới và theo dõi cuộc phiêu lưu của chú cá voi này trên đại dương trong suốt mùa giao phối. Tuy nhiên, công việc đó vô cùng khó khăn. Vị tiến sĩ này đã qua đời vì căn bệnh ung thư khi vẫn chưa tìm ra con vật đặc biệt này. Tuy nhiên, những thế hệ nối tiếp tiến sĩ Watkins vẫn chưa hề bỏ cuộc truy tìm chú cá voi trên. Họ cho biết, tiếng kêu này thường vang lên khắp đại dương vào các mùa thu, đông. Nó đã trầm đi một chút có lẽ bởi vì nó đã “già” đi nhưng mọi người vẫn nhận ra âm thanh của nó.

Hiện, các nhà khoa học vẫn đang nỗ lực đi tìm chú cá voi đặc biệt này. Tất nhiên, vì con người quá nhỏ bé và thế giới thì vô cùng rộng lớn nên họ chưa tìm ra nó. Và cũng có thể, chú cá voi này không phải là sinh vật “cô đơn” duy nhất trên Trái đất.

Kỳ lạ cá voi sát thủ kiếm ăn nuôi con tật nguyền

Chú cá voi tật nguyền mất vây lưng và vây ngực phía bên phải nên không có khả năng săn mồi. Nó có thể đã chết nếu như không có sự giúp đỡ của các thành viên trong gia đình chia cho ít thức ăn.
 Chú cá voi tật nguyền mất vây lưng và vây ngực phía bên phải nên không có khả năng săn mồi. Nó có thể đã chết nếu như không có sự giúp đỡ của các thành viên trong gia đình chia cho ít thức ăn.

Nhiếp ảnh gia Rainer Schimpf chụp được hình các thành viên gia đình chăm sóc tử tế chú cá voi tật nguyền mà không bỏ rơi nó.
 Nhiếp ảnh gia Rainer Schimpf chụp được hình các thành viên gia đình chăm sóc tử tế chú cá voi tật nguyền mà không bỏ rơi nó.

Đây là một trong số rất ít trường hợp cá voi sát thủ tận tình chăm sóc đồng loại không có khả năng săn mồi. Nó thể hiện loài động vật ăn thịt kinh khủng này cũng có tình thương yêu, cảm thông, chia sẻ khó khăn với nhau.
 Đây là một trong số rất ít trường hợp cá voi sát thủ tận tình chăm sóc đồng loại không có khả năng săn mồi. Nó thể hiện loài động vật ăn thịt kinh khủng này cũng có tình thương yêu, cảm thông, chia sẻ khó khăn với nhau.

"Những thành viên trong gia đình cá voi chăm sóc con vật không có hai vây cho thấy động vật có vú này không chỉ là cỗ máy giết người tàn nhẫn mà cũng có tình cảm, biết quan tâm và chăm sóc cho các thành viên khuyết tật", nhiếp ảnh gia Schimpf cho hay.
 "Những thành viên trong gia đình cá voi chăm sóc con vật không có hai vây cho thấy động vật có vú này không chỉ là cỗ máy giết người tàn nhẫn mà cũng có tình cảm, biết quan tâm và chăm sóc cho các thành viên khuyết tật", nhiếp ảnh gia Schimpf cho hay.

Ông Schimpf chụp được ảnh con vật đặc biệt này khi theo dõi, quan sát 7 "cỗ máy giết người" cùng săn một con cá voi lưng xám Bryde dài 15m và trọng lượng khoảng 15 tấn.
 Ông Schimpf chụp được ảnh con vật đặc biệt này khi theo dõi, quan sát 7 "cỗ máy giết người" cùng săn một con cá voi lưng xám Bryde dài 15m và trọng lượng khoảng 15 tấn.

Chú cá voi tật nguyền này đo cùng các thành viên khác trong gia đình đứng ngoài xem quá trình săn mồi.
 Chú cá voi tật nguyền này đo cùng các thành viên khác trong gia đình đứng ngoài xem quá trình săn mồi.

Cá voi sát thủ là loài động vật săn mồi và giết các loài cá voi lớn hơn để ăn thịt.
 Cá voi sát thủ là loài động vật săn mồi và giết các loài cá voi lớn hơn để ăn thịt.

Đây là trường hợp cá voi sát thủ tật nguyền thứ hai được phát hiện kể từ năm 1996. Khi đó, các nhà nghiên cứu phát hiện một con thiếu mất đuôi và một phần của vây lưng. Họ cho rằng, nó bị như vậy là do vướng vào cánh quạt thuyền.
 Đây là trường hợp cá voi sát thủ tật nguyền thứ hai được phát hiện kể từ năm 1996. Khi đó, các nhà nghiên cứu phát hiện một con thiếu mất đuôi và một phần của vây lưng. Họ cho rằng, nó bị như vậy là do vướng vào cánh quạt thuyền.

Sau một thời gian dài người ta không nhìn thấy và cho rằng nó đã chết. Nhưng 7 năm sau, nó lại xuất hiện một lần nữa.
 Sau một thời gian dài người ta không nhìn thấy và cho rằng đã chết. Nhưng 7 năm sau, nó lại xuất hiện một lần nữa.

Con cá voi sát thủ tật nguyền đó được nhìn thấy lần cuối ở ngoài khơi bờ biển Queensland, Australia vào năm 2008.
 Con cá voi sát thủ tật nguyền đó được nhìn thấy lần cuối ở ngoài khơi bờ biển Queensland, Australia vào năm 2008.

Cận cảnh con hổ “ốm đói” kỳ dị nhất thế giới

Được thành lập vào năm 1912, vườn thú Surabaya nuôi giữ khoảng 350 loài động vật. Tuy nhiên, chỉ trong 2 tháng từ tháng 6 đến tháng 8/2010, vườn thú này đã có 20 loài động vật bị chết, trong đó có một con hổ Sumatra (một loài hổ quý hiếm).
Được thành lập vào năm 1912, vườn thú Surabaya nuôi giữ khoảng 350 loài động vật. Tuy nhiên, chỉ trong 2 tháng từ tháng 6 đến tháng 8/2010, vườn thú này đã có 20 loài động vật bị chết, trong đó có một con hổ Sumatra (một loài hổ quý hiếm).

Năm 2011, người ta phát hiện có tới khoảng 250 con vật chết ở thú Surabaya, một nhóm thú y vườn thú đã tìm thấy xác của chúng trong một túi nhựa lớn. Trong môi trường khắc nghiệt của sở thú này, nhiều loài động vật đang bị đe dọa tính mạng hoặc đang dần hấp hối.
 Năm 2011, người ta phát hiện có tới khoảng 250 con vật chết ở thú Surabaya, một nhóm thú y vườn thú đã tìm thấy xác của chúng trong một túi nhựa lớn. Trong môi trường khắc nghiệt của sở thú này, nhiều loài động vật đang bị đe dọa tính mạng hoặc đang dần hấp hối.

Con hổ cái giống Sumatra 15 tuổi có tên Melanie (Melani) cũng nằm trong số những con vật hết sức gầy gò ốm yếu trong sở thú này. Do ăn phải thực phẩm có chứa các chất hóa học, con hổ này đã bị rối loạn tiêu hóa, khiến trọng lượng của nó giảm từ 100 kg xuống còn 60 kg.
 Con hổ cái giống Sumatra 15 tuổi có tên Melanie (Melani) cũng nằm trong số những con vật hết sức gầy gò ốm yếu trong sở thú này. Do ăn phải thực phẩm có chứa các chất hóa học, con hổ này đã bị rối loạn tiêu hóa, khiến trọng lượng của nó giảm từ 100 kg xuống còn 60 kg.

Con hổ gầy gò Melanie, đang trong tình trạng nguy hiểm tới tính mạng và hiện, nó đã được gửi đi bệnh viện động vật Tây Java (Indonesia) để điều trị.
 Con hổ gầy gò Melanie, đang trong tình trạng nguy hiểm tới tính mạng và hiện, nó đã được gửi đi bệnh viện động vật Tây Java (Indonesia) để điều trị.

Mặt mũi con hổ trông phờ phạc vì ốm yếu.
 Mặt mũi con hổ trông phờ phạc vì ốm yếu.

Một con hổ khác cũng trong tình trạng "da bọc xương".
 Một con hổ khác cũng trong tình trạng "da bọc xương".

Trước tình trạng trên, chính quyền địa phương đã gửi một đội ngũ quản lý mới tới chăm sóc các loài động vật và cải thiện môi trường ở sở thú Surabaya.
 Trước tình trạng trên, chính quyền địa phương đã gửi một đội ngũ quản lý mới tới chăm sóc các loài động vật và cải thiện môi trường ở sở thú Surabaya.

Dường như chuồng của các con thú rất bẩn vì ít được dọn dẹp.
 Dường như chuồng của các con thú rất bẩn vì ít được dọn dẹp.

Khung cảnh vườn thú hiện khá xơ xác.
 Khung cảnh vườn thú hiện khá xơ xác.