Cuộc đời bi kịch của thiếu nữ bị bắt cưới kẻ cưỡng hiếp

(Kiến Thức) - Sự việc thiếu nữ 16 tuổi tự sát sau khi bị bắt lấy kẻ cưỡng hiếp cô từng gây rúng động đất nước Ma-rốc nhiều năm về trước.

Vào năm 2012, Amina El Filali, khi đó 16 tuổi đến từ Larache, Ma-rốc, đã bị Mustafa Feffaq, người đàn ông hơn cô 10 tuổi, cưỡng hiếp.
Theo Điều 475 của bộ luật hình sự Ma-rốc, kẻ hiếp dâm được tránh bị truy tố bằng cách kết hôn với nạn nhân.
"Mustafa Feffaq bị bắt giam. Gia đình của kẻ hiếp dâm sau đó đã thương lượng với gia đình nạn nhân và đề nghị cả hai kết hôn. Đây là điều phổ biến ở Ma-rốc. Khi một vụ hiếp dâm xảy ra, kẻ cưỡng hiếp có thể lựa chọn - kết hôn với nạn nhân hoặc ngồi tù", một thành viên thuộc Hiệp hội Nhân quyền Ma-rốc cho biết.
Cuoc doi bi kich cua thieu nu bi bat cuoi ke cuong hiep
Hamida, chị gái của Amina, tham gia cuộc biểu tình bên ngoài tòa án. Ảnh: Getty.
Theo lời cha của Amina, ông buộc phải cho con gái kết hôn với Mustafa Feffaq vì không dám thách thức pháp luật. Amina tiếp tục chuỗi ngày đau đớn và tủi nhục ở nhà chồng. Cô thậm chí bị đánh đập và bỏ đói.
Ngày 10/3/2012, Amina đã tự tử bằng cách uống thuốc chuột để tự giải thoát khỏi những tháng ngày đau khổ.

Mời độc giả xem thêm video: Ấn Độ hạ độ tuổi truy cứu trách nhiệm hình sự với tội hiếp dâm (Nguồn video: VTV)

Vụ tự sát của Amina ngay lập tức làm thổi bùng sự phẫn nộ của dư luận trong nước và quốc tế. Mọi người đã chia sẻ câu chuyện và sự phẫn nộ của họ trên mạng xã hội.
Sau sự việc, nhiều người bày tỏ mong muốn luật pháp Ma-rốc được thay đổi. Các nhóm nhân quyền địa phương kêu gọi bãi bỏ Điều 475 của bộ luật hình sự Ma-rốc.
Hai năm sau vụ tự sát của Amina, Quốc hội Ma-rốc quyết định sửa đổi Điều 475 và cuối cùng điều luật được chỉnh sửa vào năm 2014.

Đột nhập khu vực Nagorno-Karabakh sau ngừng bắn giữa Azerbaijan và Armenia

(Kiến Thức) - Hãng Reuters đăng tải loạt ảnh chụp bên trong khu vực Nagorno-Karabakh những ngày sau khi Azerbaijan và Armenia đạt được thỏa thuận ngừng bắn hôm 10/10.

Dot nhap khu vuc Nagorno-Karabakh sau ngung ban giua Azerbaijan va Armenia
 Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết, sau 10 giờ đàm phán 3 bên ở Moscow, Azerbaijan và Armenia đã nhất trí ngừng bắn ở Nagorno-Karabakh, bắt đầu từ 12 giờ trưa ngày 10/10. (Nguồn ảnh: Reuters) 

Dot nhap khu vuc Nagorno-Karabakh sau ngung ban giua Azerbaijan va Armenia-Hinh-2
“Lệnh ngừng bắn đã được thông báo, bắt đầu từ ngày 10/10/2020, vì các mục đích nhân đạo như trao đổi tù nhân chiến tranh và những người bị giam giữ khác, cũng như thi thể những người đã thiệt mạng, các hoạt động sẽ được thực hiện phù hợp với các tiêu chí của Ủy ban Chữ thập Đỏ Quốc tế”, tuyên bố cho biết. 

Dot nhap khu vuc Nagorno-Karabakh sau ngung ban giua Azerbaijan va Armenia-Hinh-3
 Tuy nhiên, sau khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực, lực lượng Armenia và Azerbaijan tiếp tục cáo buộc nhau tiến hành các cuộc tấn công mới.

Dot nhap khu vuc Nagorno-Karabakh sau ngung ban giua Azerbaijan va Armenia-Hinh-4
 "Các lực lượng vũ trang Armenia đã không tuân thủ thỏa thuận ngừng bắn nhân đạo. Họ liên tục tìm cách tấn công các vị trí của Quân đội Azerbaijan", Bộ Quốc phòng Azerbaijan tuyên bố. Trong khi đó, phía Armenia cáo buộc Azerbaijan "đang nã pháo mạnh vào phòng tuyến phía nam".

Dot nhap khu vuc Nagorno-Karabakh sau ngung ban giua Azerbaijan va Armenia-Hinh-5
 Trước tình hình trên, ngày 12/10, Nga kêu gọi Armenia và Azerbaijan giám sát tức thì lệnh ngừng bắn tại khu vực Nagorno-Karabakh.
Dot nhap khu vuc Nagorno-Karabakh sau ngung ban giua Azerbaijan va Armenia-Hinh-6
 "Chúng tôi hy vọng những quyết định đã được chấp thuận sẽ được hai phía giám sát chặt chẽ", Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov nói.

Dot nhap khu vuc Nagorno-Karabakh sau ngung ban giua Azerbaijan va Armenia-Hinh-7
Một tên lửa chưa nổ rơi xuống vùng ngoại ô Stepanakert, thủ phủ của vùng Nagorno-Karabakh, ngày 12/10. 

Dot nhap khu vuc Nagorno-Karabakh sau ngung ban giua Azerbaijan va Armenia-Hinh-8
 Các phóng viên của một hãng phát thanh địa phương làm việc trong tầng hầm ở vùng Nagorno-Karabakh trong bối cảnh các cuộc giao tranh giữa Azerbaijan và Armenia vẫn tiếp diễn. 

Dot nhap khu vuc Nagorno-Karabakh sau ngung ban giua Azerbaijan va Armenia-Hinh-9
 Người phụ nữ ở trong tầng hầm của một tòa nhà được sử dụng làm nơi tránh bom ở vùng Nagorno-Karabakh ngày 13/10.

Dot nhap khu vuc Nagorno-Karabakh sau ngung ban giua Azerbaijan va Armenia-Hinh-10
 Chiếc ô tô bị hư hại tại Stepanakert sau các cuộc giao tranh.

Mời độc giả xem thêm video về cuộc giao tranh giữa Azerbaijan và Armenia (Nguồn video: Daily Mail)

Thủ đô “sặc sỡ” nhất thế giới có gì đặc biệt?

(Kiến Thức) - Thủ đô Tirana của đất nước Albania gây ấn tượng với những tòa nhà đủ màu sắc như cam, hồng, đỏ,...rực rỡ và sống động.

Thu do “sac so” nhat the gioi co gi dac biet?
 Theo ATI, trước khi được tái thiết, nhiều tòa nhà của thủ đô Tirana trong tình trạng xuống cấp. Chiến dịch xây dựng lại thành phố này được khởi động dưới thời Thị trưởng Tirana, ông Edi Rama. (Nguồn ảnh: ATI)

Thu do “sac so” nhat the gioi co gi dac biet?-Hinh-2
 Edi Rama, vốn là một nghệ sĩ, đã tìm đến nghệ thuật để giúp trẻ hóa thành phố. Ông muốn sơn các tòa nhà trong thành phố với đủ màu sắc sống động để "làm sống lại hy vọng đã mất trong thành phố của chúng tôi".

Thu do “sac so” nhat the gioi co gi dac biet?-Hinh-3
Sau khi tòa nhà đầu tiên được sơn xong, rất đông người dân hiếu kỳ tụ tập xem. 

Thu do “sac so” nhat the gioi co gi dac biet?-Hinh-4
 Tuy nhiên, các quan chức Liên minh Châu Âu (EU), những người kiểm soát nguồn vốn cho việc xây dựng lại Tirana, đã phản đối dự án của ông Rama. Họ không đồng ý việc sơn các tòa nhà màu sắc sặc sỡ vì cho rằng điều đó không đáp ứng các tiêu chuẩn của EU. Nhưng Rama từ chối thỏa hiệp, ngay cả khi những quan chức EU dọa sẽ phong tỏa quỹ của thành phố.

Thu do “sac so” nhat the gioi co gi dac biet?-Hinh-5
 "Chiến dịch" hồi sinh thủ đô Albania thông qua nghệ thuật kiến trúc tiếp tục diễn ra. 

Thu do “sac so” nhat the gioi co gi dac biet?-Hinh-6
 Có thể nói, sắc màu của những ngôi nhà không chỉ thay đổi diện mạo thủ đô mà còn cả tinh thần của người dân.

Thu do “sac so” nhat the gioi co gi dac biet?-Hinh-7
Thị trưởng Rama nói: “Khi những tòa nhà đầy màu sắc hiện lên ở khắp mọi nơi, tâm trạng và tinh thần của mọi người cũng thay đổi. Cái đẹp mang lại cho mọi người cảm giác được bảo vệ". 

Thu do “sac so” nhat the gioi co gi dac biet?-Hinh-8
 Mặc dù các tòa nhà được sơn màu hầu như không ảnh hưởng đến nền kinh tế đất nước, nhưng chúng đã thắp lên hy vọng về sự thịnh vượng.

Thu do “sac so” nhat the gioi co gi dac biet?-Hinh-9
 Ông Rama sau đó được bầu làm Thủ tướng Albania vào năm 2013 và giữ chức vụ này từ đó.

Thu do “sac so” nhat the gioi co gi dac biet?-Hinh-10
Thủ đô Tirana gây ấn tượng bởi những tòa nhà đầy sắc màu.  

Thu do “sac so” nhat the gioi co gi dac biet?-Hinh-11
Tirana là thủ đô và thành phố lớn nhất của Albania cũng như trung tâm văn hóa, kinh tế và chính trị của đất nước. 

Thu do “sac so” nhat the gioi co gi dac biet?-Hinh-12
 Tirana là một trong những thành phố lớn nhất bán đảo Balkan.

Thu do “sac so” nhat the gioi co gi dac biet?-Hinh-13
Đây cũng là vùng đô thị lớn nhất Albania. Hầu như tất cả các công ty lớn, các nhà máy và cơ quan nghiên cứu khoa học đều đặt trụ sở tại thành phố này.