Cuộc chiến Trung Nguyên: Ông Vũ "phản đòn", tố ngược bà Thảo gửi tài liệu giả

(Kiến Thức) - Phía ông Đặng Lê Nguyên Vũ cho rằng bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã có những hành vi "vu cáo, bịa đặt thông tin sai sự thật, phá hoại" trong thông cáo mới phát đi ngày 11/7. Điều này khiếu mâu thuẫn giữa đôi vợ chồng này được đẩy lên một tầm cao mới.

Trong thông cáo báo chí phát đi ngày 11/7, Trung Nguyên Legend cho biết, ngày 30/6/2019, Công ty Trung Nguyên nhận được đơn khiếu nại của bà Lê Hoàng Diệp Thảo về việc khiếu nại Công văn số 56/TA-KT ngày 28/06/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương về việc trả lời đơn kiến nghị chuyển hồ sơ sang Cơ quan Điều tra - Công an tỉnh Bình Dương về hành vi Công ty Trung Nguyên làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan tổ chức.
Thông cáo báo chí dài 5 trang phát đi dành phần lớn để tố cáo bà Thảo có hành vi "vu khống", "bịa đặt thông tin sai sự thật" về việc Công ty Trung Nguyên giả mạo hồ sơ, tài liệu.
Cuoc chien Trung Nguyen: Ong Vu
 Ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo. Ảnh: Internet. 
Phía Trung Nguyên cho rằng bà Thảo chính là người cung cấp hồ sơ, tài liệu có dấu vết cắt ghép theo Kết luận giám định số 14/C09-P05 và Công văn số 14A/C09-P5 ngày 30/10/2019 của Viện Khoa học hình sự (KHHS), Bộ Công an.
Căn cứ nội dung Kết luận giám định số 14/C09-P5 và Công văn số 14A/C09-P5 của Viện KHHS, tài liệu có dấu vết cắt ghép (ký hiệu A3-2) là tài liệu do Sở KH&ĐT tỉnh Bình Dương cung cấp cho Tòa án. Phía Trung Nguyên của ông Đặng Lê Nguyên Vũ cho rằng tài liệu này do chính bà Thảo cung cấp cho Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở KH&ĐT tỉnh Bình Dương.

Video: Vợ chồng vua cà phê Trung Nguyên. Nguồn: VTV24.

Cụ thể, căn cứ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của Công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên được lưu giữ tại Sở KH-ĐT tỉnh Bình Dương qua 8 lần thay đổi đều do bà Lê Hoàng Diệp Thảo - người đại diện trước đây của Công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên ủy quyền cho ông Nguyễn Văn Toản đi nộp hồ sơ. Trung Nguyên cho rằng, việc bà Thảo yêu cầu giám định các hồ sơ do chính bà Thảo nộp cho Sở KH-ĐT tỉnh Bình Dương là nhằm kéo dài thời gian giải quyết vụ án để chiếm giữ trái phép Chi nhánh công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên tại Bắc Giang.
Đáng chú ý, phía Trung Nguyên còn nhắc lại vụ việc bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã từng giả mạo chữ ký của ông Đặng Lê Nguyên Vũ để chuyển nhượng bất hợp pháp toàn bộ tài sản (7,5 triệu cổ phần) của Công ty Trung Nguyên Singapore PTE.LTD sang cho cá nhân mình làm chủ sở hữu với chỉ 1 SGD (một đô la Singapore). Vụ án đã được Tòa án tối cao Singapore thụ lý giải quyết trên cơ sở kết luận giám định chữ ký giả mạo ngày 7/4/2016.
Tập đoàn Trung Nguyên cũng đưa các dẫn chứng để chứng minh ông Đặng Lê Nguyên Vũ chính là người sáng lập và xây dựng Tập đoàn Trung Nguyên từ ngày khởi nghiệp năm 1996 đến nay.
Trước đó, phiên họp tại TAND tỉnh Bình Dương ngày 3/7 vừa qua, luật sư bảo vệ quyền lợi cho bà Thảo đã đề nghị chủ tọa tạm đình chỉ vụ việc, chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để làm rõ hành vi làm giả giấy tờ.
Trái lại, luật sư bảo vệ quyền lợi cho ông Vũ cho rằng, các đề nghị bà Thảo đưa ra không phù hợp và đề nghị chủ tọa không yêu cầu hoãn phiên họp: "Đó là phương cách để tiếp tục kéo dài thời gian xem xét vụ việc, không thể chấp nhận".

Bà Diệp Thảo nói về vụ "trốn" thi hành án: "Họ bôi nhọ, hủy hoại danh dự tôi"

(Kiến Thức) - Trên trang Facebook cá nhân, bà Lê Hoàng Diệp Thảo cho biết không hề giữ con dấu, giấy đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế của Công ty Cổ phần Đầu tư Trung Nguyên. Bà cho rằng bản chất của sự việc là nhằm bôi nhọ uy tín của mình. 

Lý do bà Lê Hoàng Diệp Thảo đề nghị xem lại bản án ly hôn

Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khóa XIV cho biết đã có văn bản đề nghị TAND Cấp cao, VKSND Cấp cao tại TP.HCM xem xét, giải quyết theo thẩm quyền, bảo đảm đúng quy định pháp luật về vụ ly hôn của bà Lê Hoàng Diệp Thảo.

Ngày 22.5, tin từ Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khóa XIV cho biết đã nhận được đơn của bà Lê Hoàng Diệp Thảo (sinh năm 1973), nguyên đơn trong vụ án ly hôn với bị đơn là ông Đặng Lê Nguyên Vũ (sinh năm 1971, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên) khiếu nại và đề nghị các cơ quan chức năng xem xét lại bản án hôm nhân gia đình sơ thẩm số 291/2019 của Tòa án nhân dân TP.HCM vì lý do có “vi phạm pháp luật nghiêm trọng”.

4 ngân hàng vào top những nơi làm việc tốt nhất châu Á

(Kiến Thức) -HDBank, ACB, SHB và VPBank góp mặt trong danh sách môi trường làm việc tốt nhất châu Á, công bố trong giải thưởng HR Asia Awards 2019.

Tối 10/7, tổ chức HR Asia công bố danh sách "Nơi làm việc tốt nhất châu Á" trong lễ trao giải HR Asia Awards 2019. Giải thưởng tổ chức bình chọn thường niên tại UAE, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Indonesia, Malaysia, Philippines, Việt Nam...
4 ngan hang vao top nhung noi lam viec tot nhat chau A
 
Danh hiệu trao cho các doanh nghiệp có chính sách, chế độ đãi ngộ nhân sự hấp dẫn, môi trường làm việc và thường xuyên tổ chức các hoạt động nội bộ sôi nổi nhằm gắn kết nhân viên. Năm 2019, tổ chức HR Asia sử dụng mô hình đánh giá tổng thể để khảo sát mức độ hài lòng của người lao động đối với nơi làm việc của họ, dựa trên 3 yếu tố Core (cấu trúc nhân sự), Self (cá nhân) và Group (tập thể).
Hàng trăm doanh nghiệp Việt Nam thuộc các lĩnh vực đã đăng ký dự giải, trong đó có 50 đơn vị được vinh danh. Lĩnh vực ngân hàng góp mặt bốn đại diện từ Việt Nam, bao gồm HDBank, ACB, VPBank và SHB. Ngoài ra danh sách còn có tên hai ngân hàng quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam là Shinhan Bank (Hàn Quốc) và Standard Chartered (Anh).
4 ngan hang vao top nhung noi lam viec tot nhat chau A-Hinh-2
 
Đây là năm thứ hai liên tiếp HDBank nhận đánh giá cao tại giải thưởng châu lục này. Đặc biệt, HDBank ngân hàng xuất sắc đạt điểm cao hơn bình quân ngành ở cả ba hạng mục. Cụ thể, điểm Core của ngân hàng là 4,55 so với bình quân 3,77 điểm. Self đạt 4,61 so với 4,06 điểm bình quân. Điểm Group 4,66 cũng cao hơn mức trung bình 4,13 của thị trường.
Theo kết quả khảo sát của HR Asia, ở hạng mục cá nhân, nhân viên HDBank bày tỏ mức độ hài lòng và mong muốn gắn bó lâu dài với ngân hàng khi được đánh giá đúng về chuyên môn, tôn trọng ý kiến cá nhân, đào tạo bài bản và nâng cao, tham gia những hoạt động nội bộ năng động. Ngoài ra, sự thành công của môi trường làm việc HDBank còn thể hiện rõ qua tinh thần sẵn sàng hỗ trợ đồng nghiệp, tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau, tự tin thể hiện suy nghĩ, quan điểm riêng, theo công bố của HR Asia.
Tính đến 31/3, HDBank có 6.041 cán bộ nhân viên làm việc trên khắp Việt Nam. Tỷ lệ nhân viên thâm niên trên 5 năm đạt 34%. Nhiều năm qua, HDBank chú trọng chất lượng môi trường làm việc, tạo điểm tựa cho người lao động về phúc lợi và lộ trình nghề nghiệp.
4 ngan hang vao top nhung noi lam viec tot nhat chau A-Hinh-3
 
Đại diện HDBank cho biết người lao động được đảm bảo thu nhập ổn định, ngân hàng khuyến khích mọi cá nhân gia tăng năng suất và hiệu quả hoàn thành công việc. Bên cạnh đó, các phúc lợi như cho vay tín chấp, chăm sóc cá nhân với bảo hiểm sức khỏe, chăm sóc sức khỏe y tế qua chương trình liên kết khám chữa bệnh các bệnh viện uy tín cũng được bộ phận nhân sự HDBank chú trọng.