Cuộc chiến tại Yemen: Không bên nào chịu lùi bước

(Kiến Thức) - Một chuyên gia của Đại học Exeter nhận định, trong cuộc chiến Yemen, tất cả các bên đều sẽ bị tổn thất hơn nữa bởi vì không bên nào chịu lùi bước.

Một năm sau khi phe nổi dậy Houthi bắt đầu "cải cách" Yemen, đất nước này rơi vào những cuộc xung đột đẫm máu kéo dài, khiến hàng nghìn người thiệt mạng và hàng triệu người sống trong cảnh nghèo đói.
Ban đầu, các cuộc biểu tình chống chính phủ của lực lượng nổi dậy Houthi vào mùa hè năm 2014 - sau tình trạng tăng giá nhiên liệu - diễn ra hòa bình và nhóm này cho biết họ không có ý định lật đổ chỉnh phủ Yemen bằng vũ lực.
Ngày 18/8/2014, hàng chục nghìn người tuần hành qua những con đường ở thủ đô Sanaa và khẳng định tiếp tục biểu tình cho tới khi nước này thay đổi chính phủ.
Cuoc chien tai Yemen: Khong ben nao chiu lui buoc
 Yemen đã rơi vào cuộc khủng hoảng nhân đạo trầm trọng. (Ảnh Reuters)
Một năm sau, quân Houthi vẫn nắm quyền kiểm soát thủ đô Sanaa sau khi cướp chính quyền và buộc Tổng thống Yemen Abd-Rabbu Mansour Hadi cùng những quan chức chủ chốt khác phải lưu vong. Trước tình hình trên, liên quân Ả-rập do Ả-rập Xê-út tham chiến, chống quân nổi dậy Houthi và gần đây, liên quân Ả-rập đã giành lại thành phố cảng Aden. Tuy nhiên, quốc gia này đang rơi vào một cuộc khủng hoảng nhân đạo trầm trọng.
Theo ông April Longley Alley, một chuyên gia phân tích cấp cao, các chiến binh Houthi ban đầu lôi kéo được sự ủng hộ “ngoài sức tưởng tượng” bằng cách sử dụng một nền tảng chủ nghĩa dân túy, chống tham nhũng.
Lãnh đạo của phe Houthi, Abdel-Malik al-Houthi, khuyến khích những người ủng hộ cắm trại bên ngoài các khu vực trọng điểm của nước này để kêu gọi lãnh đạo chính phủ từ chức và thực hiện những cải cách khác, bao gồm giảm giá nhiên liệu. Các chiến binh Houthi – những người đã gây được sự ảnh hưởng của họ ở miền bắc Yemen trong những năm qua - đã lợi dụng tư tưởng chống chính phủ Yemen để giành chính quyền.
Ngay cả sau khi phe nổi dậy Houthi chiếm thủ đô Sanaa, thay thế chính phủ Yemen bằng Ủy ban Cách mạng, quốc gia Trung Đông này chưa bị rơi vào một cuộc chiến lớn hơn. Tuy nhiên, các nhà phân tích nhận định, bước ngoặt là khi các chiến binh Houthi bắt đầu loại bỏ những lực lượng chính trị khác và tiến vào các khu vực của người Sunni như Taiz, Mareb và miền nam.
“Sau khi phe Houthi đã chiếm được Sanaa, đặc biệt là khi đơn phương thay thế chính phủ bằng một Hội đồng cách mạng vào tháng 2/1015, họ bắt đầu đối mặt với cơn sóng lớn. Họ đã đánh giá quá cao về sức mạnh của mình trong khi đánh giá thấp sự cần thiết của việc giữ lại các quan chức trong chính phủ Yemen”, ông Alley cho biết.
Sự lộng hành của lực lượng Houthi cùng mối quan hệ với Iran – mặc dù tổ chức này bác bỏ rằng họ nhận tài trợ và vũ khí từ Iran – gây phản ứng mạnh mẽ ở một số khu vực tại Yemen.
“Ngay từ đầu, chiến dịch này chắc chắn kết thúc trong thảm họa, bởi lực lượng Houthi liên minh với Iran sẽ bị các tổ chức lớn hơn trong và ngoài nước phản đối”, Day cho biết.
Fernando Carvajal – một chuyên gia Yemen tại Đại học Exeter – nhận định Tổng thống Hadi cũng có lỗi vì không ngăn chặn được các chiến binh Houthi mở rộng hoạt động ngay từ những ngày đầu của cuộc nổi dậy.
Tổng thống Hadi từng nhiều lần nói rằng, ông không thể thực thi quyền hạn của mình bởi sự can thiệp của người tiền nhiệm Saleh. Ông Saleh đã cai trị Yemen trong ba thập kỷ trước khi rời chính trường vào năm 2012 sau một cuộc biểu tình phản đối trên toàn quốc.
Những người chỉ trích Saleh, trong đó có Hadi, cáo buộc ông này xúi bẩy cuộc nổi dậy của quân Houthi nhằm khôi phục quyền lực.
“Saleh và đảng của ông ấy chắc chắn đóng một vai trò trong 'đường đi nước bước' của phong trào Houthi. Những người ủng hộ Saleh, cả trong đảng GPC và quân đội, đóng vai trò chủ chốt giúp phe Houthi giành quyền kiểm soát khu vực phía bắc và thủ đô Sanaa vào tháng 9/2014”.
Giới phân tích cho rằng lực lượng Houthi không thể chiến thắng, nếu không có sự hỗ trợ của cựu Tổng thống Saleh.
Liên Hợp Quốc đã áp đặt lệnh trừng phạt cựu Tổng thống Saleh năm ngoái, sau khi hội đồng chuyên gia kết luận rằng ông này đang “lợi dụng” phe Houthi để phá hỏng tiến trình chính trị. Ông Saleh thừa nhận việc hợp tác với quân nổi dậy Houthi vào tháng 5/2015 khi liên quân Ả-rập ném bom vào tư dinh của ông ở thủ đô Sanaa.
Tuy nhiên, sự mâu thuẫn xuất hiện trong liên quân Ả-rập hồi đầu năm 2015 khi các chiến binh Houthi mở rộng quyền lực và cựu Tổng thống Saleh mất đi ảnh hưởng đối với quân đội Yemen, Alley nói. Mặc dù vậy, chiến dịch không kích do Ả-rập Xê-út dẫn đầu đã đưa hai nhóm hợp tác “chống lại một kẻ thù chung”.
Mặc dù các lực lượng chống Houthi gần đây đã đánh bật các chiến binh nổi dậy ra khỏi nhiều tỉnh ở miền nam và buộc họ phải rút lui về các thành trì trước đó ở miền bắc, lực lượng Houthi dường như không có ý định từ bỏ.
Hiện, lực lượng Houthi đang rút lui nhưng vẫn tham gia vào giai đoạn chuyển tiếp sắp tới. Không bên nào chịu lùi bước, và vì vậy, cuộc chiến sinh tử này sẽ gây tổn hại hơn nữa cho tất cả các bên.

10 nghìn lính liên quân Ả-rập đổ vào Yemen

(Kiến Thức) - Liên minh Ả-rập vừa triển khai 10 nghìn binh sĩ tới Yemen, một động thái thể hiện sự quyết tâm đánh bại phe Houthi.

Kênh tin tức Al Jazeera của Qatar ngày 8/9 đưa tin, liên minh Ả-rập do Ả-rập Xê-út dẫn đầu vừa triển khai 10 nghìn binh sĩ tới Yemen.
Động thái trên diễn ra sau khi hàng chục binh sĩ của Liên minh Ả-rập thiệt mạng trong một cuộc tấn công tên lửa do lực lượng Houthi tiến hành.

Liên minh Ả rập Xê-út bị tố thả bom chùm ở Yemen

(Kiến Thức) - Cơ quan Quan sát Nhân quyền (HRW) ngày 3/5 cáo buộc liên quân quốc tế thả bom chùm trong các cuộc không kích chống nhóm nổi dậy Houthi ở Yemen.

HRW đã công bố một đoạn video và các bức ảnh được cho là ghi lại hình ảnh  sử dụng bom chùm trong các cuộc tấn công vào thành trì của Houthi ở tỉnh Saada (Yemen) nằm ở khu vực biên giới với Ả rập Xê-út. Video cho thấy các vật thể lạ rơi từ trên trời xuống vào ngày 17/4.
Lien minh A rap Xe-ut bi to tha bom chum o Yemen
 Một phần của quả bom chùm CBU-105 rơi tại khu vực al-Amar của al-Safraa, Saada, Yemen ngày 17/4.

Thú chơi “ngông” của những người giàu Trung Quốc

(Kiến thức) - Với khối tài sản kếch xù, những người giàu Trung Quốc không tiếc bỏ ra một số tiền khổng lồ để thỏa mãn sở thích của mình.

Thu choi “ngong” cua nhung nguoi giau Trung Quoc
Xing Libin – Chủ tịch Công ty khai thác mỏ than Sơn Tây – đã chi 11 triệu USD để tổ chức đám cưới hoành tráng cho con gái, bao gồm ba máy bay tư nhân chở khách, nơi ở tại các khách sạn sang trọng như Marriot, Ritz và Hilton cùng của hồi môn gồm 6 chiếc Ferrari.

Thu choi “ngong” cua nhung nguoi giau Trung Quoc-Hinh-2
Sưu tập đồ cổ là một trong những sở thích của người giàu Trung Quốc. Một trong những người giàu nhất nước này, Liu Yiquan, đã bỏ ra hơn 35 triệu USD để mua một chiếc bát cổ 500 tuổi.

Thu choi “ngong” cua nhung nguoi giau Trung Quoc-Hinh-3
Hongqi L5 được cho là chiếc ô tô đắt nhất do Trung Quốc sản xuất. Nó được trưng bày tại Triển lãm Ô tô Trung Quốc 2014 và một doanh nhân Trung Quốc đã mua chiếc xe sang trọng này với giá 800 nghìn USD. 

Thu choi “ngong” cua nhung nguoi giau Trung Quoc-Hinh-4
Một tỷ phú Trung Quốc đã bỏ tiền mua một căn hộ trên tầng thứ 100 ở tòa nhà sẽ trở thành công trình cao nhất Australia. Dự kiến, tòa nhà này sẽ hoàn thành vào năm 2019. Một căn hộ tốt nhất đã được đặt chỗ với giá 25 triệu USD. 

Thu choi “ngong” cua nhung nguoi giau Trung Quoc-Hinh-5
Vancouver dường như là một trong những thành phố nổi tiếng nhất thế giới. Một nhà giàu Trung Quốc đã bỏ ra 52 triệu USD để mua một căn biệt thự ở thành phố này. Garage của căn biệt thự có thể chứa tới 10 chiếc ô tô. 

Thu choi “ngong” cua nhung nguoi giau Trung Quoc-Hinh-6
Một đại gia bất động sản ở Trung Quốc đã bỏ ra gần hai triệu USD (khoảng 40 tỷ đồng) để mua một chú chó ngao Tây Tạng (bên trái).

Thu choi “ngong” cua nhung nguoi giau Trung Quoc-Hinh-7
Một doanh nhân Trung Quốc đã bỏ ra 2 tỷ USD để mua khách sạn đắt giá nhất thế giới là Waldorf Astoria ở New York (Mỹ). Khoản tiền đặt cọc của thương vụ này đã lên đến 100 triệu USD.

Thu choi “ngong” cua nhung nguoi giau Trung Quoc-Hinh-8
Liu Yiquan tiếp tục chứng tỏ “thú chơi ngông” của mình khi bỏ hơn 45 triệu USD để mua một tấm thảm lụa cổ quý giá.

Thu choi “ngong” cua nhung nguoi giau Trung Quoc-Hinh-9
Cây đàn Piano Steinway mạ vàng này có giá 1,2 triệu bảng Anh xuất hiện trong một gia đình ở Trung Quốc.

Thu choi “ngong” cua nhung nguoi giau Trung Quoc-Hinh-10
Wang Sicong, 27 tuổi, là con trai của một trong những người giàu có nhất Trung Quốc. Wang đã mua hai chiếc đồng hồ bằng vàng đeo vào chân chú chó cưng có tên Keke. Mỗi chiếc đồng hồ này trị giá tới 20 nghìn USD.