Cuộc chiến Syria sẽ kết thúc bằng giải pháp quân sự?

(Kiến Thức) - Cuộc chiến Syria sẽ kết thúc bằng giải pháp quân sự, còn hoà đàm tại Geneva chỉ là kế nghi binh.

Trận Aleppo đang diễn ra từ một tuần nay mới là bước ngoặt. Chiếm lại được thành phố quan trọng này, cắt đường tiếp tế của phe nổi dậy được phương Tây hậu thuẫn sẽ là một chiến thắng quyết định của Nga trong cuộc chiến Syria.
Cuoc chien Syria se ket thuc bang giai phap quan su?
Máy bay chiến đấu Su-25 của Nga.
Trong bài xã luận “Bài học cay đắng Aleppo”, nhật báo Le Monde phân tích rằng tiến đánh Aleppo, Nga làm một công hai việc: bao vây chốt chiến lược cuối cùng của phe nổi dậy, chặn đường tiếp tế từ Thổ Nhĩ Kỳ và tạo thêm gánh nặng cho kẻ thù muốn lật đổ chế độ Bashar al-Assad.
Vào thời điểm tình hình chiến sự Syria chuyển đổi theo chiều hướng thuận lợi cho chính phủ ở Damascus, nhật báo độc lập Le Monde của Pháp đưa ra ba nhận xét.
Thứ nhất là về quân sự, Moscow đánh cược vào chiến thắng của quân đội Syria, được tái trang bị dồi dào và được chiến binh Iran, dân quân Hezbollah yểm trợ trên chiến địa, phối hợp với không quân, đẩy lui các lực lượng nổi dậy từ Quân đội Syria Tự do (FSA) đến Mặt trận al-Nusra để mở rộng và kiểm soát các vùng lãnh thổ chiến lược.
Nhận xét thứ hai là xem ai thua ai thắng trong giải pháp quân sự này. Cho đến nay, chính phủ Syria giành được thế thượng phong. Sau đó là người Kurd củng cố được một vùng lãnh thổ rộng lớn sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Về phần phiến quân IS - lực lượng thánh chiến vũ trang mạnh nhất - vẫn chưa bị Nga thực sự tấn công triệt hạ. Bên thua cuộc, theo Le Monde, là Ả-rập Xê-ú và Thổ Nhĩ Kỳ, hai nước bảo trợ trực tiếp cho cuộc nổi dậy vũ trang ở Syria và đánh cược vào sự sụp đổ của chế độ Assad.
Nhận xét cuối cùng dành cho Mỹ. Siêu cường số 1 thế giới vắng mặt và im lặng một cách đáng ngại trước diễn biến tình hình đi ngược lại những gì Washington đòi hỏi: hoà đàm và giải pháp chính trị. Câu hỏi đặt ra là phải chăng chính quyền Mỹ bị Tổng thống Nga Vladimir Putin ru ngủ ? Hay là Washington thụ động nhường cho Moscow kiểm soát Syria?

Nga không kích ở Syria: Thế giới không còn như trước

(Kiến Thức) - Chiến dịch không kích ở Syria chứng tỏ Nga sử dụng thành công sức mạnh quân sự ở xa ngoài biên giới và khiến cho thế giới không còn như trước.

Theo yêu cầu của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, trong thời 90 ngày đêm (kể từ ngày 30/9/2015),  Không quân Nga đã thực hiện hơn 5.000 phi vụ, phá hủy gần 4.000 mục tiêu của những kẻ khủng bố. Trong cùng thời gian, quân đội chính phủ Syria đã liên tục mở cuộc tiến công ở khắp Syria, còn IS không dành được thắng lợi nào trên mặt đất.
Nga khong kich o Syria: The gioi khong con nhu truoc
 
Lần đầu tiên trong thế kỷ 21, quân đội Nga đã sử dụng hiệu quả các loại vũ khí chính xác cao, tên lửa hành trình chiến lược và ném bom tầm xa, tình báo vũ trụ. Ngoài ra, Nga còn huy động hải quân tham gia chiến dịch và giúp đỡ Damascus bằng các hợp đồng vũ khí. Vào giữa tháng 12/2015, quân đội chính phủ Syria đã nhận được lô xe tăng hiện đại hóa T-90 trang bị khí tài kính ngắm hồng ngoại và ảnh nhiệt góp phần nâng cao hiệu quả chiến đấu.

Thổ Nhĩ Kỳ muốn kích động xung đột quân sự Nga-NATO?

(Kiến Thức) - Ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị xâm lược Syria và kích động xung đột quân sự  Nga- NATO.

Đó là nhận định của nhà báo Thổ Nhĩ Kỳ Erman Cete và chuyên gia Daniel McAdams của Viện Paul Ron. Hai nhà phân tích trên nói với Đài Sputnik: “Chúng tôi chờ đợi một sự leo thang quân sự ở Syria”.
Tho Nhi Ky muon kich dong xung dot quan su Nga-NATO?
Thổ Nhĩ Kỳ điều động binh lực áp sát biên giới Syria. 
Hôm Thứ Năm (4/2), Bộ Quốc phòng Nga thông báo rằng bộ này có bằng chứng cho thấy Ankara có kế hoạch phát động một cuộc xâm lược Syria. Điều này xuất phát từ việc cuộc hòa đàm Syria ở Geneva bị đổ vỡ và Thổ Nhĩ Kỳ cùng phương Tây đổ lỗi cho Nga.

Mỹ quay lại chính sách "vũ lực" với Nga

(Kiến Thức) - Sau những nỗ lực bất thành nhằm gây áp lực kinh tế và cô lập Moscow về chính trị, Mỹ quay lại chính sách vũ lực với Nga ở Đông Âu.

Mỹ quay lại chính sách vũ lực với Nga ở Đông Âu là nhận định của bình luận viên Alexander Khrolenko của hãng truyền thông quốc tế "Nước Nga ngày nay".
My quay lai chinh sach
Mỹ sẽ triển khai thêm một lữ đoàn sẵn sàng chiến đấu ở Đông Âu. 
Ngày 2/2, Nhà Trắng đã thông báo rằng ngân sách năm 2017 cho Sáng kiến An ninh châu Âu sẽ lên tới 3,4 tỷ USD. Với khoản tiền lớn này, Lầu Năm Góc sẽ triển khai thêm một lữ đoàn sẵn sàng chiến đấu ở Đông Âu. Đơn vị này sẽ thường xuyên hiện diện trên tuyến đầu của mặt trận phía đông của NATO, di chuyển từ nước này sang nước khác - bao gồm Ba Lan và các nước Baltic. Lữ đoàn này sẽ có các loại vũ khí hạng nặng được bố trí từ trước trên lục địa Châu Âu. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter, đạo quân mới này sẽ có khả năng ngăn chặn cuộc xâm lược tiềm năng của quân đội Nga vào Đông Âu.