Cung nữ sống thử với phò mã sẽ có kết cục như thế nào?

Nhiệm vụ "sống thử" để kiểm tra phò mã trước khi công chúa chính thức thành thân là rất quan trọng.

Là con gái của Hoàng đế, chắc chắn thân phận của công chúa sẽ rất cao quý. Chính vì vậy, vào thời nhà Thanh, trước khi công chúa hạ giá sẽ có một cung nữ "sống thử" với phò mã để thay công chúa tìm hiểu kĩ hơn về cuộc sống, tính tình và các khiếm khuyết trên cơ thể người đàn ông đó. Điều này cũng đồng nghĩa, giữa phò mã và cung nữ đó sẽ phát sinh quan hệ thể xác.

Tại sao lại có những quy định như vậy?

Sẽ ra sao nếu như sau khi kết hôn, công chúa mới phát hiện chồng mình có vấn đề về thể chất hay tâm lý? Vào những năm Vạn Lịch nhà Minh, Minh Thần Tông đã từng giao cho thái giám Phùng Bảo trách nhiệm tuyển chọn phò mã cho Vĩnh Ninh Công chúa. Tuy nhiên, sau khi nhận một số tiền hối lộ khổng lồ, thái giám Phùng Bảo đã chọn Lương Bang Thụy làm phò mã.

Lương Bang Thụy có gia thế tốt nhưng trong người có bệnh lao trầm trọng. Không rõ thái giám Phùng Bảo đã làm cách nào nhưng Lương Bang Thụy đã vượt qua các vòng kiểm tra khắt khe. Sau đó, khi về nhà chồng và biết bệnh tình của đối phương, Vĩnh Ninh Công chúa đã rất sốc. Chỉ 2 tháng sau hôn lễ, phò mã qua đời, khi đó Vĩnh Ninh Công chúa vẫn là 1 trinh nữ.

Cung nu song thu voi pho ma se co ket cuc nhu the nao?

Từ câu chuyện trên có thể thấy nhiệm vụ của cung nữ "kiểm tra" phò mã trước khi công chúa chính thức thành thân là rất quan trọng. Rút kinh nghiệm từ lịch sử nhà Minh, Hoàng tộc nhà Thanh đã đặc biệt đặt ra quy định "sống thử", gọi là "Thí hôn" và những cung nữ đó được gọi là "Thí hôn cách cách". 

Gọi là cách cách nhưng họ rất khác biệt với các cách cách thông thường, xuất thân của họ rất tầm thường, chủ yếu là từ tầng lớp bình dân. 

Sau một đêm "sống thử" với phò mã, sáng sớm hôm sau cung nữ đó sẽ bẩm tấu cho Thái hậu và Hoàng đế về những gì đã diễn ra tối hôm trước. Vốn là những người được Hoàng tộc phái đi nên có thể nói những cô gái này nắm trong tay quyền "sinh sát" hôn nhân của công chúa. Nếu cô thông báo kết quả tốt thì Hoàng đế mới để công chúa hạ giá. Nhưng nếu kết quả gồm 3 chữ "có vấn đề" thì hôn sự đó sẽ bị hủy bỏ.

Cung nu song thu voi pho ma se co ket cuc nhu the nao?-Hinh-2

Bên cạnh đó, còn một vấn đề khác khiến nhiều người suy nghĩ: Sau khi công chúa về nhà chồng rồi thì điều gì sẽ xảy ra với cung nữ đã từng "sống thử" với phò mã? 

Trên thực tế, kết cục của họ không mấy tốt đẹp. Trong nhiều trường hợp, họ sẽ trở thành "của hồi môn" và được bồi giá đến nhà phò mã, trở thành tiểu thiếp của người đàn ông đó. Lúc này, số phận của họ ra sao đều trực tiếp nằm trong tay công chúa. 

Suy cho cùng, dù là tiểu thiếp của phò mã nhưng đó cũng chỉ là cuộc hôn nhân ép buộc, họ thật sự hạnh phúc sao?

Số phận bi thương của công chúa nhà Đường

Mẹ mất ngay từ khi lên ba tuổi, mối tình đầu lỡ duyên, chồng đi đày rồi bị xử tử, qua đời ở tuổi 30... Đó là những điều xót xa người ta vẫn hay nhắc đến khi nói về số phận bi thương của công chúa Tân Thành đến từ thời nhà Đường.

Những năm tháng thiếu nữ: Cha yêu thương hết mực, chữ duyên đầu tiêu tan

Công chúa Tân Thành sinh vào năm thứ 8 Trinh Quan, tức năm 634. Cô là kết quả của tình yêu thương ngọt ngào giữa Hoàng hậu Trưởng Tôn và Hoàng đế Đường thái tổ Lý Thế Dân. Vì là con út nên cô được phụ hoàng và phụ mẫu bao bọc, nuông chiều hết mực. Sóng gió đầu tiên trong cuộc đời cô công chúa xảy ra khi cô lên 3 tuổi. Trưởng Tôn Hoàng hậu mất. Rất may mắn, Lý Thế Dân đã vô cùng sủng ái Trưởng Tôn hoàng hậu hồi bà còn trên cõi đời, nên tình yêu thương và sự thương nhớ người vợ hiền lành, mẫu mực của ông đã dồn hết cho nàng công chúa út.

5 công chúa từ bỏ tước vị hoàng gia

Nhiều công chúa như Ubolratana (Thái Lan), Anne (Vương quốc Anh), Sayako (Nhật Bản) chọn từ bỏ danh phận trong hoàng gia để xây dựng sự nghiệp hay kết hôn cùng người mình yêu.

5 cong chua tu bo tuoc vi hoang gia
Nhà thiết kế trang sức Miriam de Ungría (sinh năm 1963, người Tây Ban Nha) trở thành Công nương của hoàng gia Bulgaria sau khi kết hôn với Hoàng tử Kardam vào năm 1996. Năm 2008, cặp vợ chồng gặp tai nạn ôtô nghiêm trọng. Công nương Miriam bị gãy xương sườn, xương khuỷu tay và sụp phổi, chồng của bà không may bị chấn thương sọ não. Năm 2015, vị hoàng tử qua đời sau nhiều năm chịu đựng di chứng từ vụ tai nạn. Sau thời gian đau buồn vì biến cố, Miriam mạnh mẽ trở lại để chăm sóc gia đình, tiếp tục công việc kinh doanh và hoàn thành trách nhiệm với hoàng tộc.
5 cong chua tu bo tuoc vi hoang gia-Hinh-2
Tuy nhiên, bà từ chối dùng tước vị của chồng khi ra mắt thương hiệu trang sức riêng MdeU vào năm 2014 - điều được cho đã phá bỏ chuẩn mực của hoàng gia. Miriam nói với Insider rằng nếu bỏ đi tên thời con gái, bà cảm thấy như "vứt bỏ đi bao nhiêu năm làm việc của mình". Dù có 18 năm là công chúa trong hoàng gia trước khi sáng lập MdeU nhưng Miriam nói: "Tôi bắt đầu sự nghiệp khi còn độc thân, đó là lý do tôi vẫn giữ tên mình khi ra mắt thương hiệu".