Cung điện 4.000 năm tuổi với những bức tường như mê cung

Các nhà khảo cổ ở Crete, Hy Lạp đã phát hiện ra một công trình kiến trúc 4.000 năm tuổi mà người Minoan có thể đã sử dụng cho các nghi lễ.

Cung dien 4.000 nam tuoi voi nhung buc tuong nhu me cung

Toàn cảnh công trình 4.000 năm tuổi được phát hiện gần đây trên đỉnh đồi ở Kastelli, Hy Lạp. (Nguồn ảnh: Bộ Văn hóa Hy Lạp)

Các nhà khảo cổ cho biết, một cấu trúc hình tròn 4.000 năm tuổi được phát hiện trên đỉnh đồi ở Hy Lạp có thể đã được sử dụng cho các nghi lễ cổ xưa của người Minoan.

Cấu trúc bao gồm tám vòng đá xếp chồng lên nhau với những bức tường nhỏ giao nhau tạo thành các phòng, tòa nhà gần như là một mê cung, đại diện Bộ Văn hóa Hy Lạp cho biết trong một tuyên bố ngày 11/6, ám chỉ mê cung huyền thoại được xây dựng cho vua Minos của Hy Lạp.

Cấu trúc độc đáo có đường kính 48 m, được phát hiện cách Heraklion, thủ đô của Crete khoảng 51 km về phía đông nam, trong khi các công nhân xây dựng đang lắp đặt hệ thống radar giám sát cho một sân bay mới. Nằm trên đỉnh một ngọn đồi gần thị trấn Kastelli, tòa nhà cổ dường như có hai khu vực chính: một tòa nhà hình tròn có đường kính 15 m ở chính giữa và một khu vực được tạo ra bởi các bức tường tỏa ra.

Dựa trên kiểu dáng của những mảnh gốm được phát hiện trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ học ước tính niên đại của tòa nhà là từ năm 2000 đến 1700 trước Công nguyên, vào giữa nền văn minh Minoan. Giữa khoảng năm 3000 và 1100 trước Công nguyên, người Minoan đã tạo ra một trong những nền văn hóa châu Âu phức tạp đầu tiên trên đảo Crete - để lại những ví dụ về đồ gốm, tượng nhỏ, đồ trang sức và tranh bích họa tinh xảo.

Sau khi nền văn minh này sụp đổ, người Minoan phần lớn bị lãng quên cho đến khi có công trình khảo cổ vào đầu thế kỷ 20 bởi Sir Arthur Evans, người đã đặt ra thuật ngữ "Minoan" theo tên vị vua thần thoại Minos.

Cung điện cổ Knossos là ví dụ nổi tiếng nhất về kiến trúc Minoan, với không gian mở ở trung tâm được bao quanh bởi hàng chục phòng nhỏ hơn được nối với nhau bằng hành lang. Mặc dù thường được gọi là "cung điện", những công trình kiến trúc đồ sộ của người Minoan này chủ yếu là khu vực dành cho các hoạt động hành chính địa phương hơn là nơi ở của hoàng gia.

Theo tuyên bố của Bộ Văn hóa, tòa nhà mới được phát hiện gần Kastelli cũng không chắc đã được sử dụng làm nơi ở. Đúng hơn, sự hiện diện của nhiều xương động vật trong số những phát hiện khác cho thấy việc sử dụng định kỳ tòa nhà cho các bữa tiệc nghi lễ toàn cộng đồng bao gồm thức ăn, rượu và các lễ vật khác.

Rợn người lý do người xưa không tự dám đốt lửa trong cung điện

Cố cung là hệ thống cung điện thời cổ đại, nơi sinh sống và làm việc của hoàng thất các triều đại phong kiến Trung Quốc.

Hoa viên của hoàng cung từ xa xưa đã là một nơi phồn hoa, cung A Phòng có diện tích lên tới 60 ngàn mét vuông và cung Vị Ương có diện tích khoảng 4,8 km², điều này cho thấy sự thịnh vượng của hoàng thất thời phong kiến.

Từ xa xưa, kinh đô của một triều đại là nơi thịnh vượng nhất, Lạc Dương và Trường An của nhà Hán và nhà Đường, Biện Lương của nhà Tống, và các thủ đô phía Bắc và phía Nam của nhà Minh đều là giống nhau. Vào thời cổ đại, hoàng cung có thể nói là trung tâm quyền lực của một quốc gia. Tuy nhiên, trong cung có một quy định, có chút kỳ quái, đó chính là không được tự ý đốt lửa.

Ron nguoi ly do nguoi xua khong tu dam dot lua trong cung dien

Người xưa không dám tự đốt lửa trong cung điện.

Tại sao lại như vậy?

Các tòa nhà cổ của cung điện ở cổ đại chủ yếu làm bằng gỗ, rất dễ bắt lửa nên một khi hỏa hoạn bùng phát rất có thể sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát.

Hầu như toàn bộ cung điện cũng là kiến trúc bằng gỗ, các khu vực tập trung lại với nhau và có sự kết nối nên khi khi có hỏa hoạn, rất dễ bị lửa cháy lan, có thể sẽ thiêu rụi toàn bộ cung điện.

Tại sao các tòa nhà bằng đá không được sử dụng trong thời cổ đại?

Trong văn hóa cổ đại, gỗ là dương, đá là âm, cho nên nhà gỗ xây dựng cho người sống, nhà đá xây dựng cho người chết, ví dụ như lăng mộ của Trung Quốc đều bằng đá.

Vì phải làm bằng gỗ nên phải có biện pháp phòng cháy chữa cháy. Hoàng cung xưa có biện pháp phòng chống hỏa hoạn rất tiêu chuẩn, ngoài việc cấm sử dụng lửa nghiêm ngặt, còn phải tuân theo các quy định theo từng thời gian: mùa đông cắt băng, mùa hè bơm nước, mùa xuân nhổ cỏ, và dọn lá vào mùa thu".

Ron nguoi ly do nguoi xua khong tu dam dot lua trong cung dien-Hinh-2

Vào mùa đông và mùa hè, nước nên được tích trữ tốt, trong cung sẽ có các bể chứa nước lớn đựng được 3.000 lít, chỉ để phòng chữa cháy trong trường hợp hỏa hoạn. Để ngăn ngừa hỏa hoạn do cây khô và tự bốc cháy, sẽ có nhân viên đặc biệt dọn dẹp cây mọc um tùm, tưới nước kịp thời....

Đây chính là điều tối kỵ đằng sau việc cấm sử dụng ngọn lửa trong cung, người không biết nguyên nhân nghe xong có thể toát mồ hôi lạnh.

Ron nguoi ly do nguoi xua khong tu dam dot lua trong cung dien-Hinh-3

Ngay cả khi được đề phòng nghiêm ngặt như vậy, hoàng cung không phải là không có ghi chép về hỏa hoạn, chẳng hạn như nơi ở của Phương Thị, hoàng hậu của hoàng đế Minh Thế Tông trong triều đại nhà Minh, đã bốc cháy, cuối cùng khiến hoàng hậu Phương Thị chết trong biển lửa. Nhiều người cho rằng ngọn lửa thực sự là do con người tạo ra vì sự đố kỵ tranh giành quyền lực chốn hậu cung.

Ron nguoi ly do nguoi xua khong tu dam dot lua trong cung dien-Hinh-4

Trong nhiều triều đại như vậy, hỏa hoạn xảy ra không nhiều, cũng chưa từng xảy ra tình trạng cả cung điện bị cháy lan. Từ điểm này mà nói, biện pháp phòng cháy chữa cháy của người cổ đại vẫn rất tốt.

6 thi hài có cái chết “dữ dội", tư thế đáng sợ trên vách đá

Trên các vách đá của đảo Gran Canaria, Tây Ban Nha, các nhà khảo cổ đã tìm thấy 6 bộ hài cốt đặt ở tư thế úp mặt trong hang động. Trong số này, một số thi hài bị trói tay cho thấy họ có cái chết "dữ dội".

6 thi hai co cai chet “du doi
 Một bí ẩn lớn ở đảo Gran Canaria, Tây Ban Nha khiến giới khảo cổ "đau đầu" đi tìm lời giải là 6 thi hài được phát hiện trong tư thế úp mặt trong hang động trên vách đá.