Cung cấp vũ khí sát thương, Mỹ thổi bùng khủng hoảng Ukraine

(Kiến Thức) - Theo các chuyên gia, việc Mỹ cung cấp vũ khí sát thương có thể sẽ khiến cho Kiev trở nên hung hăng hơn ở miền đông Ukraine.

Các nhà phân tích nói với Sputnik rằng việc Mỹ cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine có thể ác động đến tâm lý và “bật đèn xanh” cho Kiev phát động các cuộc tấn công lớn để chiếm lại Donbass và Lugansk.
Cung cap vu khi sat thuong, My thoi bung khung hoang Ukraine
Tổng thống Petro Poroshenko thị sát một xe chiến đấu bọc thép của Quân đội Ukraine. Ảnh: Sputnik 
Hôm 23/8, trong một cuộc họp báo chung với Tổng thống Petro Poroshenko, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis nói rằng Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ quốc phòng cho Ukraine và đang xem xét yêu cầu của Kiev về việc cung cấp vũ khí sát thương.
Giáo sư chuyên nghiên cứu hòa bình Nicolai Petro của Đại học Rhode Island nói việc Mỹ cung cấp vũ khí cho Kiev sẽ không ảnh hưởng đáng kể tới tương quan lực lượng ở miền Đông Ukraine, nhưng có thể khuyến khích chế độ Kiev có những hành động vô trách nhiệm gây nguy hại cho an ninh toàn cầu.
Giáo sư Petro giải thích: "Tác động chính của việc cung cấp vũ khí Mỹ sẽ là yếu tố tâm lý. Đảng chủ chiến ở Ukraine sẽ coi đây là việc ‘bật đèn xanh’ để phát động cái mà họ gọi là ‘giải pháp Croatia’ và một cuộc tấn công tổng lực để tái chiếm khu vực Donbass chỉ còn được tính bằng ngày”.
Tuy nhiên, giáo sư Nicolai Petro dự đoán, bất kỳ hành động mạnh nào của chế độ Poroshenko chắc chắn sẽ khiến cho các nhóm ly khai áp dụng các biện pháp phòng ngừa. Ông nói: "Đón trước các hành động của chính phủ Poroshenko, quân nổi dậy (ở miền Đông Ukraine) có thể sẽ đánh đòn phủ đầu”.
Sau đó, cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine sẽ leo thang và sẽ buộc các lực lượng thường trực của Nga can dự để duy trì an ninh khu vực.
Ông Petro cảnh báo: "Quân đội Nga có thể…can thiệp, nếu thấy cần thiết. Toàn bộ tình hình có thể nhanh chóng vượt ngoài tầm kiểm soát".
Các loại vũ khí đang được thảo luận thực ra không mấy quan trọng vì chúng đã được nhiều quốc gia thành viên NATO cung cấp cho Ukraine trong hai năm qua. Giáo sư Petro nói tiếp: "Như lời đại sứ Mỹ tại Kiev – ông Valery Chalyi, Ukraine đã nhận được vũ khí sát thương của gần một chục nước phương Tây, từ năm 2015".
Giáo sư Petro nhận xét rằng kết quả trực tiếp và động cơ có thể của Washington trong việc cung cấp vũ khí sát thương cho Kiev sẽ là làm sụp đổ Hiệp ước Hòa bình Mińsk mà Nga đang cố gắng thực hiện và Mỹ cũng cam kết ủng hộ. Ông nói thêm: "Sự sụp đổ của Hiệp ước Minsk sau đó sẽ có liên hệ rõ ràng với sự kiện (cung cấp vũ khí sát thương) này”.
Theo lời giáo sư Francis Buckley của Trường Luật George Lawson, bất kỳ động thái nào của chính phủ Mỹ cung cấp cho Ukraina vũ khí sát thương đều là vô trách nhiệm và thiếu khôn ngoan.
Giáo sư Buckley cho rằng những tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis tại Kiev cũng có thể được thúc đẩy bởi mong muốn trấn an các quốc gia Baltic nhỏ bé (Lithuania, Latvia và Estonia) – những nước đều muốn có sự hiện diện mạnh mẽ hơn của NATO trong lãnh thổ của họ.
Tuy nhiên, theo giáo sư Buckley, trên cương vị siêu cường toàn cầu, Mỹ không nên để cho các quốc gia nhỏ bé gây ảnh hưởng quá mức, áp đặt các chính sách với những hậu quả to lớn về an ninh quốc gia.
Phản ứng trước phát biểu ở Kiev của Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis, các quan chức Nga yêu cầu Washington kiềm chế và nói rằng việc cung cấp vũ khí Mỹ cho Ukraine là "không phù hợp", khi một cuộc ngừng bắn mới có hiệu lực trong khu vực Donbass vào ngày 25/8/2017.

Ba năm sau Euromaidan: Tình hình Ukraine tồi tệ hơn

(Kiến Thức) - Ba năm sau cuộc đảo chính Euromaidan, ban lãnh đạo Ukraine đã thất bại trong việc cứu vãn nền kinh tế, chống tham nhũng và cải thiện đời sống của nhân dân.

Đó là nhận định của nhà hoạt động blogger Dennis Schedrivy, người đã thẳng thừng qui kết các cuộc biểu tình bạo loạn ở trung tâm Kiev (Euromaidan) dẫn đến một cuộc đảo chính.
Ba nam sau Euromaidan: Tinh hinh Ukraine toi te hon
 Biểu tình “hòa bình” đã biến Quảng trường Maidan thành bãi chiến trường ở trung tâm thủ đô Kiev. Ảnh The Wired

Ukraine tuyên bố sẽ khôi phục chủ quyền đối với Donbass

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ngày 18/7 tuyên bố sẽ khôi phục chủ quyền lãnh thổ đối với các khu vực ở miền Đông Ukraine.

Sputnik đưa tin, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ngày 18/7 tuyên bố sẽ khôi phục chủ quyền lãnh thổ đối với các khu vực ở miền Đông Ukraine.
Ukraine tuyen bo se khoi phuc chu quyen doi voi Donbass
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. (Nguồn: AP)

Ai mới là người nắm quyền thực sự ở Ukraine?

Sự kiện Quốc hội Ukraine không thể thông qua quyết định bãi miễn chức vụ của Thủ tướng Yatsenyuk khiến tất cả “há hốc mồm ngạc nhiên”.

Giới tài phiệt Ukraine đã giành chiến thắng được coi là lớn nhất từ thời Maidan và cho thấy rằng họ là lực lượng chính trị chủ chốt ở Ukraine.
Ai moi la nguoi nam quyen thuc su o Ukraine?
Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk. 
Tài phiệt đang chi phối chính trường Ukraine?
Nhận định rằng giới tài phiệt đang là lực lượng chi phối chính trường Ukraine do tờ Foreign Policy của Mỹ đưa ra. Theo đó, cuộc xung đột công khai hiện nay giữa những thành viên trong giới cầm quyền Ukraine cho thấy đất nước Ukraine hiện nay vẫn đang nằm dưới sự điều khiển của giới tài phiệt.
Tại thời điểm trước khi Quốc hội Ukraine tổ chức bỏ phiếu về khả năng bãi miễn chức vụ Thủ tướng của ông Yatsenuk vào ngày thứ 3 vừa qua, hầu hết người dân Ukraine đều tin tưởng rằng Chính phủ của ông Yatsenyuk sẽ buộc phải chấm dứt sự tồn tại của mình: Uy tín cá nhân cũng như Chính phủ của ông Yatsenyuk xuống mức thấp kỷ lục trong khi các áp lực từ cộng đồng quốc tế lên Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ngày càng gia tăng.
Bên cạnh đó, nội bộ Chính phủ Ukraine cũng đang ngày càng rối ren. Ngày càng có nhiều “nhà cải cách” lần lượt từ bỏ chức vụ của mình và tuyên bố rằng việc tiến hành cải cách ở một đất nước đang bị tàn phá bởi tham nhũng là điều không thể thực hiện được.
Mặc dù vậy, việc phế truất Thủ tướng Ukraine Yatsenyuk không phải là điều đơn giản. Chiến dịch chống lại Thủ tướng Ukraine sụp đổ chỉ trong vòng một khoảng thời gian rất ngắn và khiến tất cả phải “há hốc mồm”.
Theo các thông tin do Foreign Policy cung cấp, một vài phút trước khi Quốc hội Ukraine biểu quyết thông qua bất tín nhiệm đối với Chính phủ của Thủ tướng Yatsenyuk vào ngày 16/2 vừa qua, có đến hàng chục nghị sỹ của các đảng phái khác nhau có liên quan đến các nhà tài phiệt như Rinat Akhmetov, Igor Kolomoisky và Viktor Pinchuk đã bất ngờ rời khỏi phòng họp. Các nghị sỹ này đã không bỏ phiếu để bãi miễn Thủ tướng Yatseynuk.
Ngoài ra, có đến 30 đại biểu thuộc “Khối Poroshenko” cũng đã từ chối bỏ phiếu thông qua quyết định bãi miễn Yatsenuk.
Chính những “sự bất thường” này đã khiến việc tổ chức bỏ phiếu bất tín nhiệm bãi miễn chức vụ Thủ tướng của ông Yatsenyuk thất bại. Tổng cộng chỉ có 194 phiếu ủng hộ bãi miễn Yatsenyuk, trong khi đó số phiếu cần thiết để bãi miễn Yatsenyuk là 226 phiếu.
Như vậy, Yatsenyuk và Chính phủ của mình đã vượt qua khi phần lớn “các nhà lập pháp” vẫn giữ được nguyên tắc “im lặng là vàng”. “Giới tài phiệt Ukraine đã có thể ăn mừng chiến thắng lớn nhất kể từ sau cuộc cách mạng Maidan năm 2013”- Foreign Policy.
Những gì đã diễn ra đối với buổi bỏ phiếu bất tín nhiệm bãi miễn Yatsenuk một lần nữa cho thấy sự thật rõ ràng ở Ukraine: Tham nhũng đang thực sự “nở rộ” ngay trong chính nội bộ các đảng phái trên chính trường Ukraine.
Foreign Policy cho rằng các “phần tử tham nhũng” đã thành công trong việc hợp tác với nhau cho dù họ không phải là các liên minh của nhau trong lĩnh vực chính trị.
Các chuyên gia phân tích chính trị của Foreign Policy cũng cho rằng phương Tây là bên phải chịu trách nhiệm chính cho sự đổ vỡ các cuộc cải cách ở Ukraine. Phương Tây đã cấp cho Ukraine không ít tiền bạc dưới dạng các gói tín dụng và các trợ giúp khác nhau nhưng lại không yêu cầu Ukraine thực hiện các thay đổi tương tự.
Các chính trị gia và các nhà ngoại giao phương Tây “ủng hộ Thủ tướng hoạt ngôn Yatsenuk và nhắm mắt trước quá khứ đen tối hơn 20 năm qua của Yatsenuk trong nền chính trị Ukraine, cũng như nhắm mắt làm ngơ trước các hành động tham nhũng của các thành viên chính phủ Yatsenyuk”.
Ngoài ra, Foreign Policy cũng cho rằng lỗi khác nữa của phương Tây là không đặt ra nghi vấn là tại sao Petro Poroshenko lại bổ nhiệm các đối tác kinh doanh và bạn bè với quá khứ đầy nghi vấn của mình vào các vị trí then chốt.
“Nếu như “rạp xiếc” này không ngừng hoạt động thì hệ thống này (nền chính trị Ukraine) sẽ không thể có được những sự thay đổi tích cực và những hy vọng vào một cuộc cách mạng mới ở Ukraine là điều không thể”- Foreign Policy kết luận.
Ai moi la nguoi nam quyen thuc su o Ukraine?-Hinh-2
Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk bị đại biểu khối Poroshenko lôi ra khỏ bục khi đang đọc báo cáo trước quốc hội.