Cục Phòng, chống tham nhũng sẽ được đổi tên

Thanh tra Chính phủ đề xuất đổi tên Cục Phòng, chống tham nhũng thành Cục Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để thống nhất với quy định tại Luật Thanh tra năm 2022.

Trong văn bản gửi tới Bộ Tư pháp, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm đề xuất số lượng đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ giữ nguyên 19 đơn vị như hiện nay.

Thanh tra Chính phủ đề xuất đổi tên Cục Phòng, chống tham nhũng thành Cục Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để thống nhất với quy định tại Luật Thanh tra năm 2022.

Cuc Phong, chong tham nhung se duoc doi ten
Một cuộc họp giao ban của Thanh tra Chính phủ.

Đề xuất chuyển đổi Vụ Giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra thành Cục Giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra. Thanh tra Chính phủ lý giải, hiện nay Vụ Giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra là đơn vị có chức năng giúp Tổng Thanh tra Chính phủ giám sát hoạt động của đoàn thanh tra; thẩm định dự thảo kết luận thanh tra; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện kết luận thanh tra…

Do là đơn vị tham mưu, không có tư cách pháp lý độc lập nên hoạt động của Vụ Giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra thiếu tính chủ động, gây khó khăn, hạn chế trong công tác tổ chức, thực hiện nhiệm vụ.

Thanh tra Chính phủ đề xuất chuyển đổi vụ này thành Cục Giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra nhằm tăng cường hiệu quả giám sát đối với hoạt động thanh tra, nâng cao hiệu quả thẩm định kết quả thanh tra, xử lý sau thanh tra, nhất là tăng tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản vi phạm phát hiện được.

Nếu các đề xuất trên được chấp thuận, 19 đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ sẽ bao gồm: Vụ Pháp chế; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Kế hoạch - Tổng hợp; Vụ Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối kinh tế ngành; Cục Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Cục Giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra…

Thanh tra Chính phủ khẳng định sẽ không tổ chức cấp phòng trong các vụ như: Vụ Pháp chế, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Hợp tác quốc tế và Vụ Kế hoạch - Tổng hợp để đảm bảo thống nhất với các quy định của Nghị định 101/2020 của Chính phủ. Sau khi sắp xếp lại, Thanh tra Chính phủ sẽ xóa bỏ 11 phòng trong các vụ hiện nay.

Bộ Tư pháp đang nghiên cứu thẩm định tờ trình dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ.

Quyền lợi của người dân trong đại án Việt Á thế nào?

Đối với quyền lợi của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại trong vụ Việt Á, quá trình điều tra, truy tố, xét xử, các cơ quan chức năng sẽ làm rõ và xử lý theo quy định.

Gửi kiến nghị đến Thanh tra Chính phủ, cử tri tỉnh Bình Thuận cho rằng, vấn đề tham nhũng trong đại án kit test Việt Á chưa được giải quyết thỏa đáng. Đồng thời đặt câu hỏi: Mặc dù những ai vi phạm đã và đang được xử lý. Tuy nhiên, quyền lợi của người dân chưa nghe nhắc đến như thế nào?

“Miễn trừ trách nhiệm” để thúc đẩy tố cáo tham nhũng…có nên?

Người tiếp tay cho đối tượng tham nhũng nhưng nhận ra hành vi vi phạm pháp luật nên dừng lại và tố cáo tham nhũng thì cần được bảo vệ và miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mới đây, cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị có thể nghiên cứu giải pháp của các nước như Trung Quốc, Singapore để áp dụng vào thực tiễn như tạo cơ chế miễn trừ trách nhiệm cho người tiếp tay tham nhũng, cơ chế cho phép khắc phục hậu quả sai phạm... Việc này nhằm thúc đẩy người tiếp tay tham nhũng tố cáo, tố giác, từ đó tạo hiệu ứng răn đe để cán bộ, công chức “không dám tham nhũng”.