Cục CSGT lý giải Nghị định 168 có hiệu lực 6 ngày ban hành

Thông tin lan truyền trên MXH về việc "Nghị định 168/2024/NĐ-CP xây dựng sai thủ tục bởi từ ngày được ký ban hành tới khi có hiệu lực chưa đủ 45 ngày", đại diện Cục Cảnh sát giao thông (CSGT, Bộ Công an) đã lên tiếng.

Theo đại diện Cục CSGT, Nghị định 168/2024/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 168) quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, được ký ban hành ngày 26/12/2024 và có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025.
Như vậy, Nghị định 168 có hiệu lực sau 6 ngày kể từ khi ký ban hành.
"Trong quá trình soạn thảo Nghị định 168 để thay thế Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung nghị định 123/2021/NĐ-CP), do tính chất cấp thiết liên quan đến tình hình trật tự an toàn giao thông, cơ quan có thẩm quyền đã có những cuộc họp xem xét, quyết định ban hành nghị định theo trình tự rút gọn", đại diện Cục CSGT thông tin.
Cuc CSGT ly giai Nghi dinh 168 co hieu luc 6 ngay ban hanh
 Ảnh minh họa.
Cùng với đó, tại điều 151 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật có quy định đối với văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành.
Đại diện Cục CSGT cho biết, Nghị định 168 nhằm phục vụ thực thi Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (có hiệu lực ngày 1/1/2025).
"Ngoài việc tăng mức xử lý đối với nhiều hành vi có tính chất cố ý, nguy hiểm, nghị định đồng thời quy định rõ việc trừ điểm giấy phép lái xe đã được quy định trong luật", đại diện Cục CSGT nói.
Bên cạnh đó, sau khoảng 5 năm thi hành Nghị định 100/2019/NĐ-CP, thực tế phát sinh những yếu tố đòi hỏi phải có quy định pháp luật phù hợp hơn, nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Vị đại diện Cục CSGT cho biết thêm, do nghị định có tác động lớn, để đảm bảo chất lượng, các đơn vị chức năng của Bộ Công an đã phối hợp các bộ, ngành, cơ quan liên quan thảo luận kỹ lưỡng. Đồng thời dự thảo nghị định cũng được đăng tải, và lấy ý kiến góp ý rộng rãi theo quy định trên cổng thông tin điện tử của Bộ Công an và Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
Trước đó, Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn. Nghị định này được ban hành ngày 30/12/2019 và có hiệu lực 1/1/2020, nhằm phù hợp với Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia.

Chất lượng không khí Hà Nội ngày 13/01: Khu vực Hoài Đức mức xấu

Theo trang IQAir, chỉ số ô nhiễm không khí sáng 13/01 tại khu vực huyện Hoài Đức của Hà Nội AQI ở mức từ 190- mức xấu, ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Nhằm khuyến nghị người dân Thủ đô về các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí, để tránh ảnh hưởng tới sức khoẻ và có biện pháp phòng ngừa tối ưu, Tri thức và Cuộc sống thống kê chi tiết các khu vực cảnh báo chỉ số không khí đang ô nhiễm:

Theo ba trạm đo do Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường- VN Air) ghi nhận, tại trạm 556 đường Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên chỉ số AQI 163 mức xấu; tại trạm đo ĐHBK cổng Parabol đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, chỉ số AQI 156 mức xấu; tại trạm đo Công viên Nhân Chính - Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân: chỉ số AQI 137 mức kém.
Chat luong khong khi Ha Noi ngay 13/01: Khu vuc Hoai Duc muc xau
 Chất lượng ô nhiễm không khí của Hà Nội sáng 13/1 (Nguồn iqair.com)
Còn theo trang IQAir (ứng dụng theo dõi chất lượng không khí trên toàn thế giới), chỉ số ô nhiễm không khí ghi nhận tại khu vực quận Tây Hồ là 182 AQI- màu đỏ, mức xấu; quận Bắc Từ Liêm là 178 AQI- màu đỏ, mức xấu; quận Nam Từ Liêm là 152 AQI- màu đỏ, mức xấu; quận Long Biên là 177 AQI- màu đỏ, mức xấu; quận Hoàn Kiếm là 174 AQI- màu đỏ, mức xấu; quận Hai Bà Trưng là 174 AQI- màu đỏ, mức xấu; quận Ba Đình 163 AQI- màu đỏ, mức xấu; quận Đống Đa là 170 AQI- màu đỏ, mứu xấu; Thanh Xuân là 152 AQI- màu đỏ, mức xấu, quận Hà Đông là 173 AQI màu đỏ, mức xấu;  huyện Hoài Đức là 190- màu đỏ, mức xấu; Thanh Trì là 170 AQI màu đỏ, mức xấu, huyện Gia Lâm là 166 AQI- màu đỏ, mức xấu, quận Cầu Giấy là 180 AQI- màu đỏ, mức xấu...
Mức ô nhiễm trên tương đương với cảnh báo mọi người bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng hơn. Người bình thường cần hạn chế tối đa hoạt động ngoài trời và chuyển tất cả hoạt động vào trong nhà.
Nếu cần thiết phải ra ngoài, người dân cần đeo khẩu trang đạt tiêu chuẩn. Nhóm người nhạy cảm được khuyến cáo nên ở trong nhà và giảm hoạt động mạnh.
Chỉ số chất lượng không khí được tính theo thang điểm gồm 6 khoảng giá trị AQI. Tương ứng với đó là biểu tượng và các màu sắc để cảnh báo chất lượng không khí, mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe con người. AQI ở khoảng giá trị từ 0 - 50 tương ứng chất lượng không khí tốt, màu xanh. AQI (51 - 100), chất lượng không khí trung bình, màu vàng. AQI (101 - 150), chất lượng không khí kém, màu da cam. AQI (151 - 200), chất lượng không khí xấu, màu đỏ. AQI (201 - 300), chất lượng không khí rất xấu, màu tím. AQI (301 - 500), chất lượng không khí nguy hại, màu nâu.
>>> Mời độc giả xem thêm video Hà Nội đón không khí lạnh cường độ mạnh từ tháng 10:
 

Long An: Nổ bình gas, 2 cô giáo và 7 học sinh bị bỏng

Cô trò Trường Tiểu học, THCS Bắc Hòa ngồi ăn lẩu tại quán thì bình gas phát nổ làm 2 cô giáo và 7 em học sinh bị bỏng.

Theo báo Long An đưa tin, chiều 12/1, thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Long An cho biết, đầu giờ chiều nay, một số giáo viên và học sinh ở Trường Tiểu học, THCS Bắc Hòa, huyện Tân Thạnh tổ chức xong hoạt động văn hóa, văn nghệ và vào một quán ăn ở thị trấn Tân Thạnh ăn cơm. Trong lúc đang ăn lẩu, một bình gas ở bếp đang nấu lẩu bỗng dưng phát nổ làm 2 cô giáo và 7 học sinh ( 2 em học sinh tiểu học và 5 em THCS) bị bỏng.

Ngay sau đó, 9 cô, trò bị thương được đưa đến cơ sở y tế sơ cứu, điều trị vết thương. Theo thông tin ban đầu, có 8 trường hợp bị bỏng nhẹ, đặc biệt có 1 em học sinh lớp 8 bị thương khá nặng phải chuyển lên Bệnh viện Nhi Đồng TP HCM điều trị.

Long An: No binh gas, 2 co giao va 7 hoc sinh bi bong

Quán ăn nơi xảy ra vụ việc (báo Long An)