Cửa hàng từ chối khách Việt là của người Trung Quốc?

Trên giấy tờ Loan và Yên là chủ cửa hàng từ chối khách Việt ở Đà Nẵng. Nhưng Loan thừa nhận chỉ là nhân viên thu ngân, lương 5 triệu đồng, còn ông chủ là người Trung Quốc.

Chi cục QLTT TP Đà Nẵng vừa xử phạt cửa hàng từ chối khách Việt có tên H.A cao su thiên nhiên (Công ty TNHH Thương mại - Du lịch Tuệ Dân) ở Đà Nẵng 15,5 triệu đồng do các sai phạm trong kinh doanh. Đây là cửa hàng chỉ bán cho khách Trung Quốc, “cấm cửa” khách Việt.
Cả xã bất ngờ vì bà chủ 9X bất ngờ làm chủ công ty
Theo giấy phép, Công ty Tuệ Dân có vốn điều lệ 10 tỷ đồng, đăng ký kinh doanh 8 mặt hàng, ngành nghề trong đó có chăn, gối, nệm cao su ở showroom H.A.
Công ty có hai thành viên là Nguyễn Hoàng Phú Yên (25 tuổi, quê Thừa Thiên Huế) góp 5,5 tỷ đồng và Trần Thị Yến Loan (23 tuổi, ở xã Đại Hiệp (huyện Đại Lộc, Quảng Nam) góp 4,5 tỷ đồng.
Sau khi cửa hàng này bị phát hiện từ chối tiếp khách Việt, nhiều người nghi ngờ đây là doanh nghiệp của người Trung Quốc.
Cửa hàng từ chối khách Việt là của người Trung Quốc?
Ông Binh khẳng định con gái mình không có tiền góp vốn mở Công ty Tuệ Dân. Ảnh: Đoàn Nguyên.
 Ông Binh khẳng định con gái mình không có tiền góp vốn mở Công ty Tuệ Dân. Ảnh: Đoàn Nguyên.
Trước thông tin Trần Thị Yến Loan (23 tuổi) là một trong hai người góp vốn mở Công ty Tuệ Dân, đại úy Phạm Ngọc Hùng, Trưởng công an xã Đại Hiệp tỏ ra bất ngờ và cho hay, không tin chị Loan có 4,5 tỷ đồng.
Ông Hùng dẫn chứng, Loan là con gái đầu của vợ chồng ông Trần Binh (52 tuổi, thôn Phú Đông, xã Đại Hiệp). "Gia đình ông Binh thuộc diện khó khăn nên Loan không thể có 4,5 tỷ đồng góp vốn. Cả xã không ai có nổi số tiền này đâu", ông Hùng nói.
Bà Nguyễn Thị Trinh, Trưởng thôn Phú Đông cho biết, trước đây gia đình ông Binh thuộc diện cận nghèo nhưng cả 3 con đều học giỏi, và Loan đỗ ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng.
"Để có tiền cho con đi học, ông Binh phải vay gần 60 triệu đồng của Ngân hàng chính sách, đến nay vẫn chưa trả được", bà Trinh cho biết thêm.
Trong căn nhà cấp 4 ở thôn Phú Đông, ông Binh cũng sửng sốt khi nghe tin con gái mình là một trong hai người chủ công ty từ chối bán hàng cho khách Việt.
Ông cho hay, trước đây gia đình thuộc diện cận nghèo, mình thất nghiệp và chỉ phụ vợ việc vặt. Bà Trần Thị Liên (vợ ông) buôn bán nhỏ ở chợ Đại Hiệp, thu nhập chưa tới 50.000 đồng một ngày. Tổng thu nhập hàng tháng của hai ông bà chưa đến 4 triệu đồng.
“Các anh nhầm Loan với ai đó. Con tôi mới ra trường hai năm, đi làm thuê, lương không đủ sống thì lấy đâu ra tiền buôn bán”, ông Binh nói. Nhưng khi xem bức ảnh Loan do phóng viên cung cấp, ông này khẳng định đó là con gái mình.
Cơ quan chức năng kiểm tra trụ sở công ty Tuệ Dân. Ảnh: Đoàn Nguyên.
 Cơ quan chức năng kiểm tra trụ sở công ty Tuệ Dân. Ảnh: Đoàn Nguyên.
“Nó học khoa tiếng Trung ở ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng. Hai năm trước, vừa tốt nghiệp cháu xin bán hàng tại một cơ sở nhỏ ở Hội An. Nghe nói ông chủ này giàu có và là người Trung Quốc", ông Binh kể.
Người cha cho hay, mấy tháng trước, Loan về thăm nhà và khoe đã chuyển ra Đà Nẵng làm việc vì công ty mở cửa hàng buôn bán ở đây. Lương tháng của cô khoảng 5 triệu đồng.
"Nó chắt chiu mãi mới tiết kiệm được 20 triệu đồng. Tháng trước, tôi phải đi vay hộ cháu 15 triệu để mua xe máy. Chắc chắn ai đó nhờ nó đứng chứ nếu làm bà chủ thì nó đâu để em mình học du lịch ra mà thất nghiệp", ông Binh chia sẻ.
Do nóng ruột, bà Liên rút điện thoại gọi cho con nhưng không được. Rót ly trà mời khách, người mẹ lo lắng: "Anh em họ hàng đều nghèo khó, bạn bè nó cũng chẳng ai khá giả. Gia đình tôi có cái sổ đỏ là giá trị, nếu đem vay ngân hàng cũng chưa được 1/3 số tiền ấy. Mà sổ đỏ đó tôi vẫn còn cất trong tủ. Nó lấy đâu ra số tiền lớn như thế chứ”.
Người Trung Quốc đứng sau?
Một lát sau khi nhận cuộc gọi nhỡ, Loan gọi lại cho bố mẹ và kể, mình chỉ là nhân viên thu ngân tại cửa hàng nói trên chứ không phải là bà chủ như trong giấy phép đăng ký kinh doanh.
Theo tìm hiểu của Zing.vn, Yên và Loan chỉ đứng tên trên giấy tờ, còn ông chủ của Công ty Tuệ Dân là Shao Can Hui (Thiệu Xán Huy, quốc tịch Trung Quốc). Ông này là Tổng giám đốc công ty, địa chỉ ở số 148 Xuân Thủy, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
Cửa hàng H. A cao su thiên nhiên Việt Nam chỉ bán hàng cho người Trung Quốc, từ chối khách Việt Nam. Ảnh: Đoàn Nguyên.
 Cửa hàng H. A cao su thiên nhiên Việt Nam chỉ bán hàng cho người Trung Quốc, từ chối khách Việt Nam. Ảnh: Đoàn Nguyên.
Bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt, Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh (Sở KH&ĐT TP Đà Nẵng) cho biết, Sở chưa cấp phép cho Công ty TNHH Sản xuất nệm H.A Cao su Việt Nam, kể cả Chi nhánh hay Văn phòng đại diện. Hồ sơ kê khai của Công ty Tuệ Dân và Cửa hàng H.A cao su thiên nhiên Việt Nam không có vốn đầu tư của nước ngoài".
Lục lại hồ sơ, bà Nguyệt khẳng định, chức danh cao nhất của công ty này là giám đốc, do bà Nguyễn Hoàng Phú Yên đứng tên. Khi làm việc với cơ quan chức năng, cả bà Yên và Loan đều thừa nhận mình chỉ làm thuê, còn ông chủ là người Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo bà Nguyệt cho biết, để xác định ông chủ thực sự của công ty trên, công an phải vào cuộc điều tra. Nếu cơ quan chức năng xác minh được rằng, đứng sau Công ty Tuệ Dân là đơn vị khác, vốn do người nước ngoài đầu tư thì hồ sơ đăng ký kinh doanh đã bị làm giả.
"Khi đó, phòng đăng ký kinh doanh sẽ hủy hồ sơ thành lập công ty”, bà Nguyệt nói.

Loạt nhà hàng cấm cửa khách Việt gây bức xúc dư luận

(Kiến Thức) - Khách hàng là thượng đế song không ít nhà hàng, cửa hàng kinh doanh lại cấm cửa khách Việt ngay trên mảnh đất quê hương gây bức xúc trong dư luận.

Mới đây, thông tin đưa trên báo Infonet về showroom H.A Cao su thiên nhiên ở 148 Xuân Thủy, thuộc Công ty Tuệ Dân cấm cửa khách Việt, chỉ đón khách Trung Quốc tại Đà Nẵng đã gây xôn xao dư luận. Theo báo đưa, nhiều người dân tại khu vực này đã bức xúc phản ánh về việc showroom H.A Cao su thiên nhiên ở 148 Xuân Thủy (quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng), thuộc Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Tuệ Dân khẳng định chỉ tiếp khách đoàn Trung Quốc chứ không cho khách Việt Nam vào mua sắm.
Loat nha hang cam cua khach Viet gay buc xuc du luan
Showroom H.A Cao su thiên nhiên của Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Tuệ Dân...  Ảnh: Infonet.
Theo nhân viên quản lý tại đây, showroom nhận khách theo tour, không bán hàng cho khách lẻ. Phía bên ngoài showroom này, các biển quảng cáo sản phẩm cũng chỉ ghi tiếng Trung, khách Việt đến xem hàng đều bị cấm cửa hoặc cấm chụp ảnh.
Đây không phải lần đầu, khách Việt “nếm trái đắng” khi bị chính những cửa hàng Việt từ chối không phục vụ với nhiều lý do khác nhau. Năm 2013, một nữ khách hàng từng rất bức xúc khi một cửa hàng bán đồ thêu trên phố Hàng Bè từ chối tiếp trong khi tại thời điểm đó, chủ cửa hàng đang vui vẻ tiếp 2 vị khách nước ngoài. Theo phân trần của chủ cửa hàng này thì việc không phục vụ khách Việt đã diễn ra từ lâu, vì nhiều lý do khác nhau như có lần khách Việt lấy trộm đồ. Nếu khách đến thường từ chối bằng cách nói cửa hàng chưa mở cửa hoặc “đang bận ăn sáng”. Câu chuyện này đã xôn xao suốt thời gian dài, hầu hết người tiêu dùng đều phản ứng mạnh trước thái độ bán hàng tại đây, thậm chí còn kêu gọi “tẩy chay” cửa hàng này.

Bóc giá tiền triệu loạt gà độc lạ biếu tết 2016

(Kiến Thức) - Các giống gà quý hiếm, độc lạ thường được săn lùng tìm mua vào dịp cuối năm. Đây cũng là thời điểm các nhà vườn tung giá gà biếu Tết.

Boc gia tien trieu loat ga doc la bieu tet 2016
Thời điểm hiện tại đã có gia đình tìm mua các giống gà quý để chuẩn bị cho đợt Tết Nguyên đán. Trong đó, đặc sản gà Hồ tiến vua có giá 1,4 - 3 triệu đồng/con (tùy trọng lượng từ 4 - 6kg).
Boc gia tien trieu loat ga doc la bieu tet 2016-Hinh-2
Anh Nguyễn Chí Dũng (chủ một trang trại gà tại Hà Nội) cho biết: "Theo quan niệm dân gian, gà mang đủ năm đức tính tốt của người quân tử: Văn - Võ - Dũng - Nhân - Tín, nhiều người mua về nuôi hoặc làm quà biếu vì vẫn lịch sự. Đặc biệt hơn, gà Hồ có trọng lượng lớn, thịt chắc. Vì cần thời gian nuôi khá lâu, nên giá của chúng mới đắt hơn các giống thông thường".
Boc gia tien trieu loat ga doc la bieu tet 2016-Hinh-3
Gà tre trắng Thái Lan với bộ đuôi xòe như chim công. Chúng được một đơn vị cung ứng các loại gà quý, sinh vật cảnh ở Đống Đa, Hà Nội rao bán với giá từ 1,3 triệu đồng/con.