Cụ thể bộ máy làm việc của VKSND tối cao sau tinh gọn

Chiều 7/2, tại Phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng VKSND tối cao về bộ máy làm việc của VKSND tối cao.

Cu the bo may lam viec cua VKSND toi cao sau tinh gon

Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng VKSND tối cao về bộ máy làm việc của VKSND tối cao

Theo tờ trình, Viện trưởng VKSND tối cao đề nghị UBTVQH phê chuẩn kết thúc hoạt động, sáp nhập và sắp xếp lại một số đơn vị cấp Vụ thuộc VKSND tối cao, cụ thể:

 Sáp nhập Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế (Vụ 3) và Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng, chức vụ (Vụ 5); tên đơn vị sau sáp nhập là "Vụ công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế, tham nhũng";

Kết thúc hoạt động của Vụ Thi đua – Khen thưởng, chuyển nhiệm vụ về Văn phòng VKSND tối cao;

Sáp nhập Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (T2) và Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP. Hồ Chí Minh (T3); tên đơn vị sau sáp nhập là "Trường Đại học Kiểm sát", có Phân hiệu Trường Đại học Kiểm sát tại TP HCM.

Cơ cấu, sắp xếp lại 2 đơn vị Vụ Pháp chế và quản lý khoa học và đơn vị Tạp chí Kiểm sát thành 2 đơn vị: Vụ Pháp chế và Viện Khoa học kiểm sát.

Bên cạnh đó, chỉnh sửa tên của một số đơn vị thuộc VKSND tối cao, đảm bảo ngắn gọn, khái quát nhưng vẫn thể hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

Sau sắp xếp, bộ máy làm việc của VKSND tối cao gồm 24 đơn vị, gồm các vụ: Công tố và Kiểm sát điều tra án an ninh; Công tố và Kiểm sát điều tra án trật tự xã hội; Công tố và Kiểm sát điều tra án kinh tế, tham nhũng; Công tố và Kiểm sát điều tra án ma túy; Công tố và Kiểm sát điều tra án tư pháp; Công tố và Kiểm sát xét xử hình sự; Kiểm sát giam giữ và thi hành án hình sự; Kiểm sát án dân sự; Kiểm sát án hành chính, kinh doanh thương mại; Kiểm sát thi hành án dân sự; Kiểm sát giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp; Hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp về hình sự; Pháp chế; Tổ chức cán bộ.

Ngoài ra còn có: Ủy ban Kiểm sát; Văn phòng; Cơ quan điều tra VKSND tối cao; Cục Thống kê tội phạm và chuyển đổi số; Cục Tài chính; Thanh tra; Trường Đại học Kiểm sát (có Phân hiệu Trường Đại học Kiểm sát tại Thành phố Hồ Chí Minh); Viện Khoa học kiểm sát; Báo Bảo vệ pháp luật; Viện kiểm sát quân sự trung ương.

Đà Nẵng có 2.775 tổ dân phố phải sắp xếp, sáp nhập

Ông Nguyễn Hữu Lợi - Giám đốc Sở Nội vụ TP Đà Nẵng cho biết, thành phố có 2.775 tổ dân phố dưới 300 hộ/tổ thuộc diện phải sắp xếp, sáp nhập.

Ngày 12/12, tại kỳ họp thứ 21 HĐND TP Đà Nẵng, ông Huỳnh Bá Cử, tổ đại biểu quận Sơn Trà và huyện Hoàng Sa cho biết, hiện TP Đà Nẵng có 2.798 tổ dân phố và 113 thôn. Quy mô tổ dân phố dưới 80 hộ có 1.603 tổ, chiếm 57,3%; từ 80-150 hộ có 1.010 tổ, chiếm 36,1%; từ 150 – dưới 300 tổ có 162 tổ, chiếm 5,8% và từ 300 hộ trở lên có 23 tổ, chiếm 0,8%.

Về quy mô thôn dưới 250 hộ có 36 thôn, chiếm 31,9%; từ 250 đến dưới 300 hộ có 16 thôn, chiếm 14,1%; từ 300 hộ trở lên có 61 thôn, chiếm 54%. Tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn là Đảng viên có 1.054 người/2.911 người, tỷ lệ 36,2%.

TPHCM: Giá vàng tăng cao, người dân xếp hàng mua vàng ngày vía Thần Tài

Sáng sớm ngày 7/2 (mùng 10 tháng Giêng), rất đông người dân TP.HCM đã đổ về các tiệm vàng để mua vàng lấy may trong ngày vía Thần Tài, bất chấp giá vàng tăng cao.

TPHCM: Gia vang tang cao, nguoi dan xep hang mua vang ngay via Than Tai

Ghi nhận của PV Báo Tri thức và Cuộc sống tại tiệm vàng Mi Hồng (quận Bình Thạnh, TP HCM), ngay từ 6 giờ sáng, dòng người xếp hàng dài trước cửa hàng để chờ mua vàng.

TPHCM: Gia vang tang cao, nguoi dan xep hang mua vang ngay via Than Tai-Hinh-2

Không khí bên trong và ngoài tiệm vàng trở nên nhộn nhịp khi khách hàng liên tục ra vào, giao dịch tấp nập.

TS Nguyễn Tùng Lâm: Thông tư 29 chưa giải quyết được “gốc” của dạy thêm, học thêm

TS Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam nhận định, Thông tư 29 rất nhân văn khi hướng tới một nền giáo dục không dạy thêm, học thêm. Tuy nhiên, chưa thể giải quyết được “gốc” của vấn đề.

Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm vừa được Bộ GD&ĐT ban hành tiếp tục gây ra những ý kiến trái chiều trong dư luận. Nhiều ý kiến cho rằng, Thông tư đã ngăn chặn được việc dạy thêm, học thêm tràn lan gây bức xúc trong thời gian qua. Tuy nhiên, cũng không ít quan điểm phản đối, cho rằng, thông tư có nhiều bất cập. Trong đó, học thêm là nhu cầu thật, giáo viên cũng có quyền làm thêm như bao ngành nghề khác… Tri thức và Cuộc sống đã có cuộc trò chuyện với TS Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam.
TS Nguyen Tung Lam: Thong tu 29 chua giai quyet duoc “goc” cua day them, hoc them
 TS Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam. Ảnh: Mai Loan.