Cụ ông 91 tuổi ngất xỉu sau khi uống rượu

Uống chén rượu vào dịp tết, cụ ông 91 tuổi ngất xỉu, người nhà nghĩ do uống rượu say, nhưng khi đi khám bác sĩ thì bất ngờ bởi nguyên khác.

ThS BS Trần Hòa - Phó Trưởng khoa Tim mạch can thiệp bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, vào mùng 3 tết, khi có bạn tới chơi, ông Long (tên được thay đổi, 91 tuổi) có uống chén rượu rồi đột ngột ngất xỉu. Người nhà nghĩ rằng ông bất tỉnh do uống rượu say hoặc tiền căn bệnh phổi, bởi cụ ông cũng hút thuốc rất nhiều.

Sau khi được sơ cứu ở cơ sở y tế gần nhà, cụ ông được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp, thành dưới có biến chứng loạn nhịp tim gây ngất và chuyển cấp cứu đến bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM.

nhồi máu cơ tim,tai biến mạch máu não,đột quỵ,bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM
BS Hòa thăm khám cho người bệnh

Qua chụp động mạch vành, bác sĩ phát hiện đoạn giữa động mạch vành bên phải của cụ ông bị tắc hoàn toàn. Người bệnh sau đó được tái thông, đặt stent vào nơi sang thương bị tắc nghẽn và hiện đã qua cơn nguy kịch. 

Theo BS Trần Hòa, trường hợp cụ ông nếu điều trị can thiệp trễ, sẽ dẫn đến tình trạng nhịp chậm, ngất có thể tái phát dần chuyển đến ngưng tim, tử vong.

Một trường hợp khác là người đàn ông 30 tuổi cũng bị ngất xỉu sau khi uống rượu khiến người nhà lầm tưởng là do say rượu.

BS Hòa cho hay, người này bị nôn, đau thắt ngực, khó thở, mồ hôi vã ra như tắm, được bác sĩ bệnh viện tuyến dưới chẩn đoán là nhồi máu cơ tim cấp...

Được chuyển cấp cứu lên BV Đại học Y dược TP.HCM làm các thủ tục chuyên sâu, phát hiện động mạch vành bên trái (nhánh liên thất trước) bị tắt hoàn toàn và có dấu hiệu bóc tách kèm huyết khối.

Bác sĩ nhận định tình trạng người bệnh khá trầm trọng, khi bị nhồi máu cơ tim diện rộng và đã có dấu hiệu suy tim...

nhồi máu cơ tim,tai biến mạch máu não,đột quỵ,bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM
Nhồi máu cơ tim dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng say rượu

BS Hòa nói rằng 2 trường hợp trên rất dễ bị bỏ sót vì khởi phát đều dùng rượu, các triệu chứng nhồi máu cơ tim cấp rất dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng say rượu hoặc các vấn đề về tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đau vùng ngực hay vùng thượng vị sau khi nôn.

Theo BS, bệnh nhồi máu cơ tim không chừa một ai, dù là cụ ông lớn tuổi, có tiền sử hút thuốc lá, tiền sử bệnh phổi, tăng huyết áp hay chàng trai trẻ tuổi, có lối sống lành mạnh.

Bác sĩ khuyến cáo người dân không nên chủ quan với các trường hợp đau thắt ngực kéo dài hơn 15 phút, nhất là trong các dịp lễ Tết hay sau các buổi tiệc. Khi có các biểu hiện trên, mọi người nên tới BV kiểm tra.

Mẹo uống rượu lâu say dịp lễ Tết bạn nên biết

Theo các chuyên gia, cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe là không uống rượu, kể cả dịp lễ Tết. Tuy nhiên, nếu bạn bắt buộc phải làm điều này cần tuân thủ nguyên tắc dưới đây để bảo vệ mình.

Ăn trước khi uống
Thạc sĩ Vũ Quốc Trung, lương y đa khoa (Hội Đông y Hà Nội), cho biết để uống rượu ít tác hại nhất, chúng ta nên uống trong bữa ăn và sau khi sử dụng các thực phẩm khác. Ăn trước khi uống sẽ có tác dụng phân giải một phần lượng cồn trong rượu, bảo vệ gan, dạ dày,... tránh bị ngộ độc khi uống rượu. Tuyệt đối không uống lúc quá đói sẽ khiến men trong rượu ngấm vào thành dạ dày và thành ruột nhanh hơn, dễ gây viêm loét dạ dày, viêm ruột…

Những xu hướng thời trang tệ hại sẽ thịnh hành trở lại

(Kiến Thức) - Những xu hướng thời trang tệ hại sau đây những tưởng đã mãi biến mất trong quá khứ nhưng chúng lại đang dần thịnh hành trở lại trong năm nay.

Sử dụng miếng đệm vai được xem là một trong những xu hướng thời trang tệ hại có thể sẽ thịnh hành trở lại trong năm nay.

Sử dụng miếng đệm vai được xem là một trong những xu hướng thời trang tệ hại có thể sẽ thịnh hành trở lại trong năm nay.