CSGT trực tiếp thu tiền phạt vì lợi ích nhóm trong ngành?

(Kiến Thức) - Nếu nộp trực tiếp cho cảnh sát giao thông, ai là người kiểm tra theo dõi, có tránh khỏi tiêu cực không? 

Kiểm soát tiêu cực nếu cảnh sát giao thông thu tiền phạt
Độc giả Thanh Bình (xã Xuân Lộc, Thanh Thủy, Phú Thọ) cho rằng: "Thật vậy, nếu để người nộp phạt đến nộp tại Ngân hàng hay Kho bạc sẽ gây phiền hà, mất thời gian cho người tham gia giao thông, nhưng nếu nộp trực tiếp cho cảnh sát giao thông, ai là người kiểm tra theo dõi, có tránh khỏi tiêu cực không? 
Để giải quyết trước mắt vấn đề này, tôi thấy cứ để cho cảnh sát giao thông trực tiếp thu tiền phạt của người tham gia giao thông mắc lỗi, nhưng việc quan trọng hơn cả là trong ngành công an phải giáo dục ý thức phục vụ và lương tâm của người cảnh sát giao thông, thấy người tham gia giao thông mắc lỗi là thiếu sót của chính mình, thu tiền phạt của người tham gia giao thông mắc lỗi là một việc làm không mong muốn, ngành chức năng cấp trên phải có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thu tiền của cảnh sát giao thông bằng một hình thức từ xa "tránh lợi ích nhóm trong ngành". 
Đồng thời, cũng phải giáo dục, răn đe những người tham gia giao thông chấp hành nghiêm pháp luật trong việc đi lại, vận chuyển hàng hóa ít để mắc lỗi, tuyệt đối không được hối lộ tiền cho cảnh sát giao thông, gây hư hỏng lực lượng này. Nếu gặp trường hợp vi phạm hối lộ và nhận hối lộ cần phải trừng trị thích đáng.
Một trường hợp ghi phiếu phạt trực tiếp người vi phạm giao thông.
Một trường hợp ghi phiếu phạt trực tiếp người vi phạm giao thông. 
Nộp phạt tại chỗ là hợp lý
Còn theo độc giả Nguyễn Thành Lập (Hà Nội): Trường hợp người đi đường vi phạm Luật Giao thông, sẽ nộp tiền phạt "nóng" luôn tại chỗ cho Cảnh sát Giao thông (CSGT), theo tôi là hợp lý.
Tuy nhiên, đề nghị cơ quan chức năng dự thảo Thông tư thực hiện NĐ 171 cần thật cụ thể, rõ ràng và toàn diện về việc nộp tiền phạt tại chỗ. Trên thực tế, khá nhiều lái xe và người đi đường hiện nay có tiền gửi ngân hàng, nếu khi họ vi phạm Luật Giao thông (mà họ chứng minh được số tài khoản thực đang còn giá trị sử dụng), cũng nên quy định Thông tư sẽ cho họ khấu trừ số tiền phạt trong tài khoản ngân hàng.
Còn biện pháp hạn chế tiêu cực "làm luật", nhận tiền và đưa tiền mãi lộ, kể cả đối với các lực lượng chức năng, cũng như những người đi đường vi phạm Luật Giao thông, lại là biện pháp khác. Nó không câu nệ phụ thuộc việc nộp tiền phạt "nóng" luôn tại chỗ vi phạm, hay việc phải đến nộp tiền phạt "nguội" tại Kho Bạc Nhà nước.

Xe Bí thư huyện đâm chết người, tài xế bỏ trốn

(Kiến Thức) - Sau khi gây tai nạn chết người, tài xế điều khiển xe biển xanh của Huyện ủy Đam Rông (Lâm Đồng) đã bỏ trốn khỏi hiện trường.

Công an TP Đà Lạt cho biết, đang tiến hành điều tra vụ tai nạn giao thông xảy ra tối 15/2, trên đường Hai Bà Trưng, TP Đà Lạt khiến em Nguyễn Thế Đạt (13 tuổi) tử vong sau ít phút nhập viên. Hai người khác là chị Lê Thị Liên cùng con gái bị thương nặng, đang được điều trị tại bệnh viện.
Thông tin ban đầu cho biết, vào khoảng 20h ngày 15/2, chị Lê Thị Liên điều khiển xe gắn máy chở hai con đi học về, đến trước Trường THCS Lê Lợi (đường Hai Bà Trưng, TP Đà Lạt) thì bị ô tô mang BKS 49B-0822 của Huyện ủy Đam Rông do tài xế Phan Xuân Huy (25 tuổi), ngụ tại Đà Lạt điều khiển đâm từ phía sau.

Người Việt Nam đã nhờn luật giao thông?

Ai cũng biết muốn trị bệnh bước đầu tiên là phải xác định bệnh gì, nguyên nhân rồi mới kê đơn, bốc thuốc. Tùy vào túi tiền bệnh nhân và mức độ nặng nhẹ của bệnh bác sĩ sẽ quyết định dùng thuốc ngoại/nội, liều lượng cao/thấp...