Công ty cây xanh nói gì về kho gỗ khủng giữa Thủ đô?

(Kiến Thức) - Kho tập kết gỗ trong vụ chặt 6700 cây xanh ở Hà Nội mà phóng viên được vào xem thực ra chỉ có gốc xà cừ mà rất ít phần thân.

Chiều nay, Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội mở cửa cho các phóng viên vào chụp ảnh, quay phim nơi tập kết những cây xanh vừa bị chặt hạ trên các tuyến phố Hà Nội. Đó là khu vườn ươm Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm. Ông Nguyễn Xuân Hưng, Phó giám đốc công ty, cho biết, tại đây tập kết 186,9 khối gỗ xà cừ và 31,69 khối gỗ khác, là một phần gỗ được đốn hạ trong đề án thay thế 6.700 cây xanh Thủ đô.
Cong ty cay xanh noi gi ve kho go khung giua Thu do
 Gỗ xà cừ được tập kết ở vườn ươm Xí nghiệp sản xuất Cây xanh-cây cảnh-cây hoa.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, toàn bộ điểm tập kết này gần như chỉ có phần gốc cây xà cừ cỡ lớn, và rất ít phần thân cây. Một số thân cây có ở đây thì đã khô, không phải mới được chặt. Nhận được thắc mắc này, ông Hưng ấp úng và trả lời là “sẽ kiểm tra, tổng kết lại các đơn vị và báo cáo sau”.
Cong ty cay xanh noi gi ve kho go khung giua Thu do-Hinh-2
Ông Hanh trao đổi với báo chí chiều nay (23/3) ở vườn ươm.

Ông Hưng cũng nói, gỗ xà cừ chỉ có thể làm cọc, làm hàng rào và do dễ nứt nẻ nên rất ít giá trị thương mại. Tuy nhiên, khi được hỏi một khối gỗ xà cừ theo giá trị thị trường thời điểm hiện tại là bao nhiêu, ông bảo "không nắm được”. Vị Phó giám đốc Công ty Công viên cây xanh cho biết số gỗ này mới được tập kết và chưa tổ chức đấu giá. Công tác định giá sẽ do Sở Tài chính thẩm định, kết luận.
Ở một diễn biến khác cũng liên quan đến cây xanh, Xí nghiệp sản xuất cây xanh, cây hoa, cây cảnh Hà Nội vừa tiếp nhận 128 cây xanh được di dời từ đường Nguyễn Chí Thanh. Ông Nguyễn Xuân Hanh, Giám đốc công ty, cho biết phần lớn trong số cây này là hoa sữa, bằng lăng có đường kính dưới 35 cm.
Đơn vị tiếp nhận đã kiểm tra thân, cành, bầu đất, gốc cây nào dập nát, vẹo lệch sẽ được chỉnh sửa. Những cây này sẽ được đắp bùn non trộn thuốc kích thích lên rễ, sau đó sẽ trồng lại xuống hố. Thông thường, những cây được đánh chuyển về vườn ươm phải mất 2-3 năm chăm sóc, phục hồi mới có thể trồng trở lại trên phố.
Theo ông Hanh, tỷ lệ sống sót và được trồng lại khoảng 70-80%.
Cong ty cay xanh noi gi ve kho go khung giua Thu do-Hinh-3
"Đơn vị mới tiếp nhận 128 cây được đánh chuyển từ đường Nguyễn Chí Thanh về đây tập kết", ông Hanh cho biết. 
Trả lời báo chí chiều 23/3, ông Cao Quang Đạo, Giám đốc Xí nghiệp quản lý cắt, sửa cây xanh, cho biết, đơn vị đã huy động 105 nhân viên với nhiều cưa máy, cẩu tự hành, xe nâng làm nhiệm vụ. Trong đề án thay thế 6.700 cây xanh Hà Nội, đơn vị đã đốn hạ tổng số 520 cây xanh các loại.
Trong đó, 294 cây được chặt tại đường Nguyễn Trãi, 115 cây trên Phố Huế - Hàng Bài và 111 cây tại đường Nguyễn Chí Thanh. Chi phí đốn hạn một cây xà cừ lớn đường kính trên 1m khoảng hơn 20 triệu đồng. Trước câu hỏi tổng khối lượng gỗ của 520 cây trên là bao nhiêu, được di chuyển về đâu, ông Đạo không trả lời.

Hài hước cây chết khô vẫn còn... xin ý kiến dân

(Kiến Thức) - Trong khi hàng nghìn cây xanh bị đốn hạ không cần hỏi ai thì những cây đã chết khô rất nguy hiểm tại Hà Nội lại được treo biển... xin ý kiến.

Hai huoc cay chet kho van con... xin y kien dan
Trong khi 6.700 xây xanh được quyết định chặt hạ không thương tiếc mà "không cần hỏi dân" thì nhiều cây xanh đã chết khô, vô cùng nguy hiểm, cần chặt gấp lại treo biển... chờ xin ý kiến khiến nhiều người bức xúc. Theo ghi nhận của Kiến Thức, trên các tuyến đường như: Đê La Thành, Lý Nam Đế, Trần Phú, Trịnh Hoài Đức... hàng loạt cây xanh đã chết khô đang được Công ty TNHH một thành viên cây xanh Hà Nội treo biển... trưng cầu ý kiến người dân về việc chuẩn bị thay thế cây.

HN chặt cây xanh: “Làm cho khốc hại chẳng qua vì… tiền”?

(Kiến Thức) - Dù việc chặt hạ cây không phải để kiếm chác như Chủ tịch TP đã khẳng định nhưng lại có bóng của nhà tài trợ tức là có… tiền. 

Lí giải cho việc chặt cây xanh đang diễn ra đồng loạt, rầm rộ trên nhiều tuyến phố ở Hà Nội trong mấy ngày qua, ông Lê Văn Dục - Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội – đơn vị chủ trì đề án chặt 6.700 cây cho biết, đây là số cây sâu mục, già cỗi, cong nghiêng ảnh hưởng tới giao thông. Tóm lại là số cây này làm mất mĩ quan đường phố và đặc biệt là tiềm ẩn nguy cơ đe dọa tính mạng người dân.
Đề án đó được lập bởi sự chỉ đạo của UBND thành phố. UBND thành phố cũng đã có chủ trương kêu gọi các tổ chức, cá nhân đóng góp kinh phí thực hiện đề án. Chủ tịch thành phố Nguyễn Thế Thảo trước sau đều khẳng định: Đây là một chủ trương đúng đắn, được rất nhiều đơn vị ủng hộ!