Công trình “tủ lạnh” ngàn năm tuổi của người Ba Tư

Người Ba Tư thời cổ đại đã xây dựng một công trình bằng vữa nhằm lưu trữ thực phẩm và đá lạnh. Công trình được xây dựng trước cả khi con người phát minh ra điện.

Tìm hiểu kỹ về nền văn minh cổ đại, các nhà khoa học nhận thấy rằng họ không hề lạc hậu như suy nghĩ của nhiều người. Thậm chí, họ cực kỳ thông minh khi nghĩ ra công nghệ để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Chẳng hạn, người Inca không có hệ thống chữ viết, bù lại họ có quipu - một thiết bị đếm bằng dây và nút thắt, giúp theo dõi số lượng dân số và gia súc, thậm chí là ghi chép lại các câu chuyện dân gian của họ.

Về mặt kỹ thuật, các kỳ quan kiến trúc phức tạp của người cổ đại vẫn có mặt khắp nơi trên hầu hết lục địa, từ kim tự tháp của Ai Cập, thành phố ngầm như Derinkuyu ở vùng Cappadocia của Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngoài ra, còn có ví dụ tuyệt vời khác về một kỹ thuật thông minh của người xưa nằm ở Trung Đông - một trong những cái nôi của nền văn minh và văn hóa nhân loại. Ở nơi đây, vào khoảng thế kỷ 4 trước CN, người Ba Tư cổ đại đã nghĩ ra một thứ gọi là Yakhchāl.

Cong trinh “tu lanh” ngan nam tuoi cua nguoi Ba Tu

Yakhchāl không được dùng để chôn cất hay làm nơi ở, mà nhằm thực hiện một chức năng quan trọng khác giữa mùa hè thiêu đốt. Với nhiệt độ quá cao và khí hậu khô cằn, người Ba Tư cổ đại cần nghĩ ra cách để giải nhiệt và dự trữ thực phẩm trong những tháng mùa hè.

Chính vì vậy, sự ra đời của Yakhchāls (nghĩa là "hố băng") đã giúp ích cho họ rất nhiều. Công trình này cung cấp cả không gian và điều kiện để bảo quản không chỉ nước đá mà còn nhiều loại thực phẩm dễ hư hỏng ở nhiệt độ cao.

Cong trinh “tu lanh” ngan nam tuoi cua nguoi Ba Tu-Hinh-2

Ảnh minh họa.

Nhìn từ bên ngoài, cấu trúc của Yakhchāl như đâm xuyên bầu trời với hình dạng mái vòm. Ở bên trong, Yakhchāl thường tích hợp một hệ thống làm mát bay hơi, giúp giữ nước và các loại thực phẩm luôn mát lạnh, thậm chí có thể làm đông đồ khi lưu trữ trong phòng dưới lòng đất của ngôi nhà. Việc người Ba Tư cổ đại cố gắng lưu trữ nước đá lạnh giữa sa mạc nghe có vẻ khá xa vời, nhưng về bản chất, kỹ thuật họ sử dụng cũng không quá phức tạp.

Một Yakhchāl thông thường sẽ cao khoảng 18 mét với không gian rộng lớn bên trong cho việc lưu trữ, với thể tích lên tới 6.500 khối. Hệ thống làm mát bay hơi bên trong các ngôi nhà vận hành thông qua các thiết bị đón gió, với nước dẫn từ các con suối gần đó qua các qanāts - hệ thống kênh ngầm chung được thiết kế để dẫn nước qua nhiều khu vực khác nhau.

Người Ba Tư ngày nay không còn sử dụng Yakhchāl, một số công trình cũng đã bị hư hại và xói mòn do bão sa mạc. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều công trình nguyên vẹn trên khắp Iran và các quốc gia lân cận. Thuật ngữ Yakhchāl vẫn được sử dụng ở khu vực Trung đông ngày nay mỗi khi người ta đề cập đến việc sử dụng tủ lạnh trong các nhà bếp hiện đại.

Tại sao người Inca cổ đại có tập tục hiến tế tim trẻ em?

Mới đây, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy ở Peru 76 bộ hài cốt của hàng chục đứa trẻ với những trái tim bị móc ra.

76 bộ hài cốt trẻ em vừa được tìm thấy ở Peru

Ngỡ ngàng giàn hoa giấy siêu khủng tại Trường Mầm non Lò Văn Giá

Giàn hoa giấy với kích thước khổng lồ đang nở rộ, bao trùm toàn bộ dãy phòng học 3 tầng tại trường Mầm non Lò Văn Giá, TP Sơn La, tỉnh Sơn La.

Ngo ngang gian hoa giay sieu khung tai Truong Mam non Lo Van Gia

Những ngày gần đây, ảnh chụp giàn hoa giấy siêu khủng nở rực rỡ tại Trường Mầm non Lò Văn Giá, TP Sơn La, tỉnh Sơn La, đã thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Ngo ngang gian hoa giay sieu khung tai Truong Mam non Lo Van Gia-Hinh-2

Giàn hoa giấy với kích thước khổng lồ nở rộ, bao trùm toàn bộ dãy phòng học 3 tầng tại Trường Mầm non Lò Văn Giá.

Ngo ngang gian hoa giay sieu khung tai Truong Mam non Lo Van Gia-Hinh-3

Các dãy phòng học được phủ kín bởi giàn hoa giấy màu hồng và trắng tạo nên khung cảnh đẹp mê hồn.

Ngo ngang gian hoa giay sieu khung tai Truong Mam non Lo Van Gia-Hinh-4
 Giàn hoa giấy siêu khủng trổ bông sum suê và uốn lượn đẹp mắt lên tận mái nhà, ước chừng hàng chục mét.
Ngo ngang gian hoa giay sieu khung tai Truong Mam non Lo Van Gia-Hinh-5

Các bạn nhỏ Trường Mầm non Lò Văn Giá ngồi xích đu, vui đùa dưới bóng mát của những giàn hoa giấy.

Ngo ngang gian hoa giay sieu khung tai Truong Mam non Lo Van Gia-Hinh-6

Những giàn hoa giấy nở rộ giữa cảnh núi non đại ngàn tạo lên khung cảnh đẹp như một bức tranh vẽ.

Ngo ngang gian hoa giay sieu khung tai Truong Mam non Lo Van Gia-Hinh-7
 Hoa giấy là loài cây dễ trồng, hoa đẹp và tốn ít công chăm sóc. Khi gặp khí hậu nóng ẩm, nhiều ánh sáng, hoa sẽ nở đồng loạt, có thể nhuộm hồng, đỏ rực rỡ cả một vùng trời.
Ngo ngang gian hoa giay sieu khung tai Truong Mam non Lo Van Gia-Hinh-8
Những gốc hoa giấy được trồng từ ngày đầu tiên thành lập trường năm 2012, tới nay đã chứng kiến biết bao lớp học sinh khôn lớn trưởng thành. 
Ngo ngang gian hoa giay sieu khung tai Truong Mam non Lo Van Gia-Hinh-9

Trao đổi với báo chí, cô giáo Khúc Thị Loan, hiệu trường nhà trường cho biết: Để đảm bảo cảnh quan trường học, mỗi năm nhà trường đều tiến hành cắt tỉa cây. Việc này vừa để cho cây hoa giấy ra nhiều cành non sẽ cho nhiều hoa, vừa để đảm bảo an toàn cho học sinh.

Ngo ngang gian hoa giay sieu khung tai Truong Mam non Lo Van Gia-Hinh-10
 Bà hiệu trưởng cũng cho biết: "Tôi gắn bó với trường từ ngày đầu thành lập, chưa khi nào thấy cây hoa giấy bị sâu bệnh. Phía trong hành lang các lớp học, cành hoa giấy được cắt tỉa thường xuyên nên học sinh có thể vui chơi thoải mái và an toàn. Giàn hoa giấy như một tấm rèm che chắn cho phòng học, mùa hè xanh mát và mùa đông chắn gió nên ấm áp.

>>> Mời độc giả xem thêm video “Sống ảo” bên ngôi nhà phủ đầy hoa xác pháo ở Bảo Lộc (Nguồn: Kienthucnet):