Công trình trái phép "băm nát" đất di sản

Nhiều người dân ngang nhiên san lấp lòng sông di sản xây dựng các công trình trái phép kiên cố, trong khi chính quyền buông lỏng quản lý đã khiến cho một phần di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng bị “băm nát”.

Sông Son đoạn chạy qua xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) là một phần trong hồ sơ di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng. Tuy nhiên, dòng sông di sản này đang bị "băm nát" bởi những công trình trái phép. Nhiều hộ dân ngang nhiên đổ đất san lấp lòng sông, xây dựng nhà cửa, các công trình kiên cố làm hiện trạng dòng sông thay đổi khiến nhiều người dân lo lắng.
Theo phản ánh của người dân xã Sơn Trạch, tình trạng lấn chiếm, xây dựng các công trình trái phép đã diễn ra từ lâu. Người dân đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền nhưng chính quyền chưa xử lý khiến việc lấn chiếm diễn càng thêm nghiêm trọng và công khai. Ông V. N. ( Trú xã Sơn Trạch) cho biết: “Họ ngang nhiên đổ đất lấn sông xây dựng nhà cửa, hàng quán. Chúng tôi phát hiện đã phản ánh lên xã, tuy nhiên, xã chỉ làm cho có không cưỡng chế bắt tháo dỡ nên người dân họ được đà tiếp tục xây dựng”.
Cong trinh trai phep
 Ngang nhiên chiếm đất, xây dựng nhà trên đất di sản Phong Nha - Kẻ Bàng.
Theo quan sát của PV, dọc bờ sông Son đoạn chân cầu Xuân Sơn, thôn Cù Lạc 1, xã Sơn Trạch đã có hàng chục ngôi nhà kiên cố được xây dựng, nhiều nền đất được đổ sẵn. Bên cạnh đó, nhiều đoạn lòng sông đang bị người dân san lấp, đào bới để tiếp tục xây dựng. Việc san lấp, xây dựng diễn ra công khai tuy nhiên không có bất kì sự can thiệp hay xử lý của chính quyền địa phương.
Một số người dân cho biết, những người chiếm đất ở khu vực này đều là những người máu mặt ở địa phương, khi có ai phản ánh thì sẽ bị những người này hù dọa. “Sau khi đổ đất chiếm sông, không biết họ làm thế nào mà xã với huyện lại cấp sổ đỏ. Từ đất di sản họ hô biến thành đất riêng. Bờ sông Son nên thơ xanh mát ngày trước giờ đã bị thay bằng nền đất, xi măng”, một người dân bức xúc.
Theo tìm hiểu, ở xã Sơn Trạch ngoài việc người dân lấn chiếm lòng sông Son còn xảy ra tình trạng chiếm dụng đất công mà trước đó chính quyền đã giao cho một đơn vị ở địa phương sử dụng và quản lý. Cụ thể, diện tích đất 25.000 m2 của công ty TNHH MTV Tràng An sử dụng và quản lý đang bị nhiều đối tượng ngang nhiên nhảy vào phá hoại tài sản, dựng hàng rào vào chiếm dụng. Đây là diện tích đất trước đó thôn Cù Lạc 1, xã Sơn Trạch đã giao cho công ty TNHH MTV Tràng An sử dụng theo hợp đồng thuê đất với số 759/HĐTĐ với thời gian sử dụng lâu dài.
Ông Nguyễn Nam Trung, Chủ tịch UBND xã Sơn Trạch xác nhận có tình trạng vi phạm lấn chiếm đất đai trên địa bàn xã quản lý. Ông Trung cho biết, việc này ông báo cáo huyện để huyện có phương án xử lý.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Hòa, nguyên Chủ tịch UBND xã Sơn Trạch nói: “Thời tôi làm Chủ tịch UBND xã nhưng năm 2000 đều cương quyết với tình trạng lấn chiếm đất ngay từ đầu, cưỡng chế ngay từ đầu nên không phức tạp như bây giờ. Bây giờ tình hình lấn chiếm đất công, đất dân đang diễn ra nghiêm trọng”.
Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Sở xây dựng Quảng Bình khẳng định, Sở sẽ cho kiểm tra tình trạng xây dựng trái phép vi phạm quy hoạch, lấn chiếm đất công để có biện pháp xử lý, không để xảy ra tình trạng bị động, bất ngờ dẫn đến hậu quả khó lường về sau.

Dãy biệt thự mọc trên đất rừng ở Vĩnh Phúc: Chủ nhân là ai?

Nhiều ngôi biệt thự ngang nhiên mọc lên trên đất rừng trồng cây ăn quả tại phường Liên Bảo (Vĩnh Phúc), dù ngành chức năng đã vào cuộc.

Trao đổi với VietNamNet ngày 17/8, ông Trần Đình Tuyên, Bí thư, Chủ tịch HĐND phường Liên Bảo (TP Vĩnh Yên) cho biết, UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao cho phường quản lý chặt chẽ việc xây dựng tại khu vực có 7 ngôi biệt thự không phép. Từ năm 2017, khi phát hiện việc này, phường đã cho người vào kiểm tra, lập biên bản nhiều lần đều không gặp được chủ nhà.

"Khu vực đang xây dựng 7 ngôi biệt thự trái phép là đất của công ty Kim Long được tỉnh giao đất rừng trồng cây ăn quả (trước đó là trồng mía - PV) với diện tích hơn 26ha từ năm 1997 đến 2015" - ông Tuyên cho biết thêm.

UBND phường Liên Bảo có báo cáo mới đây nhất vào ngày 20/4 về toàn bộ các ngôi biệt thự xây trái phép trong khu đất giao cho công ty Kim Long với UBND TP Vĩnh Yên.
Day biet thu moc tren dat rung o Vinh Phuc: Chu nhan la ai?
 Biệt thự được xây trên đất rừng trồng hoa quả tại phường Liên Bảo, TP Vĩnh Yên

Cận cảnh dinh thự Vua Mèo mang kiến trúc kịch độc ở Hà Giang

(Kiến Thức) - Cách thành phố Hà Giang 130 km về phía Bắc, khu dinh thự vua Mèo nằm ở thung lũng Sà Phìn là một công trình kiến trúc tinh xảo, được xây dựng trong 9 năm với kinh phí tương đương 150 tỷ đồng. 

Can canh dinh thu Vua Meo mang kien truc kich doc o Ha Giang
Mới đây, ông Vương Duy Bảo, cháu nội của "vua Mèo" Vương Chí Sình đã gửi thư tới Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị giải quyết việc trả lại quyền sử dụng đất gắn với dinh thự họ Vương hơn 100 tuổi  ở xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, Hà Giang. Ảnh: Lao động.