Công Phượng bị hạn chế tiếp xúc báo chí khi lên Tuyển

Mỗi lần giới truyền thông nhắc đến Công Phượng trước hay sau các buổi tập, HLV Miura đều lắc đầu và từ chối nhận xét về học trò.

Theo quy định của VFF và chính HLV Miura, ông sẽ không “lên hình” đều đặn trong các lần hội quân của đội tuyển. Thay vào đó, kết thúc mỗi buổi tập, truyền thông Việt Nam sẽ đăng ký phỏng vấn từ 1 đến 2 cầu thủ.
Lần lượt Công Vinh, Văn Quyết, Tiến Thành, Trọng Hoàng… đều ít nhất một lần chia sẻ với báo giới về kế hoạch tập luyện và chuẩn bị cho 2 trận đấu tại vòng loại thứ 2 World Cup 2018.
Cong Phuong bi han che tiep xuc bao chi khi len Tuyen
Công Phượng hầu như không được tiếp xúc với báo chí khi lên tham dự ĐTVN. Ảnh: Tùng Lê. 
Ngay cả ông thầy người Nhật Bản cũng luôn sẵn sàng nhận xét bất kỳ học trò nào, nếu được truyền thông đề nghị. Nhưng với Công Phượng lại là trường hợp đặc biệt. HLV Miura từ chối toàn bộ các câu hỏi liên quan đến tiền đạo này mà không đưa ra lý do giải thích.
Khi báo chí đăng ký lịch phỏng vấn với Công Phượng, ông thầy người Nhật cũng lắc đầu. Nghĩa là những thông tin về Công Phượng luôn được bịt kín và điều đó như là thế giới riêng của tiền đạo xứ Nghệ. Ngay cả các đồng đội khi được hỏi cũng thường lắc đầu, với lý do “tế nhị lắm”.
Ở HAGL, bầu Đức cấm toàn bộ các cầu thủ tiếp xúc và trả lời truyền thông. Lần gần nhất Công Phượng trả lời truyền thông một cách chính thống là trong buổi hội quân đầu tiên của U23 VN chuẩn bị SEA Games 28.

Công Phượng bị thất bại ám ảnh, liên tục nhận tin buồn

(Kiến Thức) - Vừa trở về nước, trong khi vẫn bị thất bại ám ảnh, nỗi buồn thua trận vẫn chưa nguôi ngoai, Công Phượng lại phải nhận tin buồn từ gia đình. 

Cong Phuong bi that bai am anh, lien tuc nhan tin buon
Sau trận thua của đội tuyển U23 Việt Nam trước U23 Myanmar ở bán kết SEA Games 28, khán giả có thể thấy một hình ảnh Công Phượng rất lạ. Anh không gào khóc như nhiều đồng đội khác, mà cố gắng bình tĩnh, lạnh lùng đến bên an ủi, động viên từng người một. Ảnh dùng trong bài: Vietnam+, TTVN, TTVH, VTC.

Bộc bạch của 9X xinh đẹp thụ tinh trong ống nghiệm

Từng bị bạn bè trêu chọc là “một con tinh trùng thất bại”, nhiều lần cô bé được thụ tinh đầu tiên ở VN Lan Thy đã bật khóc giữa sân trường. 

Vào ngày 30/4/1998, ba đứa trẻ thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) đầu tiên ở Việt Nam được ra đời trong sự vui mừng của gia đình và giới y bác sĩ trong lẫn ngoài nước. Sự kiện được đánh giá cho một thành tựu xuất sắc của nền y học Việt Nam. Phạm Tường Lan Thy - một trong ba đứa trẻ được chào đời từ “phép màu” ấy giờ đây đã là cô gái 18 tuổi xinh đẹp, học giỏi và được nhiều người biết đến.
 Vào ngày 30/4/1998, ba đứa trẻ thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) đầu tiên ở Việt Nam được ra đời trong sự vui mừng của gia đình và giới y bác sĩ trong lẫn ngoài nước. Sự kiện được đánh giá cho một thành tựu xuất sắc của nền y học Việt Nam. Phạm Tường Lan Thy - một trong ba đứa trẻ được chào đời từ “phép màu” ấy giờ đây đã là cô gái 18 tuổi xinh đẹp, học giỏi và được nhiều người biết đến.