Công chúa nhà Đường nào có màn đánh ghen vượt thời đại?

Vào thời nhà Đường, có một màn trừng trị tiểu tam của một nàng công chúa đã trở thành kinh điển, lưu danh sử sách tới muôn đời.

Nàng công chúa khí phách
Trong lịch sử phong khiến, những người phụ nữ thường được biết đến với vai trò tề gia nội trợ, nâng khăn sửa túi cho chồng. Thế nhưng thời Đường ở Trung Hoa, nữ giới không bị o ép vào các quy định hà khắc. Tuy nhiên, con cái của vua lại được ưu tiên thoải mái thể hiện bản thân, mạnh mẽ hơn so với những người thường dân.
Hoàng đế Đường Trung Tông Lý Hiển là một nhân vật đối xử rất công bằng với các cô con gái của mình. Không chỉ các Hoàng tử được ra ngoài chơi bời, săn bắn mà công chúa cũng vậy. Chính bởi vì sự chiều chuộng của Lý Hiển mà con cái ông ai cũng có ít nhiều sự ương bướng.
Cong chua nha Duong nao co man danh ghen vuot thoi dai?
Ảnh minh họa.
Con gái của Lý Hiển là Nghi Thành nổi tiếng nhanh nhẹn nhưng lại ương bướng nhất. Có một người cha chiều chuộng hết mực, nàng lại càng tỏ ra bướng bỉnh và nóng tính hơn.
Khi Nghi Thành xuất giá và kết hôn với Bùi Tốn - một vị quan trong triều thì Lý Hiển vẫn chưa lên làm vua. Bởi vậy, khi đến nhà chồng phong hiệu của cô vẫn chỉ là Nghĩa An Quận chúa. Nghi Thành lại kết hôn với vị quan có chức tước không cao là bởi nàng chỉ là con vợ lẽ. Thời đại phong kiến chênh lệch giữa con của vợ cả và vợ lẽ rất lớn. Đây có thể là nguyên nhân chính dẫn đến những điều trên.
Thế nhưng dù nói gì đi chăng nữa thì Nghi Thành vẫn mang dòng máu Hoàng tộc. Cô vẫn kiêu ngạo, ngông nghênh vì được người cha yêu thương hết mực. Sau này, Lý Hiển lên ngôi Hoàng đế. Nghi Thành Quận chúa cũng được phong làm Nghi Thành Công chúa.
Cuộc sống ở nhà chồng của cô cũng thoải mái dễ chịu. Công chúa và chồng tuy đến với nhau không xuất phát từ tình yêu nhưng rất tôn trọng đối phương. Khi cô không bướng bỉnh thì cũng đáng yêu ngọt ngào khiến cho Bùi Tốn cũng thấy thỏa mãn.
Vì hiểu cho chồng là Phò mã nên chẳng được quyền tam thê tứ thiếp như đàn ông đương thời nên Công chúa cũng rất biết cách suy nghĩ. Cô cũng cố gắng để trở thành một người vợ, người con dâu tốt của nhà họ Bùi.
Thế nhưng vị Phò mã này lại không giữ mình được. Chính anh đã góp phần khiến màn đánh ghen kinh hoàng đã diễn ra.
Bắt quả tang ngay tại trận
Dù vì chồng mà làm nhiều việc như thế nhưng Nghi Thành lại phát hiện ra Bùi Tốn ngày càng xuất hiện những dấu hiệu khác lạ. Phò mã không còn ân cần ngọt ngào như trước mà thay vào đó là sự khó chịu, bất mãn và kiếm cớ gây sự với nàng.
Chính những dấu hiệu này mà Nghi Thành công chúa nghi ngờ rằng chồng phản bội. Càng nghĩ nàng càng cảm thấy bực bội: "Bùi Tốn, ngươi giỏi lắm. Ngươi dám đối xử với ta như vậy sao? Ta ở nhà tuân thủ nữ tắc, làm việc quy củ, ngươi lại dám trêu hoa ghẹo nguyệt bên ngoài. Cái đồ có mới nới cũ nhà ngươi, nếu để ta bắt được thì chắc chắn phải cho ngươi biết tay".
Sau đó nàng một mặt giả vờ như không biết gì, một mặt thì bí mật theo dõi chồng. Nghi thành công chúa dễ dàng phát hiện ra kẻ phá hoại hạnh phúc của mình chính là cô hầu gái xinh đẹp ở trong nhà. Nàng bắt gian ngay tại trận, cho kẻ thứ ba một bài học nhớ đời.
Cong chua nha Duong nao co man danh ghen vuot thoi dai?-Hinh-2
Khi Nghi Thành công chúa xử lý xong hầu nữ thì nàng quay sang nhìn chồng, Bùi Tốn khiếp sợ vội vàng bỏ chạy, thế nhưng vẫn bị mất đi một lọn tóc. Hành động xử phạt của Nghi Thành công chúa được ghi lại khiến không chỉ chồng mà nhiều người phải e sợ.
Núp sau người hầu, Bùi Tốn khi đó run rẩy. Nghi Thành công chúa bật cười và lạnh lùng nói: "Ta muốn người trong thiên hạ biết được ngươi đã làm chuyện tốt gì". Nói xong nàng quay ngoắt đi và không thèm liếc Bùi Tốn lấy 1 lần.
Hành động này của Nghi Thành công chúa đã tạo nên một trận náo động cả kinh thành. Thời điểm đó các ngự sử liên tục viết tấu chương yêu cầu nhà vua phải phạt nặng công chúa. Trước sức ép đó Trung Tông đã hạ Nghi Thành xuống làm huyện chủ, tức là thấp hơn quận chúa. Còn Bùi Tốn thì bị cách chức. Thế nhưng chẳng bao lâu thì Bùi Tốn lại được Trung Tông thăng chức để an ủi. Còn Nghi Thành công chúa phải mất tới mấy năm mới có thể khôi phục lại danh hào cũ.
Cuộc sống sau này của Nghi Thành công chúa sử sách không còn ghi thêm. Chỉ biết được rằng tới tận lúc Nghi Thành công chúa qua đời thì Bùi Tốn cũng không một lần nào bị truy ra chuyện phản bội, ngoại tình nữa. Có lẽ sau mà trừng trị kinh điển hồi đó, Bùi Tốn cũng hiểu được tính cách vợ mình mà không dám phản bội nữa.

Trang phục thời nhà Đường: Quý tộc hở bạo, dân thường phải kín mít

Phụ nữ có quyền sống ở thời nhà Đường (Trung Quốc) được để lộ da thịt ở phần cổ, nhưng thấp đến đâu thì còn tùy thuộc vào địa vị của họ trong xã hội.

Vào thời nhà Đường ở Trung Quốc, bắt đầu từ năm 618 cho đến năm 907, phụ nữ không còn quá bó buộc vào những hủ tục phong kiến của đạo Nho. Họ có thể đến trường, tự chủ trong công việc và hôn nhân và gần như ngang bằng với nam giới.
Trang phuc thoi nha Duong: Quy toc ho bao, dan thuong phai kin mit
Trang phục phóng khoáng của phụ nữ giàu có thời nhà Đường. 
Đó là lý do khiến trang phục phụ nữ thời kỳ này phóng khoáng hơn. Ở các gia đình quý tộc, phụ nữ có quyền được để lộ da thịt ở phần cổ, nhưng… thấp đến đâu thì còn tùy thuộc vào địa vị của họ trong xã hội. Tuy nhiên họ lại không được phép để lộ lưng và vai. Phụ nữ ở tầng lớp thấp thì kể cả lộ da thịt cũng không được phép.
Thời kỳ này, sự phân biệt giai cấp được thể hiện rất rõ, cụ thể là vải lụa, len và vải lanh gần như chỉ dành cho các tiểu thư hay giới quý tộc. Dân thường thì dùng da thú và những loại trang phục khá thô sơ khác.
Màu sắc trang phục cũng là thứ để nhận dạng cấp bậc, ví dụ như màu tím, đỏ, xanh đậm, xanh lá cây sáng màu, hay màu xanh đen… theo thứ tự là những màu đại diện cho giai cấp quan lại và vua chúa. Màu vàng là màu dành cho dân thường. Điều đó lý giải vì sao đa phần trong phim các phi tần lẫn tài nhân đều diện những bộ cánh màu sắc và khá bắt mắt.
Trước đó, các trang phục “mát mẻ” của các nhân vật trong bộ phim “Võ Mỵ Nương truyền kỳ” cũng được lấy ý tưởng từ đời nhà Đường ở Trung Quốc.
Vào giai đoạn hưng thịnh, những bộ trang phục của nhà Đường thường được kết hợp với váy, áo khoác ngoài mỏng manh.
Các mỹ nhân trong phim đều sử dụng trang phục riêng với màu sắc chủ đạo khác nhau và không hề trùng lặp ở các cảnh quay theo thời gian.
Trang phuc thoi nha Duong: Quy toc ho bao, dan thuong phai kin mit-Hinh-2
Ảnh minh họa. 
Nhiều bộ trang phục được đặt hàng riêng biệt với giá không hề rẻ. Những bộ trang phục chủ đạo được làm tỉ mỉ và vô cùng cẩn thận với họa tiết được thêu bằng tay để đảm bảo độ tinh xảo.

Lý Thế Dân hỏi 1 câu, Võ Tắc Thiên nói gì để bảo toàn tính mạng?

Rốt cuộc Võ Tắc Thiên đã trả lời như thế nào mà có thể bảo toàn được tính mạng?

Nhắc đến nhà Đường, không thể không nhắc đến Võ Tắc Thiên. Bà là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử phong kiến Trung Quốc làm phi tử dưới hai đời vua chúa liên tiếp, mà hai đời vua chúa này lại là hai cha con ruột!

Và đến cuối cùng, bà đã trở thành nữ Hoàng đầu tiên trong lịch sử phong kiến Trung Hoa. Những người hiểu biết lịch sử đều biết rất rõ một điều: Quá trình giành hoàng vị của Lý Thế Dân không hề quang minh chính đại, tất cả đều dựa vào việc giết hại huynh đệ ruột thịt mà giành được.