Nguyên nhân hải sản chết bất thường ở Kiên Giang

Nguyên nhân hải sản chết bất thường ở Kiên Giang có thể do tảo biển “nở hoa”...

Sáng 2/6, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức cuộc họp với các Sở, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan để nghe báo cáo kết quả xác định hiện tượng thủy hải sản chết bất thường tại khu vực dọc ven biển từ xã Bình An, huyện Kiên Lương đến xã Thuận Yên, thị xã Hà Tiên xảy ra từ ngày 5/5 đến ngày 11/5.

Ba cơ quan đã đến lấy mẫu để phân tích tìm nguyên nhân gồm Cục Thú y, Tổng cục thuỷ sản và Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Kiên Giang. Các cơ quan đều nhận định chung là không có sự biến động, thay đổi lớn trên diện rộng của môi trường biển tự nhiên (do thời tiết hay thuỷ triều đỏ), hàm lượng kim loại nặng (Cd, Pd, Hg, As,…), chỉ tiêu thuỷ lý, thuỷ hoá, tảo độc và vi sinh vật gây hại đều nằm trong ngưỡng cho phép hoặc không phát  hiện. Không ghi nhận sự hiện diện của Xyanua và Phenol trong các mẫu thu.
Cong bo nguyen nhan khien hai san chet bat thuong o Kien Giang
 

Tuy nhiên còn chưa có sự thống nhất về nguyên nhân chính gây thuỷ hải sản chết hàng loạt trong thời gian qua của các cơ quan chức năng.

Cụ thể theo nhận định của Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn (do Cục Thú y tham mưu), nguyên nhân chính có thể là do nước biển ven bờ bị ô nhiễm cục bộ trong khoảng thời gian 3 ngày dẫn đến hiện tượng thuỷ sản trúng độc và chết hàng loạt. Hàm lượng Amoniac có cao ở một số thuỷ vực nhưng là do xác thuỷ sản phân huỷ, gây ô nhiễm môi trường.  

Còn Tổng cục thuỷ sản thì cho rằng loài tảo Leptocylindrus danicus hiện diện với mật độ cao (304.200 – 1.668.600 tế bào/L) gây hiện tượng “nở hoa” làm thiếu ô xy cục bộ vào ban đêm, dẫn đến tình trạng thuỷ sản chết hàng loạt.

Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Kiên Giang kết luận chất hoạt động bề mặt có dấu hiệu cao hơn bình thường, đây là những chất thường sử dụng trong sản xuất xà bông, chất tẩy rửa, mỹ phẩm. Tuy nhiên chưa tìm thấy mối tương quan giữa các cơ sở sản xuất trong khu vực với sự hiện diện của các chất này trong môi trường nước.

Tại cuộc họp, tỉnh đưa ra nhận định chung nguyên nhân là do nguồn nước biển ở khu vực này tại thời điểm đó bị ô nhiễm cục bộ bởi hiện tượng tảo “nở hoa” sinh độc tố và gây thiếu ô xy vào ban đêm, dẫn đến thuỷ sản chết hàng loạt.

Các cơ quan cho rằng để tìm ra nguyên nhân chính xác cần huy động mọi nguồn lực tiếp tục nghiên cứu xác định tác nhân, nguồn gốc gây ô nhiễm thực sự.

Tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng thông báo kết quả xác định nguyên nhân  để người dân an tâm sản xuất, tránh dư luận không tốt; đồng thời tiếp tục kiểm tra, giám sát  ô nhiễm ở vùng bị ảnh hưởng.

Theo thống kê, huyện Kiên Lương có hơn 3.000 tấn nghêu, sò huyết, sò lông và hơn 23 ngàn cá nuôi lồng bè bị chết, ước thiệt hại gần 69 tỷ đồng; Thị xã Hà Tiên có 17 hộ nuôi nghêu bị thiệt hại với diện tích 42,5ha. Sản lượng thiệt hại khoảng 139 tấn.

Tới đây, Kiên Giang sẽ xét thông qua  phương án quan trắc môi trường nước tự động phục vụ nuôi trồng thuỷ sản kết hợp môi trường; xem xét để có chính sách hỗ trợ  người dân bị thiệt hại để khôi phục sản xuất.

Tàu cá Bình Định bị tàu nước ngoài đâm chìm, một người tử vong

Theo báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định, lúc 15 giờ 30 phút ngày 1/5, Văn phòng nhận được thông tin tàu cá BĐ 93241-TS bị đâm chìm.

Theo báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định, lúc 15 giờ 30 phút ngày 1/5, Văn phòng nhận được thông tin tàu cá bị đâm chìm mang số hiệu BĐ 93241-TS. 
Chủ tàu kiêm thuyền trưởng là ông Ngô Trương Trung, sinh năm 1971, ở Cát Khánh, Phù Cát. Tàu có công suất 165CV, trên tàu có 15 thuyền viên, hành nghề vây ánh sáng. 

Ảnh: Người Hà Nội vật vã dưới nắng nóng 40 độ mưu sinh

(Kiến Thức) - Dưới tiết trời nắng nóng gay gắt hơn 40 độ C ngoài trời, nhiều người lao động vẫn phải vật lộn, cháy da cháy thịt để mưu sinh ở Hà Nội.

Anh: Nguoi Ha Noi vat va duoi nang nong 40 do muu sinh
 Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, từ ngày 2/6 đến 5/6, vùng áp thấp nóng phía Tây tiếp tục mở rộng về phía Đông Nam kết hợp với hiệu ứng gió phơn hoạt động mạnh nên nắng nóng gay gắt tiếp tục diễn ra ở Bắc Bộ và các tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa đến Phú Yên. Tại Hà Nội, nhiệt độ chạm ngưỡng 40 độ C.