Công bố dịch COVID-19 toàn quốc: Ba mục tiêu Thủ tướng hướng đến là gì?

(Kiến Thức) - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói rằng, việc Thủ tướng ký quyết định công bố dịch bệnh COVID-19 trên toàn quốc có 3 mục tiêu. Vậy ba mục tiêu đó là gì?

Phát biểu tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (dịch bệnh COVID-19) ngày 1/4, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo cho biết, vào ngày 23/1, trước Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, khi có ca nhiễm COVID-19 đầu tiên ở Thành phố Hồ Chí Minh, chúng ta đã bắt đầu chống dịch.
“Đến thời điểm này chúng ta đã bước sang giai đoạn 3 của "cuộc chiến" chống dịch COVID-19”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.
Cong bo dich COVID-19 toan quoc: Ba muc tieu Thu tuong huong den la gi?
  Việc Thủ tướng ký quyết định công bố dịch bệnh COVID-19 trên toàn quốc có 3 mục tiêu. 
Theo Phó Thủ tướng, thực tế, rất nhiều địa phương dù chưa có người nhiễm bệnh nhưng chính quyền và nhân dân địa phương đã tham gia chống dịch với tinh thần “toàn dân chống dịch. Cả hệ thống chống dịch dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước nên thực tế từ hơn 2 tháng qua cả nước đã chống dịch.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng nói rằng, việc Thủ tướng ký quyết định công bố dịch bệnh COVID-19 trên toàn quốc có 3 mục tiêu.
Thứ nhất, làm tăng thêm tinh thần trách nhiệm của các lực lượng chống dịch trên từng địa bàn, trong từng ngành.
Thứ hai là để người dân nhận thức rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc tham gia thực hiện các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và hướng dẫn của ngành y tế để thực sự “mỗi người dân là một chiến sĩ tham gia chống dịch”.
Thứ ba, khi Thủ tướng ký quyết định công bố dịch toàn quốc, tất cả các lực lượng tham gia chống dịch của ngành y tế, quân đội, công an và các lực lượng khác được hưởng chế độ, chính sách trong thời gian chống dịch.
Cong bo dich COVID-19 toan quoc: Ba muc tieu Thu tuong huong den la gi?-Hinh-2
 Nguồn: Vietnam+
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn manh, mặc dù quyết định được ban hành ngày 1/4 nhưng Thủ tướng cho áp dụng chính sách đó với những người tham gia chống dịch ở tuyến đầu được hưởng chế độ từ ngày 28/1/2020.
“Đây là sự động viên, khích lệ của Thủ tướng Chính phủ, cũng là của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đối với đội ngũ trực tiếp tham gia chống dịch ở tất cả các ngành, các cấp trong cả nước”, Phó Thủ tướng nói.
Trước đó, ngày 1/4, Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 447/QĐ-TTg về việc công bố dịch COVID-19.
Quyết định đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của dịch, đây là bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ đại dịch toàn cầu, với đường lây truyền qua đường hô hấp từ người sang người.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ sở y tế, tổ chức, cá nhân liên quan triển khai thực hiện nghiêm các chỉ đạo về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra và các quy định của pháp luật có liên quan.
>>> Mời độc giả xem video Thủ tướng công bố dịch Covid-19 trên toàn quốc

Nguồn: VTC Now.

Đường phố Hà Nội thế nào trong ngày đầu thực hiện cách ly toàn xã hội?

(Kiến Thức) - Ngày 1/4, thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cách ly toàn xã hội để phòng chống dịch COVID-19, tại Hà Nội, đường phố vắng vẻ không còn đông đúc thậm chí là tắc đường như trước nữa. 

Duong pho Ha Noi the nao trong ngay dau thuc hien cach ly toan xa hoi?

Các tuyến đường thường xuyên ùn tắc như Nguyễn Xiển, Nguyễn Trãi, Trường Chinh, Láng... trở nên cực kỳ thông thoáng ngay tại giờ cao điểm sáng 1/4. Các ngã tư thuộc điểm nóng về mật độ xe cộ cũng không hề xảy ra bất cứ xung đột nào khiến giao thông bị cản trở. (Ảnh: Gia Đình và Xã Hội). 

Duong pho Ha Noi the nao trong ngay dau thuc hien cach ly toan xa hoi?-Hinh-2
 Trước đó, Thủ tướng Chính Phủ đã ra Chỉ thị: Cách ly toàn xã hội từ 0h ngày 1/4 trên phạm vi toàn quốc trong vòng 15 ngày để quyết tâm ngăn chặn lây lan dịch COVID-19. (Ảnh: Gia Đình và Xã Hội). 

Bến xe Mỹ Đình đìu hiu, vắng tanh người giữa dịch COVID-19

(Kiến Thức) - Sau lệnh tạm dừng toàn bộ hoạt động của xe hợp đồng và xe du lịch trên 9 chỗ có điểm đi/đến Hà Nội và TP HCM từ 0h ngày 30/3 đến hết ngày 15/4/2020, nhiều người không biết đã ra đợi xe vài giờ đồng hồ, bến xe cũng vắng tanh.

Ben xe My Dinh diu hiu, vang tanh nguoi giua dich COVID-19

Ghi nhận của PV Kiến Thức tại bến xe Mỹ Đình, Hà Nội rất nhiều người đã phải đợi cả giờ đồng hồ thậm chí vài giờ đồng hồ mới có xe để về quê. Anh Hoàng Quốc Bảo chia sẻ: "Tôi đã ở bến xe gần 3 tiếng, đây là lần đầu tiên tôi bắt xe về Bắc Kạn khó như này. Trước đó xe về quê nhiều lắm. Tôi cũng hiểu đang bệnh dịch COVID-19, mọi thứ khó khăn chung nên phải chấp nhận thôi, có xe về quê là tốt rồi".

Ben xe My Dinh diu hiu, vang tanh nguoi giua dich COVID-19-Hinh-2
 Theo Công văn hỏa tốc số 2917 do Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn ký ngày 29/3, kể từ 0h ngày 30/3 đến hết ngày 15/4/2020, tạm dừng toàn bộ hoạt động của xe hợp đồng trên 9 chỗ và xe du lịch trên 9 chỗ có điểm đi/đến Hà Nội và TP.HCM.

Bộ Công Thương đề xuất giảm 10% giá điện cho người dân, doanh nghiệp

(Kiến Thức) - Theo đề xuất của Bộ Công Thương, các khách hàng sinh hoạt dưới 300 kWh/tháng sẽ được hỗ trợ trên 10% tiền điện hàng tháng. Cùng với đó, giảm giá điện sản xuất, kinh doanh; miễn, giảm giá điện cho các cơ sở phòng dịch.

Ngày 1/4, Bộ Công Thương đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, đề xuất phương án giảm giá điện cho các đối tượng khách hàng sử dụng điện trong ba tháng, từ ngày 1/4 - 1/7, để tháo gỡ khó khăn cho sinh hoạt, sản xuất kinh doanh do tác động của dịch COVID-19.
Theo đó, trên cơ sở số liệu sản lượng điện thương phẩm do EVN báo cáo, giá điện tại quyết định 648/QĐ-BCT, Bộ tính toán đề xuất phương án giá điện cho các đối tượng khác hàng sử dụng điện trong vòng 3 tháng (1/4 đến 1/7).