Con... Tầm Gửi

" Nhớ ngày xưa ông bà cố gắng cho con đi học, mong con có cuộc sống ổn định, an nhàn, ai ngờ giờ nó lại đổ đốn ra, chả muốn đi làm...".

Cuối tuần vừa rồi, cả lớp đại học cũ của Thanh Tâm kỷ niệm 40 năm ngày ra trường. Giữa những hồi ức thời sinh viên trong sáng, hồn nhiên là câu chuyện của những ông bà nội, ngoại với bao trăn trở về một lớp trẻ sung sướng, hưởng thụ và ít nghĩ đến người khác. Đúng lúc chuyện đến cao trào thì Thanh Tâm có điện thoại. Và thật lạ lùng, 2 cuộc liền trong buổi sáng đó cũng là 2 câu chuyện của những bà nội, ngoại đang loay hoay vì không biết làm sao giúp được các con.
Câu chuyện thứ nhất là của bà mẹ chồng. 
Hai đứa nhà bà cưới đã được gần 3 năm, có một đứa con trai 2 tuổi. Thằng bé trộm vía cứng cáp, giờ đã đi nhà trẻ rất ngoan rồi. Nhà bà hiện có 4 thế hệ cùng chung sống. Con dâu bà ở nhà làm bánh đa, con trai thì làm phu hồ nên vài tuần mới về nhà 1-2 ngày. Công việc làm bánh đa đòi hỏi phải chăm chỉ, nhất là khâu phơi sấy phải để tâm, nếu không sẽ không ra mẻ bánh ngon vậy mà, con dâu bà vẫn như một đứa trẻ mới lớn. Cứ ngơi mẹ chồng để mắt là tót đi chơi, nhiều hôm quên cả giờ ăn. Nó có khả năng ngủ trưa vô địch. 
Có lần bà cứ để yên không gọi, con bé ngủ luôn đến tận lúc cụ nội đón chắt ở nhà trẻ về. Còn buổi sáng thì không bao giờ bình minh được lúc 7 giờ. Mỗi khi chồng về, hai đứa cùng mất dạng luôn, chả ỏ ê gì đến con. Nhiều lần, vợ chồng đi chợ mua sắm, mang về túi lớn túi nhỏ nhưng chẳng mảy may có một tí chút gì biếu cụ, ông bà gọi là thơm thảo. Đỉnh điểm khiến bà không chịu nổi là đợt vừa rồi, khi anh con trai được nghỉ làm ở nhà 1 tuần vì bị ngã giàn giáo. Thế mà, vừa ở nhà hôm trước, hôm sau cô vợ đã rủ chồng đi nghỉ mát, để mặc con cho bà...
Câu chuyện thứ hai là của một bà ngoại đang oằn mình lo cho con gái. 
Khi cô con gái đi lấy chồng, có bầu thì cũng quyết định nghỉ việc luôn. Nhà thông gia cách nhà bà hơn trăm cây số, con gái sinh cháu, biết không phải lúc nào cũng đến thăm con, thăm cháu được nên bà bấm bụng cho con 1 cây vàng dắt lưng, phòng khi cần kíp tiền tiêu những lúc cháu ốm đau. Thế mà, hơn 2 tháng sau đón con về nhà chăm, đã thấy con “trắng tay” rồi. Dù chả có công ăn việc làm nhưng cô mua sắm cho con đến khiếp. 
Đã vậy, từ quần áo, sữa, bỉm... toàn hàng nhập khẩu của nước ngoài. Con gái và cháu ngoại về nhà có hơn 1 tháng, bà đã tiêu mất hơn chục triệu đồng, là tiền ông ngoại mới tát ao cá trước nhà. Bà sợ quá, lấy cớ vào mùa gặt, tống tiễn con về nhà nội cho rảnh. Nhưng nào có thoát, cứ thỉnh thoảng lại thấy con gái khóc mếu trên điện thoại. Thế là cứ đều đặn, tháng nào cũng phải tích cóp tiền gửi cho con 2-3 triệu đồng. Mà khốn khổ thân bà, nếu gửi gạo, gửi gà, gửi ruốc là y như rằng nó gọi điện về rên la. Nó đâu cần biết, đó là những thứ bà có sẵn trong nhà, có thể bóp mồm, bóp miệng gửi cho con, cho cháu. Giờ con nó đã hơn 1 tuổi mà vẫn chả thấy có dấu hiệu đi xin việc trở lại. Nhớ ngày xưa ông bà cố gắng cho con đi học, mong con có cuộc sống ổn định, an nhàn, ai ngờ giờ nó lại đổ đốn ra, chả muốn đi làm, lúc nào cũng vin cớ có con nhỏ, cứ như là cả thế giới có mình nó đẻ con vậy...
Thanh Tâm quay trở lại với các bạn. Câu chuyện của mọi người đã chuyển chủ đề nhưng lòng Thanh Tâm vẫn ngổn ngang những trăn trở, thắc mắc. Hình như, trong các bài học của các con bây giờ, còn quá thiếu những bài học về trách nhiệm và sự quan tâm đến người khác?!

Không thoát nổi nhà vợ tương lai

Lòng tôi cũng không hề có chút tình cảm nào dành cho cô con gái rượu của nhà họ. Tôi thật sự muốn dứt ra.

“Anh về nói với ba mẹ phải qua đây xin lỗi ba má em. Nếu không, em không hứa là sẽ yên chuyện đâu đấy. Nghèo mà không biết thân phận”- giọng Bích Liên the thé thật chói tai.

Vợ mê tít chồng xấu trai

Ngày anh chị kết hôn, không ít người thầm lo lắng, bởi Hà là cô gái đẹp, còn Trí thì có biệt danh Trương Chi, vừa xấu vừa lùn.

Người ta vẫn bảo, hôn nhân là mồ chôn của tình yêu, vậy mà vợ chồng Hà thì ngược lại, càng ngày họ càng yêu nhau hơn, càng lãng mạn hơn. Ai đời, ngồi ăn với bạn bè mà vợ gắp cho chồng, chồng đút cho vợ. Đám bạn kêu ré lên sến quá ông bà ơi, Trí chẳng ngượng mà còn nháy mắt: “Ghen hả, thấy vợ chồng người ta yêu nhau thì ghen hả. Ghen thì cứ học người ta đi, cứ yêu nhau đi, cứ lãng mạn đi...”