Con gái bà Nguyễn Thị Nga rời ghế Tổng giám đốc SeABank

Bà Lê Thu Thủy thôi đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc SeABank từ ngày 11/7, lý do để tập trung sâu hơn vào công tác quản trị ngân hàng.

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - SeABank (mã chứng khoán: SSB) vừa công bố quyết định của Hội đồng quản trị (HĐQT) về việc bà Lê Thu Thủy thôi đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc kể từ ngày 11/7 theo đơn từ nhiệm của cá nhân. Dù không còn là Tổng giám đốc, bà Thủy vẫn tiếp tục tham gia công tác quản trị SeABank với vai trò Phó chủ tịch HĐQT.
Lê Thu Thủy sinh năm 1983, là con gái của doanh nhân Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG, cựu Chủ tịch SeABank và hiện là Phó chủ tịch thường trực HĐQT SeABank. Bà Thủy tốt nghiệp cử nhân quản trị kinh doanh và cử nhân tài chính ngân hàng tại Đại học George Mason, Mỹ.
Con gái "Madame" Nga đã có 15 năm gắn bó với SeABank và trải qua nhiều vị trí tại các bộ phận kinh doanh. Đến năm 2018, bà được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc SeABank.
Con gai ba Nguyen Thi Nga roi ghe Tong giam doc SeABank
Bà Lê Thu Thủy thôi giữ chức Tổng giám đốc SeABank. 
Bà Lê Thu Thủy có tỷ lệ sở hữu vốn lớn nhất trong Hội đồng quản trị SeABank, với gần 40 triệu cổ phiếu, tương đương 2,69% vốn. Xét theo giá thị trường, số cổ phiếu này tương đương khoảng 1.268 tỷ đồng.
Sau khi bà Thủy từ nhiệm, HĐQT SeABank đã thống nhất cử ông Faussier Loic Michel Marc - Phó tổng giám đốc cao cấp - làm Phó tổng giám đốc phụ trách điều hành hoạt động của SeABank trong thời gian trình Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm chính thức chức danh Tổng giám đốc.
Ông Loic Michel Marc Faussier (quốc tịch Pháp) trở thành Phó tổng giám đốc cao cấp của SeABank hồi tháng 6 vừa qua. Ông là thạc sĩ tài chính Đại học Paris Dauphine (Pháp), có 24 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, quản trị rủi ro, tư vấn tài chính tại các tổ chức tài chính quốc tế như Citibank, HSBC… trước khi về Việt Nam.
Về SeABank, tính đến hết ngày 30/6, tổng tài sản của nhà băng này đạt 229.723 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 2.806 tỷ đồng; tổng thu thuần đạt 5.029 tỷ đồng, tăng 157% so với cùng kỳ năm 2021.
Cũng trong 6 tháng đầu năm, SeABank đã phát hành 211,4 triệu cổ phiếu (tương đương tỷ lệ 12,7%) để trả cổ tức và phát hành thêm 109,7 triệu cổ phiếu (tương đương tỷ lệ 6,6%) để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Thông qua 2 đợt phát hành này, vốn điều lệ của SeABank tăng thêm 3.211 tỷ đồng lên mức 19.809 tỷ đồng.

Xuân Trường và loạt cầu thủ Việt nào “hái ra tiền” nhờ kinh doanh?

Không chỉ Xuân Trường, nhiều cầu thủ Việt khác như Công Phượng, Văn Toàn, Anh Đức...cũng "hái ra tiền" từ công việc kinh doanh.

Xuan Truong va loat cau thu Viet nao “hai ra tien” nho kinh doanh?
 Mới đây, cầu thủ Lương Xuân Trường đã gọi vốn thành công trên  Shark Tank Việt Nam. Số tiền huy động được là 7 tỷ đồng cho 15% cổ phần của một dự án trung tâm phục hồi chấn thương thể thao quốc tế IRC. Ảnh: Shark Tank Việt Nam

SeABank tăng vốn điều lệ lên gần 14.785 tỷ đồng

Được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (Mã CK: SSB) chính thức hoàn thành tăng vốn điều lệ lên gần 14.785 tỷ đồng.

Theo giá đóng cửa cuối phiên giao dịch ngày 27/12/2021 của cổ phiếu SSB, vốn hóa SeABank đạt mức 65.053 tỷ đồng (tương đương 2,85 tỷ USD), nằm trong nhóm 10 ngân hàng có vốn hóa lớn nhất Việt Nam.
Bên cạnh đó, SeABank cũng vừa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận thành lập thêm 6 chi nhánh/điểm giao dịch và phương án tăng vốn điều lệ lên mức 16.598 tỷ đồng. Hiện Ngân hàng đang hoàn thiện các thủ tục để tiếp tục triển khai chào bán ra công chúng nhằm tăng vốn điều lệ lên 16.598 tỷ đồng trong năm 2022.