Con đường từ nữ sinh chăm học thành nhà tuyển dụng của IS

(Kiến Thức) - Từ một nữ sinh bình thường, Aqsa Mahmood đã đột ngột gia nhập IS và bị nghi ngờ có dính líu tới vụ 3 nữ sinh người Anh mất tích.

Với gia đình, Aqsa Mahmood là 1 cô bé thông minh và được nhiều người yêu mến. Cô bé duy trì những sở thích hàng ngày như bao đứa trẻ cùng tuổi khác và ước mơ trở thành dược sĩ hoặc bác sĩ nhưng mọi chuyện đã thay đổi khi cô bé bỏ nhà ra đi vào tháng 11/2013 để tới Syria và các nhà chức trách cho biết hiện tại cô đã trở thành 1 trong những cánh tay đắc lực của IS, chuyên tuyển dụng phụ nữ Anh trẻ tuổi gia nhập tổ chức.
Nhà chức trách đang điều tra mối liên hệ giữa Mahmood, hiện sử dụng tên Umm Layth (có ý nghĩa: Mẹ của loài sư tử), và sự biến mất của 3 cô bé tuổi teen đến từ London hồi tuần trước. Những đứa trẻ này được cho là đã tới Syria để gia nhập tổ chức khủng bố.
Con duong tu nu sinh cham hoc thanh nha tuyen dung cua IS
3 nữ sinh mất tích xuất hiện trong đoạn phim của máy quay an ninh tại sân bay Gatwick ngày 17/2. Từ trái qua phải: Kadiza Sultana – 16 tuổi, Begum – 15 tuổi và Amira Abase – 15 tuổi.
Cảnh sát cho biết cô bé tên Shamima Begum đã đăng tải 1 lời nhắn trên tài khoản Twitter tới 1 người phụ nữ vào ngày 15/2, chỉ vài ngày trước khi chúng rời nước Anh nhưng từ chối tiết lộ tên người phụ nữ nói trên.
Các chuyên gia lần theo dấu vết của chiến binh thánh chiến hoạt động trên mạng internet, bao gồm Audrey Alexander tại Trung tâm quốc tế phụ trách nghiên cứu sự cực đoan ở London đã xác nhận người phụ nữ nói trên chính là Mahmood, 20 tuổi, đã rời nhà ở thành phố Glasgow từ tháng 11/2013. Hiện cô được cho là đang sống tại thành phố Raqqa thuộc Syria, thủ đô của Nhà nước Hồi giáo, nơi cô đã kết hôn với 1 chiến binh thánh chiến.
Trong khi gia đình 3 nữ sinh mất tích đang khẩn cầu trong nước mắt hy vọng con gái họ sẽ trở về nhà thì gia đình Mahmood lại coi con gái mình là “nỗi ô nhục”. Họ cho biết họ “cực kì ghê sợ và giận dữ” khi con gái mình “có thể đóng vai trò” trong việc dụ dỗ 3 nữ sinh gia nhập IS.
3 nữ sinh gồm Kadiza Sultana – 16 tuổi, Begum – 15 tuổi và Amira Abase – 15 tuổi được bạn bè nhận xét là những học sinh chăm chỉ, thích tranh luận và biết định hướng bản thân, giống Mahmood. Twitter của Sultana cho thấy cô bé theo dõi rất nhiều tài khoản của các chiến binh thánh chiến. Trong khi đó thì Begum, cô bé đã gửi lời nhắn tới Mahmood, đã yêu cầu những người theo dõi mình trên Twitter “cầu nguyện cho tôi” trước khi lên đường. (Hiện các tài khoản này đã bị khóa).
3 cô bé tuổi teen đã thông báo với gia đình vào ngày 17/2 rằng chúng sẽ ra ngoài vào hôm đó nhưng máy quay an ninh tại sân bay Gatwick, gần London lại cho thấy chúng đã đáp chuyến bay của hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ tới Istanbul và sau đó theo lời cảnh sát chúng đã tới Syria.
Trước đó vào tháng 12, 1 nữ sinh từ phía đông thủ đô Luân Đôn cũng đã đáp chuyến bay của hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỹ và được cho là đã tới Syria.
Các sĩ quan cảnh sát đã hỏi bạn bè của 3 nữ sinh về sự biến mất của chúng và kết luận những nữ sinh này đều rất thông minh, tử tế và biết quan tâm giống Mahmood. Nhưng tổ chức IS đã biến Mahmood thành “kẻ dẫn đường chuyên dụ dỗ những cô bé ở Anh”.
Thành viên gia đình Mahmood cho biết họ chẳng hề có khái niệm gì về sự cực đoan của con gái mình. Mahmood sống cùng bố mẹ và ông bà với 2 người chị gái và anh trai ở khu vực của tầng lớp trung lưu tại thành phố Glasgow. Không có thành viên nữ nào trong gia đình quấn khăn trên đầu nhưng bỗng 1 ngày Mahmood lại sử dụng hijab (khăn choàng phủ đầu và ngực mà phụ nữ Hồi giáo thường mặc) và ngày càng giận dữ về các sự kiện xảy ra ở Syria.
Khi không nhận được lời giải thích phù hợp từ gia đình, trường học và nhà thờ Hồi giáo địa phương về các sự kiện trên, những đứa trẻ như Mahmood bắt đầu tìm kiếm thông tin trên mạng. Vai trò của Mahmood trong vụ 3 nữ sinh biến mất chưa rõ ràng bởi chính Begum, 1 trong 3 nữ sinh mất tích, đã khởi xướng sự trao đổi thông tin trên Twitter.
Có khoảng 100 phụ nữ Anh trên tổng số 550 phụ nữ phương Tây được cho là đã tới gia nhập các tổ chức Hồi giáo ở Syria và Iraq, theo thống kê của nhóm Soufan, 1 văn phòng tư vấn an ninh đặt tại New York.
Những phụ nữ gia nhập IS thường cố gắng dụ dỗ những phụ nữ khác cưới các chiến binh thánh chiến và giúp họ xây dựng 1 xã hội Hồi giáo mới. Mahmood xuất hiện như 1 cánh tay đắc lực đóng góp tích cực cho tổ chức, theo Cơ quan tình báo SITE, cơ quan giám sát hoạt động trên mạng của các chiến binh thánh chiến. Mahmood đã kích động các cuộc tấn công khủng bố tại các quốc gia phương Tây qua blog Tumblr và nhiều tài khoản Twitter khác.
Gia đình 3 nữ sinh mất tích ở London đã lên tiếng chỉ trích lực lượng an ninh Anh Quốc vì thất bại trong việc ngăn cản con cái họ tới Syria mặc dù cảnh sát đang giám sát các hoạt động trên mạng của Mahmood.

10 câu chuyện kì lạ về IS

(Kiến Thức) - Các sự kiện xảy ra xung quanh tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS luôn là các vấn đề nóng hổi và nhận được sự quan tâm hàng đầu.

10 cau chuyen ki la ve IS

1. Lính IS tình cờ tiết lộ vị trí bí mật.

1 binh lính IS đến từ New Zealand đã tình cờ tiết lộ vị trí của mình bằng các thông báo đăng trên tài khoản Twitter. Mark Taylor đã tới gia nhập IS vào tháng 5/2012. Người này đã phải xóa 45 thông điệp đã đăng tải sau khi nhận ra chúng bị định vị địa điểm. Nhà nghiên cứu bảo mật Jeff Wyers đã sử dụng địa điểm nói trên để xác định vị trí của Taylor là trong 1 ngôi nhà đặc biệt ở thị trấn al-Taqbah thuộc Syria. 

Mỹ và đồng minh không kích IS ác liệt

(Kiến Thức) - Mỹ và các nước đồng minh đã thực hiện 19 cuộc không kích vào tổ chức nhà nước Hồi giáo tự xưng IS ở Syria và Iraq.

Mỹ dẫn đầu lực lượng không kích tấn công vào khu vực của lực lượng nhà nước Hồi giáo tự xưng IS ở Syria và Iraq, quân đội Mỹ thông báo vào chủ nhật (11/1/2015).
My va dong minh khong kich IS ac liet
 Cột khói bốc lên sau cuộc không kích.

Lo sợ IS, Ả Rập Saudi xây tường biên giới dài 1.000 km

(Kiến Thức) - Chính quyền Ả Rập Saudi đang gấp rút xây dựng bức tường dài gần 1.000 Km cùng hệ thống mương hào dọc biên giới với Iraq để ngăn chặn IS.

Vào hồi tuần trước, lực lượng phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tấn công vào một tiền đồn của Ả Rập Saudi. Điều này đã làm dấy lên những lo ngại đối với chính quyền nhà nước trên khi mà IS đang lộng hành ở Syria và Iraq, quốc gia láng giềng của Ả Rập Saudi.
Một lính biên phòng Ả Rập Saudi đứng gác gần một hàng rào biên giới ngăn cách với Iraq.
Một lính biên phòng Ả Rập Saudi đứng gác gần một hàng rào biên giới ngăn cách với Iraq.

Vì lẽ đó, chính quyền Trung Đông trên đang gấp rút xây dựng bức tường biên giới dài 900 dặm (gần 1.000 Km) gồm hệ thống hào và mương rãnh.