Có thể ngồi tù nếu nuôi báo đốm, sư tử, hổ làm thú cưng

Từ tháng 1/2017, dân UAE sẽ phải nộp phạt hoặc ngồi tù nếu nuôi báo đốm, sư tử hay hổ làm thú cưng.

Hãng tin CNN cho biết sau nhiều năm chịu áp lực từ các nhóm bảo vệ động vật, UAE đã thông qua luật cấm nuôi và buôn bán động vật hoang dã và nguy hiểm.
Bất cứ ai dắt thú cưng quý hiếm như hổ, báo, sư tử… ra nơi công cộng sẽ bị tịch thu thú cưng, phạt 136.000 USD (khoảng 300 triệu vnđ) hoặc đối mặt với án phạt tù tối đa 6 tháng.
Co the ngoi tu neu nuoi bao dom, su tu, ho lam thu cung
Thái tử Dubai, Hamdan bin Mohammed Al Maktoum, đưa hình chụp với sư tử trắng lên instagram. 
Ronel Barcellos, Giám đốc Trung tâm động vật hoang dã Abu Dhabi cho biết: "UAE đã tiến bộ nhiều. Tôi rất mừng khi thấy đạo luật được thông qua. Tuy nhiên, cần có các biện pháp đảm bảo luật được thực thi nghiêm ngặt".
Luật nộp phạt hoặc ngồi tù nếu nuôi báo đốm, sư tử hay hổ làm thú cưng này có hiệu lực tức khắc và tất cả những ai đang nuôi động vật hoang dã phải giao nộp thú nuôi cho nhà chức trách.
Việc sở hữu những động vật hoang dã như hổ, báo, sư tử… từ lâu đã được coi là biểu trưng quyền uy của giới nhà, thể hiện đẳng cấp tại quốc gia vùng vịnh này. Chủ nhân thường xuyên đăng ảnh chụp cùng những thú cưng quý hiếm bên cạnh siêu xe trên mạng xã hội.
Elsayed Mohamed, giám đốc Quỹ quốc tế bảo vệ động vật (IFAW) khu vực Trung Đông cho biết: "Vấn nạn ở khu vực Trung Đông là người dân chạy theo "mốt" giữ động vật hoang dã làm thú nuôi".
Ngay cả Thái tử Dubai, Hamdan bin Mohammed Al Maktoum, cũng từng đăng nhiều ảnh cùng thú cưng là một con sư tử trắng trên Instagram.
Động vật hoang dã quý hiếm thường bị bắt trộm từ môi trường tự nhiên và lén đưa vào UAE. Chúng bị ngược đãi, cùm xích trong chuồng nuôi chật hẹp. Lâu dần, khi việc chăm sóc trở nên quá vất vả, chúng thường bị bỏ rơi.
Jasim Ali, người trông coi những con vật bị bỏ rơi ở công viên hoang dã do chính quyền địa phương quản lý cho biết: "Nếu ai đó mua một con con thú đắt tiền, họ đang thể hiện mình có đủ tiền để sở hữu bất cứ gì mình muốn. Nếu họ thuần hóa một con sư tử, họ đang khoe rằng mình dũng cảm. Nhưng đó không phải là dũng cảm, mà là ngược đãi động vật".
Mạng lưới theo dõi buôn bán động vật hoang dã (TRAFFIC) ước tính ngành công nghiệp buôn bán động vật hoang dã mỗi năm trị giá hàng trăm triệu USD.

Thấy gì từ việc Belarus xích lại gần Châu Âu?

Nga đang bị dồn đẩy đến việc đóng cửa biên giới với Belarus, sau khi Minsk đồng ý nhận tiền của Châu Âu để xây dựng trại tị nạn trên lãnh thổ nước này.

Báo Độc lập (Nga) ngày 16/1 cho biết, một trại tị nạn đang được xây dựng trên đất của Belarus bằng tiền của Liên minh châu Âu (EU). Cụ thể, trong thời gian tới, EU sẽ chi khoảng 7 triệu euro để xây dựng các khu trại dành cho người tị nạn. Đây là động thái cho thấy Belarus xích lại gần Châu Âu.

Ngắm váy áo sành điệu của Đệ nhất phu nhân Michelle Obama

(Kiến Thức) - Trong suốt 8 năm qua, Đệ nhất phu nhân Michelle Obama luôn sát cánh bên chồng, Tổng thống Obama, với những bộ váy áo sành điệu, đúng mốt thời thượng.

Ngam De nhat phu nhan Michelle Obama trong nhung mot thoi thuong
Đệ nhất phu nhân Michelle Obama diện chiếc đầm trắng dài thướt tha của Jason Wu trong tiệc khiêu vũ tối 21/1/2009 mừng chồng bà – Thượng nghị sỹ Barack Obama - nhậm chức Tổng thống Mỹ. Ảnh BI 

Nghề “săn” kim cương ở Châu Phi

Ở nơi khoảng 70% người trẻ thất nghiệp, lựa chọn duy nhất của các thanh niên là dùng xô, xẻng để "săn" kim cương ở khu vực sông, hồ và đầm lầy.

Nghe “san” kim cuong o Chau Phi
Sierra Leone là một đất nước từng trải qua 11 năm nội chiến ở Châu Phi và nổi tiếng với các mỏ kim cương. Một số công ty tìm mọi cách khai thác nguồn tài nguyên quý giá này bằng nhiều máy móc hiện đại. Nhiều thanh niên không tìm được việc làm nên tụ tập thành các nhóm và tự khai thác ở những khu vực quanh mỏ kim cương. Ở đất nước có tỷ lệ thất nghiệp ở người trẻ khoảng 70%, đây là một trong những công việc phổ biến nhất. 

Nghe “san” kim cuong o Chau Phi-Hinh-2
Các nhóm này thường có ba người. Một người múc bùn từ đáy sông, một người giữ cơ thể của người kia nhằm tránh bị nước cuốn trôi, người còn lại đỡ xô bùn và đổ vào máng. Khi máng đầy, họ bắt đầu đãi bùn để tìm kim cương. Những người này thú nhận rất hiếm khi gặp may mắn trong việc tìm kiếm. 

Nghe “san” kim cuong o Chau Phi-Hinh-3
Sau nhiều giờ ngâm mình dưới nước và luân phiên thay đổi vai trò cho nhau, những người thợ khai thác cũng tìm được một mảnh kim cương. 

Nghe “san” kim cuong o Chau Phi-Hinh-4
 Những người thợ dành cả ngày ngâm mình dưới sông, thỉnh thoảng họ nghỉ ngơi và luân phiên thay đổi vai trò. Kim cương ngày càng trở nên hiếm hoi, đặc biệt là ở tầng đáy sông nông. Vì vậy, việc dùng sức người để khai thác luôn đòi hỏi nhiều thời gian và công sức.

Nghe “san” kim cuong o Chau Phi-Hinh-5
 Sierra Leone nằm ở phía tây Châu Phi với địa hình chủ yếu là đồng cỏ và núi, một số đồng bằng ven biển có nhiều đầm lầy, ao hồ. Đây là nơi người dân tập trung khai thác kim cương ở Châu Phi. Do nhiều khó khăn, sản lượng kim cương của đất nước này giảm sút đáng kể trong những năm qua. 80% người dân Sierra Leone tham gia sản xuất nông nghiệp.

Nghe “san” kim cuong o Chau Phi-Hinh-6
 Một số người có điều kiện sẽ trang bị một cỗ máy hiện đại hơn. Họ múc bùn ở tầng sâu hơn và đưa lên một tấm vải lưới rồi bơm nước vào nhằm làm sạch bùn. Từ đó, những viên kim cương óng ánh sẽ dễ được phát hiện bằng mắt thường hơn. Tuy nhiên, giá của thiết bị này quá đắt đỏ so với thu nhập trung bình của người Sierra Leone, đa phần trong số họ phải dùng xẻng và sàng thủ công với mức giá vài USD.

Nghe “san” kim cuong o Chau Phi-Hinh-7
 Sau khi phát hiện được viên kim cương, những người thợ vui mừng trở về nhà. Họ đã không tìm được viên kim cương nào suốt một tháng qua.

Nghe “san” kim cuong o Chau Phi-Hinh-8
Hơn một thập kỷ sau khi cuộc nội chiến khiến hơn 50.000 người chết, Sierra Leone từng một lần nữa gặp thách thức tồi tệ nhất trong lịch sử: Ebola. Năm 2014, dịch bệnh khủng khiếp khiến hàng nghìn người tại đất nước này thiệt mạng. Đây là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, với tỷ lệ người nghèo gần chạm mức 70%. 

Nghe “san” kim cuong o Chau Phi-Hinh-9
Nhiều năm trước, nội chiến nổ ra ở nhiều nước Châu Phi do các nhóm phiến quân tranh giành ảnh hưởng nhằm khai thác và kiểm soát nguồn kim cương. Người dân Châu Phi từng bị bóc lột vì vấn nạn "kim cương máu" này. Ngày nay, nội chiến đã chấm dứt. Kim cương trở thành hy vọng và nguồn sống chính để trẻ em được tới trường, bệnh viện được xây dựng, cuộc chiến HIV/AIDS được tiếp tục... 

Nghe “san” kim cuong o Chau Phi-Hinh-10
 Cuộc nội chiến kéo dài nhiều năm trời đã khiến cuộc sống của người dân Sierra Leone bị ảnh hưởng. Nhà cửa bị tàn phá, người thân thiệt mạng... Điều duy nhất giúp nhiều thanh niên duy trì cuộc sống là cố gắng tìm kiếm những viên kim cương óng ánh nhưng ít ỏi.

Nghe “san” kim cuong o Chau Phi-Hinh-11
Người thợ mang viên kim cương nhỏ ra chợ bán và kiếm được 35 USD. Anh rất vui mừng vì cho rằng đó là giá cao hơn anh dự tính. Giá kim cương ở đây là 3.200 USD cho 1 carat với 40% tinh khiết.