Cơ ngơi hoành tráng của trùm ma túy đội lốt “đại gia” ở Lạng Sơn

Sở hữu trên 3000 m2 đất mặt tiền liền kề giữa ngã tư trung tâm khu đô thị Phú Lộc 4 thành phố Lạng Sơn, “Bố già” Triệu Ký Voòng cho xây cất nhiều tòa nhà cao rộng, bề thế. Bên trong bày nhiều đồ vật quý hiếm, xa xỉ.

Triệu Ký Voòng năm nay 49 tuổi và làm Giám đốc Công Ty TNHH MTV Triệu Ký Voòng (có địa chỉ tại đường 37m, khu đô thị Phú Lộc 4, thành phố Lạng Sơn). Công ty này đi vào hoạt động từ ngày 17/1/2014 với giấy phép kinh doanh các ngành nghề chính như: Buôn đồ dùng gia đình; nông, lâm sản nguyên liệu; động vật sống; bán buôn kim loại, khoáng sản. Bên cạnh đó, hoạt động bề nổi là kinh doanh nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động.
Co ngoi hoanh trang cua trum ma tuy doi lot “dai gia” o Lang Son
Khách sạn 10 tầng mang tên Triệu Ký Voòng rất lung linh vào ban tối. Ảnh:TL. 
Trong dãy nhà nằm kề cạnh nhau, có 3 ngôi nhà cao rộng, hoành tráng; có khách sạn Triệu Ký Voòng cao đến 10 tầng, chứa 300 phòng khách nằm giữa ngã tư tiếp giáp giữa hai phường Hoàng Văn Thụ và Vĩnh Trại. Đây là nơi “đắc địa”, có giá bất động sản thuộc loại đắt nhất xứ Lạng với khoảng 100 triệu/m2.
Với khách sạn kiêm nơi bán hàng giải khát, giải trí; nhiều du khách không khỏi choáng ngợp trước nội thất và bày trí sa hoa. Đa số vật dụng được làm bằng gỗ đắt tiền và đồ gốm sứ quý giá.
Các trinh sát viên kể lại; khi tiến hành khám xét ngôi nhà của ông Voòng (tối 16/5), thấy trong tủ lạnh chật cứng đồ rừng. Trong đó, có nhiều loại cao hổ, cao sơn dương để la liệt, có cái đã chuyển màu, ẩm mốc.
Như Tiền Phong đã thông tin; “đại gia” Triệu Ký Voòng từ một tay “cửu vạn”, người dân tộc thiểu số sống vùng biên, trình độ học vấn thấp kém, thế nhưng gần chục năm nay bỗng “thoát xác” trở thành doanh nhân giàu có ở xứ Lạng. Ngày 16/5, Công an tỉnh Lạng Sơn thực hiện phá chuyên án mang bí số 217T; bắt giữ 3 đối tượng (trong đó có ông Voòng), thu 20 bánh heroin, 2 xe ô tô, trên 50 triệu đồng, 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 41 viên đạn cùng nhiều tang vật có liên quan khác.
Co ngoi hoanh trang cua trum ma tuy doi lot “dai gia” o Lang Son-Hinh-2
 Nội thất trong phòng quý phái, sang trọng. Ảnh: KV.

Co ngoi hoanh trang cua trum ma tuy doi lot “dai gia” o Lang Son-Hinh-3
 Du khách thích thú với đồ vật bằng gỗ quý nguyên khối. Ảnh: DC.

Co ngoi hoanh trang cua trum ma tuy doi lot “dai gia” o Lang Son-Hinh-4
 Cũng có những nơi tĩnh lặng trên tầng 10 khách sạn. Ảnh: DC.

Co ngoi hoanh trang cua trum ma tuy doi lot “dai gia” o Lang Son-Hinh-5
 Nội thất bên trong phòng nghỉ chủ yếu làm bằng gỗ. Ảnh: TL.

Co ngoi hoanh trang cua trum ma tuy doi lot “dai gia” o Lang Son-Hinh-6
Trên 3000m2 đất gồm chuỗi nhà hàng, khách sạn ở khu Phú Lộc 4 thuộc sở hữu của ông trùm Voòng. Ảnh: TL. 

Chung cư Ecolife Capitol đạt giải “Công trình xanh” dính nhiều vi phạm PCCC

(Kiến Thức) - Chung cư Ecolife Capitol (58 Tố Hữu, Q.Nam Từ Liêm, Hà Nội) do Công ty cổ phần Xây dựng Thủ Đô (TDJ) làm chủ đầu tư từng đạt giải thưởng "công trình xanh tốt nhất" nhưng vừa bị phát hiện tồn tại hàng loạt vi phạm về PCCC.

Chung cu Ecolife Capitol dat giai “Cong trinh xanh” dinh nhieu vi pham PCCC
Theo thông tin trên Tiền Phong, Đoàn kiểm tra liên ngành Thành phố Hà Nội vừa tiến hành kiểm tra các điều kiện về PCCC đối với Khu chung cư Ecolife Capitol (địa chỉ 58 Tố Hữu, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Ảnh: Petrotimes. 
Chung cu Ecolife Capitol dat giai “Cong trinh xanh” dinh nhieu vi pham PCCC-Hinh-2
Quá trình kiểm tra đã phát hiện nhiều tồn tại, lỗi vi phạm về PCCC tại Khu chung cư từng đạt giải thưởng "công trình xanh tốt nhất" này. Ảnh: Reatimes.
Chung cu Ecolife Capitol dat giai “Cong trinh xanh” dinh nhieu vi pham PCCC-Hinh-3
Chung cư Ecolife Capitol do Công ty CP Đầu tư và Thương mại Thủ Đô (thành viên Tập đoàn Capital House) làm chủ đầu tư. Ảnh: Reatimes.
Chung cu Ecolife Capitol dat giai “Cong trinh xanh” dinh nhieu vi pham PCCC-Hinh-4
Dự án Ecolife Capitol được đưa vào sử dụng từ tháng 7/2017, đến nay đã bàn giao 750 căn hộ cho khách hàng và đã có khoảng 500 hộ chuyển về ở. Ảnh: Reatimes.
Chung cu Ecolife Capitol dat giai “Cong trinh xanh” dinh nhieu vi pham PCCC-Hinh-5
Tại buổi lễ trao giải "Giải thưởng quốc gia Bất động sản Việt Nam 2018" do Hiệp hội BĐS Việt Nam tổ chức vào tháng 4 vừa qua, dự án EcoLife Capitol từng được nhận giải: “Dự án công trình xanh tốt nhất”. Ảnh: Reatimes.
Chung cu Ecolife Capitol dat giai “Cong trinh xanh” dinh nhieu vi pham PCCC-Hinh-6
Tuy nhiên, tại buổi kiểm tra về chất lượng PCCC hôm 16/5 vừa qua, lực lượng chức năng đã kiểm tra từng hạng mục của công trình và phát hiện nhiều vi phạm. Ảnh: Tiền phong. 
Chung cu Ecolife Capitol dat giai “Cong trinh xanh” dinh nhieu vi pham PCCC-Hinh-7
Cụ thể, theo ghi nhận của PetroTimes, quá trình kiểm tra ở tầng hầm cho thấy, khi lực lượng chức năng tạo ra đám khói ở xa miệng hút khói thì chưa tạo ra dòng không khí hướng về phía miệng hút của hệ thống hút khói mà khói bị quẩn sang hướng khác. Ảnh: KTĐT.
Chung cu Ecolife Capitol dat giai “Cong trinh xanh” dinh nhieu vi pham PCCC-Hinh-8
Đây là một trong những lỗi nghiêm trọng trong PCCC, đoàn kiểm tra đã yêu cầu chủ đầu tư sớm khắc phục. Ảnh: Petrotimes. 
Chung cu Ecolife Capitol dat giai “Cong trinh xanh” dinh nhieu vi pham PCCC-Hinh-9
Đặc biệt, chủ đầu tư đã chèn các vật liệu ở các điểm thông tầng bằng 2 lớp tôn, ở giữa có lớp bông thủy tinh. Ảnh: Tiền Phong.
Chung cu Ecolife Capitol dat giai “Cong trinh xanh” dinh nhieu vi pham PCCC-Hinh-10
Theo đúng quy định, khu vực này phải được ngăn bằng các vật liệu chống cháy. Nếu chủ đầu tư sử dụng các vật liệu khác phải được kiểm định của cơ quan có thẩm quyền.  Ảnh: KTĐT.
Chung cu Ecolife Capitol dat giai “Cong trinh xanh” dinh nhieu vi pham PCCC-Hinh-11
Bên cạnh đó, việc ngăn chia khu vực thương mại tại Khu chung cư này chưa đúng với hồ sơ đã được thẩm định, không đảm bảo yêu cầu PCCC. Ảnh: Tiền phong.
Chung cu Ecolife Capitol dat giai “Cong trinh xanh” dinh nhieu vi pham PCCC-Hinh-12
 Trước đó, vào dịp gần Tết nguyên đán 2018 vừa qua, chủ đầu tư dự án Ecolife Capitol từng bị nhiều cư dân căng băng rôn "tố" diện tích căn hộ không đủ so với hợp đồng, tự ý thay đổi các thiết bị nội thất nhằm giảm chi phí đầu tư...

Hà Nội: Phát hiện nhiều tồn tại trong PCCC chung cư cao cấp - VTC14

4 khu đất công bỏ hoang ở Sài Gòn trên đoạn đường hơn 1 km

4 khu đất công bỏ hoang ở Sài Gòn trên đoạn đường Kinh Dương Vương, quận Bình Tân dài hơn 1 km, rộng hàng nghìn m2 do các đơn vị trực thuộc trung ương quản lý, sử dụng bỏ hoang nhiều năm qua.

Khu đất công bỏ hoang ở Sài Gòn rộng gần 2.700 m2, tọa lạc tại 574 Kinh Dương Vương, phường An Lạc, quận Bình Tân do công ty Cổ phần Chế tạo Máy SINCO (thuộc tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn) đăng ký sử dụng hiện vẫn bỏ hoang, cỏ mọc um tùm hơn chục năm qua.
Khu đất công bỏ hoang ở Sài Gòn rộng gần 2.700 m2, tọa lạc tại 574 Kinh Dương Vương, phường An Lạc, quận Bình Tân do công ty Cổ phần Chế tạo Máy SINCO (thuộc tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn) đăng ký sử dụng hiện vẫn bỏ hoang, cỏ mọc um tùm hơn chục năm qua. 
Năm 2009, đoàn giám sát của HĐND TP.HCM đã khảo sát thực địa và có kiến nghị thu hồi giao cho quận Bình Tân. Tuy nhiên, đến nay nó vẫn bị bỏ trống, trong khi đó, quận Bình Tân đang thiếu đất để xây nhà tái định cư, trường học... Tình trạng lãng phí đất công sau hơn 10 năm vẫn như cũ. Phần lớn diện tích là đất trống, cỏ mọc um tùm. Một góc nhỏ vẫn còn 3 dãy nhà cùng một mái che để xe khách, ôtô.
Năm 2009, đoàn giám sát của HĐND TP.HCM đã khảo sát thực địa và có kiến nghị thu hồi giao cho quận Bình Tân. Tuy nhiên, đến nay nó vẫn bị bỏ trống, trong khi đó, quận Bình Tân đang thiếu đất để xây nhà tái định cư, trường học... Tình trạng lãng phí đất công sau hơn 10 năm vẫn như cũ. Phần lớn diện tích là đất trống, cỏ mọc um tùm. Một góc nhỏ vẫn còn 3 dãy nhà cùng một mái che để xe khách, ôtô. 
Mặt tiền đường Kinh Dương Vương dài khoảng gần 200 m được rào kín, chỉ còn hiện hữu một bảng tên SINCO gỉ sét, trơ trọi nhô cao khi đơn vị này chuyển về địa chỉ khác từ cuối năm 2015. Được biết, SINCO đã từng xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây khu thương mại phức hợp, cao ốc văn phòng, nhưng chưa được chấp thuận.
Mặt tiền đường Kinh Dương Vương dài khoảng gần 200 m được rào kín, chỉ còn hiện hữu một bảng tên SINCO gỉ sét, trơ trọi nhô cao khi đơn vị này chuyển về địa chỉ khác từ cuối năm 2015. Được biết, SINCO đã từng xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây khu thương mại phức hợp, cao ốc văn phòng, nhưng chưa được chấp thuận. 
Một người dân sống tại khu vực này cho biết khu đất đã bị bỏ hoang từ lâu, bên trong cũng không có hoạt động gì nhiều. "Khoảng hơn 2 năm trước các công nhân dựng hàng rào, dán các bảng vẽ dự án cao cấp với căn hộ, trung tâm thương mại... Những tưởng sắp có công trình lớn mọc lên nhưng một thời gian sau phần lớn chúng bị gỡ ra hết mà không hiểu tại sao", người này cho hay.
 Một người dân sống tại khu vực này cho biết khu đất đã bị bỏ hoang từ lâu, bên trong cũng không có hoạt động gì nhiều. "Khoảng hơn 2 năm trước các công nhân dựng hàng rào, dán các bảng vẽ dự án cao cấp với căn hộ, trung tâm thương mại... Những tưởng sắp có công trình lớn mọc lên nhưng một thời gian sau phần lớn chúng bị gỡ ra hết mà không hiểu tại sao", người này cho hay.
Cách mặt tiền khu đất này khoảng hơn 100 m là khu đất có diện tích hơn 14.000 m2 tại 538 Kinh Dương Vương với chiều dài từ góc đường tiếp giáp với khu xưởng SINCO.
 Cách mặt tiền khu đất này khoảng hơn 100 m là khu đất có diện tích hơn 14.000 m2 tại 538 Kinh Dương Vương với chiều dài từ góc đường tiếp giáp với khu xưởng SINCO.
Trước đây khu đất này được giao cho Công ty phân bón Miền Nam (thuộc Bộ Công nghiệp) quản lý, sử dụng. Nhiều năm qua, khu đất chỉ còn trơ trọi cổng còn mang tên đơn vị này nhưng luôn đóng kín.
 Trước đây khu đất này được giao cho Công ty phân bón Miền Nam (thuộc Bộ Công nghiệp) quản lý, sử dụng. Nhiều năm qua, khu đất chỉ còn trơ trọi cổng còn mang tên đơn vị này nhưng luôn đóng kín.
Năm 2011, TP.HCM đã có văn bản thu hồi, giao lại cho Trung tâm Phát triển quỹ đất, nhưng đến nay vẫn là một bãi đất trống với nhà cửa trên đất cũ kỹ, hoang tàn, ngập nước.
Năm 2011, TP.HCM đã có văn bản thu hồi, giao lại cho Trung tâm Phát triển quỹ đất, nhưng đến nay vẫn là một bãi đất trống với nhà cửa trên đất cũ kỹ, hoang tàn, ngập nước.
Phần lớn diện tích khu đất hiện là bãi cỏ thường bị ngập nước nằm bên cạnh khu dân cư và dãy nhà xưởng.
Phần lớn diện tích khu đất hiện là bãi cỏ thường bị ngập nước nằm bên cạnh khu dân cư và dãy nhà xưởng.
Khu đất 620 mặt tiền đường Kinh Dương Vương, phường An Lạc A, quận Bình Tân, có diện tích hơn 9.000 m2 chủ yếu đang bỏ trống.
Khu đất 620 mặt tiền đường Kinh Dương Vương, phường An Lạc A, quận Bình Tân, có diện tích hơn 9.000 m2 chủ yếu đang bỏ trống.
Khu đất này được thành phố giao cho Công ty Cổ phần Hóa - Dược phẩm Mekophar (thuộc Bộ Y tế) sử dụng từ năm 2004. Tuyến đường Kinh Dương Vương được nâng cao khiến khu đất và các hạng mục bên trong bị thấp xuống 1/2 kết cấu.
Khu đất này được thành phố giao cho Công ty Cổ phần Hóa - Dược phẩm Mekophar (thuộc Bộ Y tế) sử dụng từ năm 2004. Tuyến đường Kinh Dương Vương được nâng cao khiến khu đất và các hạng mục bên trong bị thấp xuống 1/2 kết cấu. 
Bên trong cây cối khá rậm rạm, một số thiết bị máy móc bị cỏ leo bao trùm, cánh cửa thỉnh thoảng mở, có người ra vào.
  Bên trong cây cối khá rậm rạm, một số thiết bị máy móc bị cỏ leo bao trùm, cánh cửa thỉnh thoảng mở, có người ra vào.
Hiện trạng của khu đất có các công trình nhà, văn phòng làm việc nhưng đã hư hỏng, xuống cấp, một số hạng mục không còn sử dụng được.
Hiện trạng của khu đất có các công trình nhà, văn phòng làm việc nhưng đã hư hỏng, xuống cấp, một số hạng mục không còn sử dụng được.
Gần ngã 3 đường Tên Lửa - Kinh Dương Vương là khu đất hơn 2.500 m2 của Công ty Xi măng Hà Tiên 1 (thuộc Bộ Xây dựng) tại địa chỉ 516 Kinh Dương Vương, quận Bình Tân.
Gần ngã 3 đường Tên Lửa - Kinh Dương Vương là khu đất hơn 2.500 m2 của Công ty Xi măng Hà Tiên 1 (thuộc Bộ Xây dựng) tại địa chỉ 516 Kinh Dương Vương, quận Bình Tân. 
Cơ sở vật chất hiện tại trong khu đất đã cũ kỹ, xuống cấp, đóng im lìm, chỉ còn một chốt bảo vệ có nhân viên trông coi. Tính đến tháng 4/2018, theo kết quả giám sát của HĐND TP.HCM, hiện trên địa bàn thành phố đang có 26 địa chỉ đất công đang bỏ trống, bỏ hoang nhiều năm qua, gây lãng phí rất lớn. Riêng tại quận Bình Tân hiện có hơn 50 lô đất do các cơ quan đơn vị trực thuộc Trung ương quản lý, sử dụng trong đó có nhiều vị trí bỏ trống hoặc cho thuê lại.
Cơ sở vật chất hiện tại trong khu đất đã cũ kỹ, xuống cấp, đóng im lìm, chỉ còn một chốt bảo vệ có nhân viên trông coi. Tính đến tháng 4/2018, theo kết quả giám sát của HĐND TP.HCM, hiện trên địa bàn thành phố đang có 26 địa chỉ đất công đang bỏ trống, bỏ hoang nhiều năm qua, gây lãng phí rất lớn. Riêng tại quận Bình Tân hiện có hơn 50 lô đất do các cơ quan đơn vị trực thuộc Trung ương quản lý, sử dụng trong đó có nhiều vị trí bỏ trống hoặc cho thuê lại. 
Vị trí 4 khu đất công ỏ Sài Gòn trên hơn 1 km đường Kinh Dương Vương, quận Bình Tân, TP.HCM. Đồ họa: Như Ý.
Vị trí 4 khu đất công ỏ Sài Gòn trên hơn 1 km đường Kinh Dương Vương, quận Bình Tân, TP.HCM. Đồ họa: Như Ý. 
Vũ Anh