Có nên chuyển đồ vào nhà mới trước, nhập trạch sau?

(Kiến Thức) - Một bạn đọc hỏi về phong thủy nhà ở: Gia đình tôi chuẩn bị chuyển về nhà mới ở, tôi băn khoăn nếu chuyển và lắp đặt đồ đạc trước, nhập trạch sau có được không?

Bạn đọc Trần Bình Trung (Hà Tĩnh) hỏi về phong thủy nhà ở: Tôi sắp chuyển vào nhà mới ở, nhưng đang lăn tăn về ngày làm lễ nhập trạch và chuyển, lắp các vật dụng gia đình trong nhà. Theo đó, tôi muốn lắp một số đồ dùng như tủ bếp, bếp, ban thờ, giường, tủ cũng như các đồ dùng gia đình như nồi niêu, bát đĩa chuyển vào nhà trước khi vào ở. Cùng với đó, khi vào ở chúng tôi cũng mới làm lễ nhập trạch. Vậy xin hỏi, chuyển đồ về trước ngày nhập trạch có được không? 
Co nen chuyen do vao nha moi truoc, nhap trach sau?
 Ảnh minh họa.
Theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương, Công ty Cổ phần Nhà Xuân, theo tín ngưỡng dân gian, nhập trạch là một thủ tục cần thiết khi về nhà mới như một việc làm nhằm báo cáo thần linh, thổ địa – những vị thần cai quản hành chính phần âm về việc mình và người nhà sẽ ở, sinh hoạt tại đây. Việc nhập trạch dựa vào các yếu tố như chọn ngày lành tháng tốt phù hợp với tuổi của người chủ nhà. Khi nhập trạch cần sắm sửa các đồ lễ theo tục thờ cúng phần âm của mỗi địa phương, mỗi gia đình. 
Điều cần nói ở đây chính là, lễ nhập trạch bắt đầu khi chủ nhà làm lễ báo cáo thần linh thổ địa và về ở. Vì vậy, trong trường hợp này của chủ nhà, các vật dụng gia đình như tủ bếp, giường, tủ và ban thờ có thể lắp đặt trước không vấn đề gì. 

Phong thủy: Vì sao nhập trạch cần có ban thờ, bát hương?

(Kiến Thức) -  Khi nhập trạch, điều cần thiết là phải có ban thờ mới và bát hương thờ quan thần linh bản thổ, tức là vị thần cai quản hành chính phần âm.

Phong thuy: Vi sao nhap trach can co ban tho, bat huong?
 Ảnh minh họa.
Chị Nguyễn Phương Nguyên Hương (Hà Nội) cho biết, chị mới mua một căn chung cư, sang đầu tháng sau sẽ chuyển về nhà mới. Tuy nhiên, chị đang chưa rõ, nếu làm lễ về nhà mới mà chưa chuyển ban thờ, lập bát hương thì có được không? Hay chỉ cần đặt bát hương mới ở nền nhà để làm lễ tạ? 

Những nữ cảnh sát tuần tra xinh như hoa ở Kiev

(Kiến Thức) - Những nữ cảnh sát tuần tra xinh như hoa ở Kiev xuất hiện rạng ngời tươi tắn trong những bức ảnh chụp chung với dân chúng.

Nhung nu canh sat tuan tra xinh nhu hoa o Kiev
Những tấm ảnh chụp lực lượng thực thi luật pháp vừa mới được thành lập ở Kiev được cộng đồng cư dân mạng chia sẻ trên các trang mạng xã hội.

Những phụ nữ “coi trời bằng vung” thời phong kiến Trung Quốc

(Kiến Thức) - Người dám ly hôn hoàng thượng, người can đảm xưng đế trong xã hội nam quyền... Đây là 2 trong những phụ nữ cả gan nhất lịch sử phong kiến Trung Quốc.

Nhung phu nu
1. Văn Tú có thể coi là người phụ nữ cả gan nhất trong những người phụ nữ cả gan của lịch sử phong kiến Trung Quốc vì dám ly hôn với cả hoàng thượng. Năm 1931, Văn Tú đã thông qua luật sư đưa ra đề nghị ly hôn với Phổ Nghi hoàng đế. Vì không muốn liên quan đến tòa án nên Phổ Nghi đã âm thầm chấp nhận thông qua luật sư giải quyết. Phổ Nghi phải bồi thường cho Văn Tú 550 ngàn đồng tiền phụng dưỡng. Sau khi ly hôn, vì muốn vớt vát thể diện của mình nên Phổ Nghi hoàng đế đã cho đăng thông cáo với nội dung: Thục phi đã tự ý rời Hành Viên, phạm vào quy định của triều đình, nay tước bỏ vị hiệu, phế thành thứ nhân trên các báo giấy ở Bắc Kinh, Thiên Tân và Thượng Hải vào ngày 13/9/1931.
Nhung phu nu
2. Võ Tắc Thiên. Đường Cao Tông rất sủng ái Võ Tắc Thiên vì thế đã phế truất Vương hoàng hậu và đưa Võ chiêu nghi lên ngôi hậu. Từ đó Võ Tắc Thiên đã dần nắm quyền triều chính, sau này đăng cơ hoàng đế. Hai vợ chồng họ là cặp vợ chồng duy nhất trong lịch sử đều lần lượt ngồi lên ngai vàng.