Cố chủ tịch Kim Jong-il ảnh hưởng thế nào với Triều Tiên?

(Kiến Thức) - Tại Triều Tiên, cố Chủ tịch Kim Jong-il luôn được coi là một vị anh hùng và được người dân nước này rất tôn kính.

Hôm 17/12 vừa qua, Triều Tiên đã tổ chức nhiều hoạt động để kỷ niệm 6 năm ngày mất của cố Chủ tịch Kim Jong-il, người qua đời vì cơn đau tim vào năm 2011 ở tuổi 69.
Hàng nghìn người dân tới Đồi Mansu ở thủ đô Bình Nhưỡng đặt hoa tưởng niệm trước tượng đài cố Chủ tịch Kim Jong-il và cha ông, nhà sáng lập Triều Tiên Kim Il-sung.
Còn nhớ cách đây 6 năm, báo chí đưa tin, khi hay tin lãnh tụ Kim Jong-il qua đời, nhiều người dân Triều Tiên không cầm được nước mắt. Trong ngày diễn ra lễ tang chính thức của cố Chủ tịch Kim, hàng nghìn người dân đứng trong mưa tuyết khóc thương khi đoàn xe mang ảnh và vòng hoa cùng linh cữu của ông Kim Jong-il đi qua những con đường ở thủ đô Bình Nhưỡng.
Sự ra đi của Chủ tịch Kim Jong-il khi đó là một nỗi mất mát to lớn đối với nhân dân Triều Tiên. Cho đến ngày hôm nay, người dân Triều Tiên vẫn luôn nhớ về vị lãnh tụ kính yêu của họ cũng như những việc mà ông Kim Jong-il đã làm cho đất nước này.
Cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il. Ảnh: CNN.
Cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il. Ảnh: CNN. 
Được biết, ông Kim Jong-il là người lãnh đạo Triều Tiên từ năm 1994 cho tới khi qua đời vào năm 2011. Trong thời gian cầm quyền, ông Kim Jong-il đã đưa ra nhiều chính sách có ảnh hưởng lớn đối với đất nước.
Trong những năm 1990, nền kinh tế Triều Tiên còn gặp nhiều khó khăn do mất đi các thỏa thuận thương mại với Liên Xô cùng với mối quan hệ “lạnh nhạt” với Trung Quốc, kèm theo đó là thiên tai, nạn đói... Đứng trước tình hình trên, ông Kim Jong-il đã thông qua chính sách “Quân đội hàng đầu” để tăng cường sức mạnh cho quốc gia, nhờ đó, mang lại tăng trưởng khả quan cho đất nước từ năm 1996.
Ngoài ra, Chủ tịch Kim Jong-il cũng cho áp dụng "các thử nghiệm kinh tế thị trường kiểu xã hội chủ nghĩa" vào năm 2002 giúp Triều Tiên vẫn có thể trụ vững qua giai đoạn khó khăn.
Nhiều người dân Triều Tiên rơi nước mắt trong lễ tang cố Chủ tịch Kim Jong-il năm 2011. Ảnh chụp màn hình: KCTV.
Nhiều người dân Triều Tiên rơi nước mắt trong lễ tang cố Chủ tịch Kim Jong-il năm 2011. Ảnh chụp màn hình: KCTV.
Năm 1998, Tổng thống Hàn Quốc khi đó là Kim Dae-jung đã đưa ra chính sách nhằm cải thiện quan hệ liên Triều và cho phép các công ty Hàn Quốc bắt đầu các dự án ở miền Bắc. Ông Kim Jong-il thông báo kế hoạch nhập khẩu và phát triển các công nghệ mới nhằm thúc đẩy nền công nghiệp phần mềm Triều Tiên.
Nhờ chính sách mới này, Khu Công nghiệp Kaesong được xây dựng năm 2003 ngay phía bắc biên giới liên Triều, tạo công ăn việc làm cho hàng chục nghìn công nhân Triều Tiên.
Mời quý độc giả xem thêm video: Triều Tiên phóng thử tên lửa hồi tháng 8/2017 (Nguồn BBC)
Người dân Triều Tiên tôn sùng Chủ tịch Kim Jong-il và tình cảm của họ đối với ông dường như cũng xuất phát từ trái tim, bởi Chủ tịch Kim từng rất quan tâm đến đời sống của nhân dân nước này, ngay cả trước khi ông qua đời.
Theo Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA, trước khi qua đời, ông Kim Jong-il đã yêu cầu cung cấp thực phẩm là cá tươi đến Bình Nhưỡng và người dân thủ đô hết sức xúc động trước “món quà” cuối cùng này của ông.
“Tất cả người dân vô cùng xúc động trước sự quan tâm sâu sắc của Chủ tịch (Kim Jong-il)", bà Kim Jong-hwa, một người bán hàng tại Bình Nhưỡng, chia sẻ.

Tiết lộ 10 điều độc lạ chỉ có ở đất nước Triều Tiên

(Kiến Thức) - Triều Tiên từng khẳng định đã tìm ra “thần dược” chữa được bệnh AIDS, Mers và Ebola, thậm chí ngăn ngừa ung thư.

Dựa theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Triều Tiên thì nước này là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Ảnh: BrightSide.
Dựa theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Triều Tiên thì nước này là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Ảnh: BrightSide.

Phụ nữ Triều Tiên không chạy theo xu hướng thời trang quốc tế. Trong cuộc sống hàng ngày và công việc, họ ít khi trang điểm nếu không cần thiết. Tuy nhiên, vào ngày nghỉ lễ, các cô gái Triều Tiên sẽ chăm chút cho ngoại hình hơn và thường mặc những bộ trang phục truyền thống. Ảnh: BrightSide.
 Phụ nữ Triều Tiên không chạy theo xu hướng thời trang quốc tế. Trong cuộc sống hàng ngày và công việc, họ ít khi trang điểm nếu không cần thiết. Tuy nhiên, vào ngày nghỉ lễ, các cô gái Triều Tiên sẽ chăm chút cho ngoại hình hơn và thường mặc những bộ trang phục truyền thống. Ảnh: BrightSide.

Lễ hội Arirang là lễ hội đồng diễn lớn nhất thế giới ở đất nước Triều Tiên, thu hút khoảng 100 nghìn người tham gia. Ảnh: BrightSide.
 Lễ hội Arirang là lễ hội đồng diễn lớn nhất thế giới ở đất nước Triều Tiên, thu hút khoảng 100 nghìn người tham gia. Ảnh: BrightSide.

Triều Tiên khẳng định đã tìm ra “thần dược” chữa bệnh AIDS, Mers và Ebola, thậm chí ngăn ngừa ung thư. Phương thuốc này được điều chế từ nhân sâm đỏ được trồng ở vùng Kaesong, vàng và bạch kim. Ảnh: BrightSide.
Triều Tiên khẳng định đã tìm ra “thần dược” chữa bệnh AIDS, Mers và Ebola, thậm chí ngăn ngừa ung thư. Phương thuốc này được điều chế từ nhân sâm đỏ được trồng ở vùng Kaesong, vàng và bạch kim. Ảnh: BrightSide.

Các nhà khoa học Triều Tiên tuyên bố rằng kỳ lân không phải là một sinh vật thần thoại chỉ có trong tưởng tượng. Ảnh: BrightSide.
Các nhà khoa học Triều Tiên tuyên bố rằng kỳ lân không phải là một sinh vật thần thoại chỉ có trong tưởng tượng. Ảnh: BrightSide.

Cố Chủ tịch Kim Jong-il được cho là đã tập nói và đi khi chưa đầy một tuổi. Ảnh: BrightSide.
 Cố Chủ tịch Kim Jong-il được cho là đã tập nói và đi khi chưa đầy một tuổi. Ảnh: BrightSide.

Năm 2013, Triều Tiên thành lập Cơ quan Phát triển Hàng không Vũ trụ Quốc gia Triều Tiên NADA, có logo tương tự với Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ NASA. Không ai biết ý đồ thực sự của Bình Nhưỡng là gì khi thành lập cơ quan này hay đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Ảnh: BrightSide.
Năm 2013, Triều Tiên thành lập Cơ quan Phát triển Hàng không Vũ trụ Quốc gia Triều Tiên NADA, có logo tương tự với Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ NASA. Không ai biết ý đồ thực sự của Bình Nhưỡng là gì khi thành lập cơ quan này hay đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Ảnh: BrightSide.

Chỉ có 8% các con đường Triều Tiên được trải nhựa, bê tông hoặc lát gạch,... Người dân nước này chủ yếu đi xe đạp. Ảnh: BrightSide.
 Chỉ có 8% các con đường Triều Tiên được trải nhựa, bê tông hoặc lát gạch,... Người dân nước này chủ yếu đi xe đạp. Ảnh: BrightSide.

Bắt đầu từ năm 1957, có ba tầng lớp xã hội chính ở Triều Tiên, bao gồm tầng lớp “cà chua”, “táo” và “nho”. Trong đó, tầng lớp “cà chua” chủ yếu là các chính trị gia và quan chức quân đội; tầng lớp “táo” chủ yếu là các công dân bình thường và “nho” là những người vi phạm pháp luật ở Triều Tiên. Ảnh: BrightSide.
 Bắt đầu từ năm 1957, có ba tầng lớp xã hội chính ở Triều Tiên, bao gồm tầng lớp “cà chua”, “táo” và “nho”. Trong đó, tầng lớp “cà chua” chủ yếu là các chính trị gia và quan chức quân đội; tầng lớp “táo” chủ yếu là các công dân bình thường và “nho” là những người vi phạm pháp luật ở Triều Tiên. Ảnh: BrightSide.

Triều Tiên sử dụng lịch riêng. Thay vì tính Công Nguyên từ ngày sinh của Chúa Jesus, họ tính từ năm sinh của nhà sáng lập Triều Tiên Kim Nhật Thành. Năm 1912 là năm Chủ Thể 1 (Juche 1). Ảnh: BrightSide.
Triều Tiên sử dụng lịch riêng. Thay vì tính Công Nguyên từ ngày sinh của Chúa Jesus, họ tính từ năm sinh của nhà sáng lập Triều Tiên Kim Nhật Thành. Năm 1912 là năm Chủ Thể 1 (Juche 1). Ảnh: BrightSide.
Mời độc giả xem video: Triều Tiên thử nghiệm tên lửa đạn đạo có khả năng tấn công Mỹ.

Mỹ “tóm” được thủ lĩnh tối cao IS al-Baghdadi?

(Kiến Thức) - Một hãng truyền thông của Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định rằng thủ lĩnh tối cao IS al-Baghdadi vẫn còn sống và đang bị giam giữ tại căn cứ của Mỹ ở Hasaka.

Theo hãng Fars (Iran) ngày 17/12, một nguồn tin Syria tiết lộ với nhật báo Yeni Şafak tiếng Thổ Nhĩ Kỳ rằng thủ lĩnh tối cao IS Abu Bakr al-Baghdadi đã bị các lực lượng Mỹ bắt giữ tại Iraq và sau đó được đưa tới vùng al-Karmah, Syria. Ảnh: Daily Express.
 Theo hãng Fars (Iran) ngày 17/12, một nguồn tin Syria tiết lộ với nhật báo Yeni Şafak tiếng Thổ Nhĩ Kỳ rằng thủ lĩnh tối cao IS Abu Bakr al-Baghdadi đã bị các lực lượng Mỹ bắt giữ tại Iraq và sau đó được đưa tới vùng al-Karmah, Syria. Ảnh: Daily Express. 

Nguồn tin cho biết, thủ lĩnh tối cao IS al-Baghdadi ban đầu được đưa tới căn cứ của Mỹ ở Raas al-Ein và sau đó là một căn cứ khác ở Hasaka-Rmeilan. Ảnh: Breaking Times.
 Nguồn tin cho biết, thủ lĩnh tối cao IS al-Baghdadi ban đầu được đưa tới căn cứ của Mỹ ở Raas al-Ein và sau đó là một căn cứ khác ở Hasaka-Rmeilan. Ảnh: Breaking Times. 
“Ngoài tên Baghdadi, nhiều chỉ huy cấp cao khác của IS cũng đã bị bắt giữ”, nguồn tin nói thêm. Ảnh: NBC News.
 “Ngoài tên Baghdadi, nhiều chỉ huy cấp cao khác của IS cũng đã bị bắt giữ”, nguồn tin nói thêm. Ảnh: NBC News.

Trong diễn biến khác trên chiến trường Syria, tại tỉnh Damascus, Quân đội Syria đã tiến đánh thành trì cuối cùng của nhóm liên minh thánh chiến Hayat Tahrir al-Sham ở phía tây nam tỉnh này, qua đó giành quyền kiểm soát hai đỉnh đồi chiến lược. Ảnh: FNA.
Trong diễn biến khác trên chiến trường Syria, tại tỉnh Damascus, Quân đội Syria đã tiến đánh thành trì cuối cùng của nhóm liên minh thánh chiến Hayat Tahrir al-Sham ở phía tây nam tỉnh này, qua đó giành quyền kiểm soát hai đỉnh đồi chiến lược. Ảnh: FNA.  

“Được sự yểm trợ của các đơn vị pháo binh và tên lửa, lực lượng chính phủ Damascus đã đánh bật các tay súng HTS ra khỏi ngọn đồi Bashir Najjar và al-Zahar al-Aswad phía đông thị trấn Mughur al-Mira, nơi được coi là thành trì cuối cùng của HTS ở Tây Nam Damascus”, nguồn tin cho biết. Ảnh: Reuters.
“Được sự yểm trợ của các đơn vị pháo binh và tên lửa, lực lượng chính phủ Damascus đã đánh bật các tay súng HTS ra khỏi ngọn đồi Bashir Najjar và al-Zahar al-Aswad phía đông thị trấn Mughur al-Mira, nơi được coi là thành trì cuối cùng của HTS ở Tây Nam Damascus”, nguồn tin cho biết. Ảnh: Reuters.  

Tại Hama, lực lượng ủng hộ chính phủ Syria đã đánh bật các phần tử khủng bố HTS ra khỏi một cao điểm trọng yếu ở đông bắc tỉnh này hôm 17/12 trên đường tiến tới Đông Nam Idlib để giải phóng một sân bay quân sự chiến lược. Ảnh: AMN.
Tại Hama, lực lượng ủng hộ chính phủ Syria đã đánh bật các phần tử khủng bố HTS ra khỏi một cao điểm trọng yếu ở đông bắc tỉnh này hôm 17/12 trên đường tiến tới Đông Nam Idlib để giải phóng một sân bay quân sự chiến lược. Ảnh: AMN. 
Cũng tại Hama, theo Al Masdar News ngày 18/12, Nga đã tiến hành đợt không kích gần Zaleen, qua đó tiêu diệt một chỉ huy khét tiếng của HTS là Salakhuddin. Ảnh: AMN.
Cũng tại Hama, theo Al Masdar News ngày 18/12, Nga đã tiến hành đợt không kích gần Zaleen, qua đó tiêu diệt một chỉ huy khét tiếng của HTS là Salakhuddin. Ảnh: AMN. 

Trong khi đó, các máy bay chiến đấu Nga dội bom dồn dập và phá vỡ nhiều tuyến phòng thủ của nhóm khủng bố HTS ở phía nam Idlib, gần thị trấn Abu Dali. Ảnh: AMN.
 Trong khi đó, các máy bay chiến đấu Nga dội bom dồn dập và phá vỡ nhiều tuyến phòng thủ của nhóm khủng bố HTS ở phía nam Idlib, gần thị trấn Abu Dali. Ảnh: AMN.

Diễn biến tại Aleppo tiếp tục “nóng” với việc Thổ Nhĩ Kỳ thiết lập “hành làng quân sự” thứ ba tại khu vực biên giới với Syria để chuẩn bị cho cuộc tấn công ác liệt sắp tới nhằm vào Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) tại tỉnh Aleppo. Ảnh: FNA.
Diễn biến tại Aleppo tiếp tục “nóng” với việc Thổ Nhĩ Kỳ thiết lập “hành làng quân sự” thứ ba tại khu vực biên giới với Syria để chuẩn bị cho cuộc tấn công ác liệt sắp tới nhằm vào Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) tại tỉnh Aleppo. Ảnh: FNA. 

Ảnh: Triều Tiên kỷ niệm ngày ông Kim Jong-il lên nắm quyền

(Kiến Thức) - Triều Tiên đã tổ chức nhiều hoạt động long trọng kỷ niệm 20 năm ngày cố lãnh đạo Kim Jong-il lên nắm quyền.

Anh: Trieu Tien ky niem ngay ong Kim Jong-il len nam quyen
 RT đưa tin, ngày 8/10 vừa qua, Triều Tiên đã tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm ngày cố lãnh đạo Kim Jong-il trở thành Tổng Bí thư Đảng Lao động Triều Tiên. Ảnh: RT.

Anh: Trieu Tien ky niem ngay ong Kim Jong-il len nam quyen-Hinh-2
 Pháo hoa rợp trời ở khu vực Tháp Chủ Thể trong lễ kỷ niệm diễn ra tại thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh: RT.

Anh: Trieu Tien ky niem ngay ong Kim Jong-il len nam quyen-Hinh-3
Rất đông người dân Triều Tiên tham gia buổi lễ kỷ niệm 20 năm ngày cố lãnh đạo Kim Jong-il lên nắm quyền. Ảnh: RT.

Anh: Trieu Tien ky niem ngay ong Kim Jong-il len nam quyen-Hinh-4
 Mọi người cùng nhau nhảy múa tại thủ đô Bình Nhưỡng ngày 8/10/2017. Ảnh: RT.

Anh: Trieu Tien ky niem ngay ong Kim Jong-il len nam quyen-Hinh-5
 Một tiết mục biểu diễn trong sự kiện diễn ra ở trung tâm Bình Nhưỡng. Ảnh: RT.

Anh: Trieu Tien ky niem ngay ong Kim Jong-il len nam quyen-Hinh-6
 Rất đông thành phần, bao gồm binh sĩ, người lao động, thanh niên và sinh viên tham gia vào cuộc diễu hành ở thủ đô Bình Nhưỡng ngày 8/10. Ảnh: RT.

Anh: Trieu Tien ky niem ngay ong Kim Jong-il len nam quyen-Hinh-7
 Pháo hoa trên bầu trời thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên, ngày 8/10. Ảnh: RT.

Anh: Trieu Tien ky niem ngay ong Kim Jong-il len nam quyen-Hinh-8
 Buổi lễ kỷ niệm diễn ra long trọng với những màn diễu hành, đồng diễn và bắn pháo hoa. Ảnh: RT.