Clip: Lính cứu hỏa dùng tay không bắt rắn hổ mang chúa khổng lồ

Sau khi tóm được đuôi con rắn hổ mang chúa, người lính cứu hỏa đưa dần tay lên trên và nắm chặt lấy cổ con vật.

Con rắn hổ mang chúa khổng lồ này được phát hiện trong một ngôi nhà ở Krabi, miền nam Thái Lan.
Sau 20 phút xoay xở, một người lính cứu hỏa đã bắt được con vật và đưa nó về trạm cứu hỏa Ao Nang. Anh đặt con rắn xuống bãi cỏ trước trạm và biểu diễn lại cách bắt rắn.

Con rắn hổ mang chúa khổng lồ tại trạm cứu hỏa Ao Nang.

Đầu tiên người đàn ông này tiếp cận con rắn hổ mang chúa từ phía đuôi. Sau đó, anh ta tóm lấy thân con rắn và cận thẩn đưa tay dần lên trên. Cuối cùng, người lính cứu hỏa nhấc cao con rắn rồi dùng tay còn lại tóm chặt lấy cổ nó để đề phòng bị tấn công.
Được biết, con rắn hổ mang chúa này dài gần 5 mét và nặng khoảng 20 kg.
Rắn hổ mang chúa thuộc họ Elapidae (họ rắn hổ), phân bố chủ yếu trong các vùng rừng nhiệt đới, trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á. Đây là loài rắn độc dài nhất thế giới, với chiều dài tối đa ghi nhận được trong tự nhiên là 7m.
Loài được đánh giá nguy hiểm và đáng sợ trong phạm vi sinh sống của chúng, dù chúng thường không chủ động tấn công con người. Nọc độc của hổ mang chúa chứa độc tố thần kinh gây đau đớn, mờ mắt, chóng mặt, buồn ngủ, tê liệt, thậm chí tử vong.

COVID-19: Hết lương thực, cả gia đình về quê bằng xe cày

Chủ rẫy không tiếp tế lương thực, anh K’panh quyết định độ chế máy xới đất thành xe cày, đưa cả nhà từ Lâm Đồng về Phú Yên.

COVID-19: Het luong thuc, ca gia dinh ve que bang xe cay
Anh K'panh được chốt kiểm soát dịch COVID-19 số 2 tại xã Ea Tiêu tặng lương thực, thực phẩm 
 Sáng 30/7, anh Y Trí Rơ Tung- Bí Thư chi Đoàn buôn Rơ cai A (xã Krông Nô, huyện Lắk, Đắk Lắk) cho biết, trong lúc làm nhiệm vụ tại chốt kiểm soát dịch COVID-19 tại xã Krông Nô đã gặp một hoàn cảnh về quê bằng xe cày độ chế. Đó là gia đình anh K’panh (xã Ea Trol, huyện Sông Hinh, Phú Yên).

COVID-19: Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên tham gia chống dịch

Sau khi TP.HCM huy động lực lượng sinh viên, đoàn viên thanh niên, các cựu chiến binh tham gia công tác chống dịch, nhiều địa phương trên cả nước cũng bắt đầu "tiếp bước" hỗ trợ đội ngũ y, bác sĩ, chiến sĩ nơi tuyến đầu.

Sẵn sàng "lao" vào điểm nóng
Thường xuyên theo dõi và cập nhật tình hình dịch bệnh COVID-19, anh Nguyễn Trọng Nghĩa (SN 1986, trú tại Trần Khát Chân, phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) càng thêm "xót ruột". Là một công dân Thủ đô, anh Nghĩa tự ý thức ở nhà tuân thủ nghiêm Chỉ thị 16 và các chỉ đạo của thành phố và mong cho dịch bệnh qua đi để mình được tiếp tục những công việc đã lên kế hoạch sẵn.