Chuyện vô lý phải trình phiếu mới được tắm biển ở Phú Quốc

Chuyện phải trình phiếu mới được tắm biển ở Phú Quốc nghe tưởng như đùa, do các khách sạn, resort nằm che kín lối xuống biển.

Sở dĩ có chuyện phải trình phiếu mới được tắm biển ở Phú Quốc là do trước đây, khi giao đất cho các nhà đầu tư xây dựng khách sạn, resort ở phía biển dọc đường Trần Hưng Đạo, cơ quan chức năng giao theo kiểu “xếp gạch”, không có lối đi công cộng. Các khách sạn bên kia đường Trần Hưng Đạo phải “thuê đường” để khách xuống tắm biển.
Nhiều khách sạn, resort nằm dọc đường Trần Hưng Đạo (thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc) xây dựng cơ ngơi đã ngáng hết lối đi ra biển - Ảnh: Q.Vinh.
Nhiều khách sạn, resort nằm dọc đường Trần Hưng Đạo (thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc) xây dựng cơ ngơi đã ngáng hết lối đi ra biển - Ảnh: Q.Vinh.
Ông Nguyễn Văn Hải - phó giám đốc khách sạn Biển Xanh - cho biết hằng năm khách sạn của ông và bốn khách sạn, resort khác phải thuê đường đi của các khách sạn, resort nằm cạnh bờ biển phía đối diện, bên kia đường Trần Hưng Đạo để cho du khách đi tắm biển.
Cụ thể, khách sạn ông Hải thuê đường đi của điểm du lịch Moon Resort với mức giá mỗi năm 40 triệu đồng. Hai bên có làm giấy biên nhận giao nhận tiền về việc thuê đường đi cho du khách hẳn hoi. Khi đi tắm, du khách phải trình “phiếu tắm biển” cho bảo vệ điểm du lịch Moon Resort mới được phép đi ra bãi biển.
Du khách của các khách sạn như Mai Phưong Bình, Galaxy, Đông Xuân Hồng, Boulevard khi muốn đi tắm biển cũng phải có “phiếu tắm biển” do khách sạn cấp mới được đi trên con đường nội bộ của Moon Resort và các khách sạn, resort nằm cạnh bờ biển để xuống biển tắm.
Bà Đậu Thị Đông Đông, phụ trách khách sạn Galaxy, cũng cho biết cả khu phố 7 chỉ có một lối đi công cộng duy nhất xuống biển và lối đi này lại nằm khá xa khách sạn của bà. Do vậy khách sạn Galaxy không còn cách nào khác là phải thuê đường đi của một khách sạn phía bờ biển với giá vài chục triệu đồng mỗi năm để có lối đi xuống biển làm hài lòng du khách.
Bà Trần Thị Mai và nhiều du khách ở An Giang cho biết khi đã đến Phú Quốc thì tất nhiên phải đi ra biển hóng gió và tắm biển. Thế nhưng việc đi ra biển của bà và các con thật phiền phức. Bà và nhiều người khác mặc đồ bơi phải đi bộ từ khách sạn trên một đoạn đường vài trăm mét ngoằn ngoèo qua các nhà hàng, khu dân cư mới có thể ra tới biển.
“Phiếu tắm biển” được một khách sạn cấp cho du khách đi xuyên qua resort đối diện để xuống biển tắm - Ảnh: Q.Vinh.
“Phiếu tắm biển” được một khách sạn cấp cho du khách đi xuyên qua resort đối diện để xuống biển tắm - Ảnh: Q.Vinh.
Không chỉ du khách mà cả người dân ở khu phố 7, thị trấn Dương Đông cũng phải đi xa hàng cây số mới đến nơi có lối đi ra bờ biển công cộng tắm. Ba năm qua, ông Đặng Quốc Bình (khu phố 7, thị trấn Dương Đông) và gia đình đã không đi tắm biển vì đường ra bãi tắm Dinh Cậu quá xa.
Theo ông Bình, nhiều người khi đi tắm về đã bị cảm lạnh. Người dân tại đây cho hay từ khi khách sạn, resort mọc lên, những con đường dân sinh xuống biển cũng bị xóa sổ. Người dân bức xúc kiến nghị nhiều lần nhưng những con đường dân sinh xuống biển vẫn chưa được tái lập.
Ông Nguyễn Văn Hải - phó giám đốc khách sạn Biển Xanh - cho biết các khách sạn, nhà nghỉ không có lợi thế nằm cạnh bờ biển đã kiến nghị với UBND huyện Phú Quốc phải sớm mở sáu con đường công cộng từ đường Trần Hưng Đạo, đoạn từ Ngã năm thị trấn Dương Đông xuống khu vực cầu Cửa Lấp để cho du khách và người dân địa phương có lối đi xuống biển tắm thuận lợi theo quy hoạch.
Thế nhưng UBND huyện mới chỉ mở được một con đường bằng bêtông nằm giữa hai khách sạn Tràng An và Sài Gòn - Phú Quốc, năm con đường còn lại không mở được do chưa thể đền bù giải tỏa.
Sẽ mở 13 đường xương cá xuống biển
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Huỳnh Quang Hưng - phó chủ tịch UBND huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang - cho biết trong năm 2015 - 2016 huyện sẽ xem xét bố trí lại vốn xây dựng, điều chỉnh mức bồi thường giải tỏa và các hạng mục xây dựng cho phù hợp với quy hoạch chi tiết 1/2.000 để xây dựng 13 con đường xương cá nối từ đường Trần Hưng Đạo xuống bờ biển.
“Huyện xác định trên suốt chiều dài bờ biển (đoạn từ Dinh Cậu đến khu vực rạch Cửa Lấp, thuộc bờ biển phía tây của đảo ngọc) là bãi tắm công cộng phục vụ du khách và cư dân địa phương. Do vậy huyện phải mở đường làm lối đi ra biển khang trang cho du khách, tránh tình trạng đi lại khó khăn như hiện nay” - ông Hưng nói.

Cột điện tự phát nổ, bốc cháy bí ẩn ở Thái Nguyên

(Kiến Thức) - Một số cột điện tự phát nổ, bốc cháy mà không có sự tác động ở Thái Nguyên, lực lượng chức năng phải mất 35 phút mới dập tắt được ngọn lửa.

Khoảng 15h ngày 1/6, nhiều người dân sống xung quanh khu vực Phổ Yên, TP Thái Nguyên (gần đèn xanh, đèn đỏ tiếp giáp với nghĩa trang liệt sỹ) vô cùng hoảng loạn vì một số cột điện bùng cháy, kèm theo những tiếng nổ rất lớn.
Theo một số nhân chứng, vào khoảng thời gian trên mọi người đang tham gia giao thông bình thường bỗng nghe thấy những tiếng nổ bùm bụp phát ra từ phía các cột điện, tiếp đó là cảnh tượng những tia lửa điện xèn xẹt bốc cháy kèm theo khói bốc lên nghi ngút. Nguy hiểm hơn, là những ngọn lửa cháy lan ra rất nhanh, chạy dài theo cả đường dây điện ở khu vực này.

Thanh niên dũng cảm giải cứu gia đình khỏi lũ lớn

Vợ chồng chị Hằng cùng 2 con nhỏ kẹt trong nhà khi lũ dâng cao. Lúc này, một thanh niên bất chấp nguy hiểm, tìm đường lên nóc, dỡ tôn giải cứu gia đình nạn nhân.

Thanh nien dung cam giai cuu gia dinh khoi lu lon
Chiều 1/6, cơn mưa lớn trút xuống TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng). Nước từ thượng nguồn đổ về nhấn chìm nhiều nhà dân ở khu vực chung cư Mạc Đĩnh Chi và thác Cam Ly. Một căn nhà bị sập, nước lũ cũng cuốn nhiều tài sản, vật dụng của người dân. Căn nhà bị sập nằm trên đường Hoàng Văn Thụ. Thời điểm này, vợ chồng chị Đinh Thị Thanh Hằng cùng 2 con nhỏ mắc kẹt trong nhà khi nước lũ dâng cao gần 2 m.  

Thanh nien dung cam giai cuu gia dinh khoi lu lon-Hinh-2
Sống ở chung cư Mạc Đĩnh Chi (đối diện nhà chị Hằng), Thu Thảo (21 tuổi, sinh viên Đại học Đà Lạt) chứng kiến toàn bộ sự việc cho biết, nước bắt đầu dâng lên lúc 14h, chồng chị Hằng đóng cửa lại. Vài chục phút sau, lũ đánh vỡ một mảng tường, 2 đứa con nhỏ cùng người vợ la hét. Nhiều người dân xung quanh không dám vào cứu vì lũ lớn, chảy xiết. "Em thấy nhưng không biết phải làm gì nên gọi điện thông báo Cảnh sát 113 đến giải cứu", Thảo kể. 

Thanh nien dung cam giai cuu gia dinh khoi lu lon-Hinh-3
Lúc này, xuất hiện một thanh niên mặc áo mưa trắng tìm đường lên mái tôn, mặc cho mọi người ngăn cản. Người này lấy cây sắt dỡ mái tôn, đưa em bé khoảng 1 tuổi sang nhà khác. 

Thanh nien dung cam giai cuu gia dinh khoi lu lon-Hinh-4
Sau đó, nước cuốn sập một phần của căn nhà, chị Hằng cùng đứa con còn lại la hét lớn hơn. Mặc dù nguy hiểm đến tính mạng nhưng thanh niên vẫn cố đưa vợ chồng nạn nhân cùng con nhỏ khoảng 4 tuổi ra ngoài. 

Thanh nien dung cam giai cuu gia dinh khoi lu lon-Hinh-5
"Khi người thanh niên vừa giải cứu xong thì căn nhà đổ xuống nước", chị Thảo nhớ lại. 

Thanh nien dung cam giai cuu gia dinh khoi lu lon-Hinh-6
Nữ sinh viên cho biết thêm, khu vực chị sinh sống thường ngập lớn, nước chảy xiết mỗi khi mưa xuống.