Chuyện về Thiếu tướng biên phòng thông võ, thạo văn

Luyện rèn chuyên ngành trinh sát ở Trường Sĩ quan biên phòng từ năm 1983, con đường binh nghiệp của Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến, Phó Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng có nhiều ngã rẽ thú vị.

Là một trong hai học viên tốt nghiệp xuất sắc nhất khóa 15, Trường Sĩ quan biên phòng (nay là Học viện Biên phòng), Trung úy Hoàng Hữu Chiến được giữ lại trường làm giảng viên khoa Trinh sát - Pháp luật vào năm 1986.

Chuyen ve Thieu tuong bien phong thong vo, thao van
Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến, Phó Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng. Ảnh: Sơn Khang.

Ngay năm sau, ông nhận lệnh lên biên giới làm Đội trưởng Đội trinh sát của đồn Biên phòng Xuất Lễ (BĐBP Lạng Sơn). Sau đó, ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ Phó đồn trưởng, Trưởng Phòng Trinh sát, Phó chỉ huy trưởng rồi Chỉ huy trưởng BĐBP ở hai tỉnh biên giới Cao Bằng và Quảng Trị.

Từ tháng 6/2017 đến nay, ông giữ cương vị Phó Tham mưu trưởng, Bí thư Đảng ủy Bộ Tham mưu BĐBP và được thăng quân hàm Thiếu tướng năm 2020. Xen giữa những lần nhận nhiệm vụ ở các tuyến biên giới, Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến 5 lần quay về trường cũ công tác với vai trò giảng viên, Phó trưởng khoa và Trưởng khoa.

vị tướng mang hàm phó giáo sư Khoa học quân sự và tiến sĩ Luật gần 40 năm tuổi quân luôn toát lên phong thái uyên bác, trầm tĩnh cùng chất lính biên cương đậm nét. 

Vị tướng thầy giáo

18 năm gắn bó với công việc của người thầy tại Học viện Biên phòng, Tướng Hoàng Hữu Chiến có tư duy rất rõ nét: Trung tâm của đào tạo phải là con người và trung tâm của nghiên cứu khoa học phải sát thực tiễn, có tính khả thi cao.

Chuyen ve Thieu tuong bien phong thong vo, thao van-Hinh-2
Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến (khi đó mang quân hàm Đại tá, người ngoài cùng bên trái) tháp tùng lãnh đạo Bộ Quốc phòng tới kiểm tra toàn diện tại BĐBP Quảng Trị năm 2015.

Sự kính trọng của thế hệ những người lính biên phòng dành cho ông còn bởi niềm khâm phục đối với ý chí tự học, tự rèn. Biền biệt xa nhà 16 năm để thực hiện nhiệm vụ ở các tuyến biên phòng Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Trị, thế nhưng ông đã tranh thủ học ở mọi lúc, mọi nơi.

Luôn tìm tòi cái mới cùng ý chí học tập đến mức kinh ngạc, trong chặng đường binh nghiệp của mình, ông đã “kịp” hoàn thiện nhiều chương trình đào tạo với vai trò là học viên ở Học viện Biên phòng, Đại học Luật Hà Nội, Học viện Biên phòng Liên bang Nga, Học viện An ninh nhân dân, Học viện Quốc phòng một cách xuất sắc.

Năm 2012, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với đề tài "Quản lý nhà nước về an ninh trật tự khu vực biên giới biển của BĐBP". Năm 2018, với những cống hiến xứng đáng trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới và nghiên cứu khoa học, ông được Nhà nước phong hàm phó giáo sư ngành Khoa học quân sự.

“Đang làm thầy giáo, theo nghiệp văn thì tôi lại đi biên giới thực tế, gọi vui là gác bút nghiên theo nghiệp võ. Có nhiều thứ chưa biết, tôi lại hỏi anh em ở đơn vị.

Hồi ở Quảng Trị, làm Chỉ huy trưởng nhưng tôi vẫn mời nhân viên hải đồ của Hải đội 2 thuộc Biên phòng tỉnh lên để anh em hướng dẫn thực tế về cách đọc hải đồ. Rồi cả cách thức tác chiến, vẽ bản đồ bằng tay, sau đó bỏ thước vẽ tay để nhớ. Thứ 7, chủ nhật trực chỉ huy đơn vị, tôi lại lấy bản đồ, văn kiện ra đọc, làm gì cũng đọc trước. Mình làm chỉ huy mà không hiểu công việc thì làm sao điều binh, khiển quân được”, Tướng Chiến nói. 

Một cửa, một điểm dừng 

Bằng tình yêu đặc biệt với dặm dài biên cương Tổ quốc và kiến thức khoa học tích lũy qua thực tiễn công tác, gắn bó với nhiệm vụ bảo vệ cương thổ quốc gia, Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến đã góp công sức trong việc soạn thảo Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia và dự án luật Biên phòng Việt Nam. 

Chuyen ve Thieu tuong bien phong thong vo, thao van-Hinh-3
Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến (giữa) kiểm tra mô hình sáng kiến, cải tiến phục vụ công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu trong lực lượng Biên phòng.

Thời gian công tác ở BĐBP Quảng Trị, ông dành nhiều thời gian, công sức để tham mưu cho chính quyền địa phương có nhiều chính sách an sinh hiệu quả để giúp bà con phát triển kinh tế, trở thành "phên dậu" vững vàng nơi biên cương Tổ quốc.

Năm 2015, Bộ Tư lệnh BĐBP đã tham mưu cho Bộ Quốc phòng báo cáo Chính phủ phối hợp với Chính phủ Lào triển khai mô hình "Một cửa, một điểm dừng" tại cặp cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Việt Nam) - Đen Sa Vẳn (Lào) theo hiệp định EMS.

Khi đó, Chỉ huy trưởng Hoàng Hữu Chiến đã chỉ đạo BĐBP tỉnh Quảng Trị phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Tư lệnh, các lực lượng làm nhiệm vụ tại cửa khẩu Lao Bảo và lực lượng của nước bạn triển khai thành công.

Mô hình này được đánh giá là bước đột phá về cải cách thủ tục hành chính, góp phần thúc đẩy giao lưu kinh tế và hội nhập toàn diện trong khu vực các quốc gia tiểu vùng sông Mekong. Năm 2019, Trung Quốc cử đoàn cán bộ sang tham quan để áp dụng trên tuyến biên giới Việt - Trung.

Cũng trong giai đoạn này, Tướng Hoàng Hữu Chiến còn triển khai thành công hai đề tài nghiên cứu có ý nghĩa thiết thực là "BĐBP sử dụng trinh sát nội tuyến trong chuyên án chống tội phạm ma túy" và "BĐBP tỉnh Quảng Trị phòng, chống vi phạm pháp luật về xuất nhập cảnh tại cửa khẩu biên giới đất liền". 

Bảo vệ ‘sổ đỏ’ biên giới quốc gia 

Ngày 11/11/2020, Quốc hội biểu quyết thông qua luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) với tỷ lệ rất cao và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022. Trong thời khắc đặc biệt ấy, Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến lặng đi với những cảm xúc…

Chuyen ve Thieu tuong bien phong thong vo, thao van-Hinh-4
Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến (khi đó mang quân hàm Đại tá) cùng các đại biểu chứng kiến lễ ký kết nghĩa giữa đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Việt Nam) và đồn Công an cửa khẩu quốc tế Đen Sa Vẳn (Lào).

Ít người biết rằng, để có được thành quả nhằm “Thực hiện chính sách độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, ổn định lâu dài với các nước có chung đường biên giới; mở rộng hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, an ninh, đối ngoại biên phòng và đối ngoại nhân dân” (trích điều 3 của luật BPVN), Tướng Chiến và các cộng sự đã mất 15 tháng 17 ngày để nghiên cứu, soạn thảo, chỉnh sửa, tranh luận về mặt pháp lý… với một số bộ, ngành, cơ quan.

Trong thời gian soạn thảo luật BPVN, ông được giao trọng trách trực tiếp tham gia các hội thảo lớn bao gồm đại diện các bộ, ban, ngành trung ương, lãnh đạo địa phương, các sở, ban, ngành biên giới ở ba miền Bắc - Trung - Nam. Cùng với đó là 10 hội thảo cấp đồn biên phòng để củng cố các căn cứ pháp lý bảo vệ việc cần phải có đạo luật về biên giới quốc gia.

“Ban đầu, khi trình dự án luật ra Quốc hội, đã có một số ý kiến trái chiều về một số quy định của dự thảo trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng và của BĐBP.

Tuy nhiên, chúng tôi đã chứng minh, phân tích bằng những lý lẽ xác đáng nhất, dù mất rất nhiều thời gian, công sức. Bởi lẽ, biên phòng là tổng thể các hoạt động, biện pháp bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc” - ông nói.

Theo Tướng Chiến, nhiệm vụ xây dựng, ban hành luật BPVN nhằm thể chế hóa mục tiêu, quan điểm trong Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia và thể hiện một cách toàn diện, đầy đủ nguyên tắc thực thi nhiệm vụ, chính sách của Nhà nước về công tác biên phòng, yêu cầu nhiệm vụ biên phòng, là một nhiệm vụ hết sức lớn lao và vô cùng nặng nề.

“Tôi luôn xác định phải dốc hết thời gian, tâm huyết và tri thức để phối hợp với các thành viên ban soạn thảo và các cơ quan, đơn vị liên quan để hoàn thiện dự án luật đúng với mục đích, yêu cầu, quan điểm mà Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và Ban chỉ đạo đề ra; Đảm bảo chuyển hóa một cách sâu sắc, triệt để các quan điểm, chủ trương, mục tiêu, nguyên tắc, phương châm, phương thức bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới của Đảng vào thực tiễn xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong điều kiện nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng", ông nhấn mạnh.

Tin nóng ngày 23/4: “Sugar baby” bị nhân tình dùng ảnh nóng tống tiền

"Sugar daddy" tống tiền "sugar baby" bằng ảnh nóng; Người đàn ông tử vong trên người còn gắn dây thông tiểu; Mâu thuẫn với nhân viên, ném xăng đốt quán nhậu... là những tin nóng ngày 23/4.
 

Tin nong ngay 23/4: “Sugar baby” bi nhan tinh dung anh nong tong tien

"Sugar daddy" tống tiền "sugar baby" bằng ảnh nóng: Tạo vỏ bọc là doanh nhân giàu, Trần Thanh Tuấn (31 tuổi, ở Quảng Trị) tạo được lòng tin với chị L.T.V. (35 tuổi ở Hà Nội). rồi rủ rê trao đổi clip có nội dung nhạy cảm. Sau đó, Tuấn cắt ghép clip có hình ảnh chị V. rồi dùng video đó buộc chị V. phải chuyển cho Tuấn 20 triệu đồng. Ngày 23/4, Công an tỉnh Quảng Trị cho biết đang tạm giữ Tuấn để điều tra. 

Tin nong ngay 23/4: “Sugar baby” bi nhan tinh dung anh nong tong tien-Hinh-2

Mâu thuẫn với nhân viên, ném xăng đốt quán nhậu: Nhớ lại mâu thuẫn với nhóm nhân viên trong quán nhậu, Lê Minh Nhựt (SN 1997, ngụ TP HCM), Ngô Văn Nam (SN 1996, quê Hà Nội), Phạm Phú Vinh (SN 1986, ngụ TP HCM) mua xăng về bỏ vào chai rồi đem đến quán nhậu trên xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh (TP HCM) đốt, ném vào bên trong gây ra vụ cháy lớn... Ngày 23/4, Công an Bình Chánh cho biết, đang tạm giữ 3 đối tượng này để điều tra.

Tin nong ngay 23/4: “Sugar baby” bi nhan tinh dung anh nong tong tien-Hinh-3
 Nữ giúp việc trộm vàng của chủ tiệm trang sức: Nắm bắt được thời gian sinh hoạt của chủ tiệm vàng ở quận Đống Đa (Hà Nội), bà Nguyễn Thị Hoa (51, ở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) nhiều lần trộm lắc tay, nhẫn, dây chuyền và bông tai. Ngày 23/4, Công an quận Đống Đa cho biết đang tạm giữ bà Hoa 3 tháng để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.

Tin nong ngay 23/4: “Sugar baby” bi nhan tinh dung anh nong tong tien-Hinh-4

Người đàn ông tử vong trong tư thế treo cổ trước cổng trường: Khoảng 5h sáng ngày 23/4, người dân xã Thanh Cao, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình bàng hoàng khi phát hiện một thi thể đã tử vong trong tư thế treo cổ trước cổng trường họ. Qua xác minh, nạn nhân là lao động tự do, có hộ khẩu tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội. 

Tin nong ngay 23/4: “Sugar baby” bi nhan tinh dung anh nong tong tien-Hinh-5

Bắt con trai trùm ma túy Huyền "Vila": Ngày 23/4, Công an tỉnh Nghệ An cho biết, vừa bắt giữ Lô Long Trường (21 tuổi, ở huyện Quế Phong) do liên quan đến vụ vận chuyển 20 bánh heroin từ địa bàn Nghệ An ra Nam Định. Trường chính là con trai và cũng là mắt xích quan trọng trong đường dây buôn bán vận chuyển ma túy của "bà trùm" Trương Thị Huyền (biệt danh Huyền "Vila" - 45 tuổi, trú huyện Quế Phong). 

Tin nong ngay 23/4: “Sugar baby” bi nhan tinh dung anh nong tong tien-Hinh-6

Đâm chết người do nghi ngoại tình với vợ mình: Ngày 21/4, sau khi uống rượu ông Trần Khương (55 tuổi, ở thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi) ra phía sau nhà phát hiện ông Bùi Ngàn (66 tuổi), là người hàng xóm sát nhà nhìn vào nhà mình. Nghi ngờ ông Ngàn có "ngoại tình" với vợ mình nên ông Khương dùng dao đâm chết ông Ngàn. Ngày 23/4, Công an Quảng Ngãi đang tạm giữ ông Khương để điều tra. 

Tin nong ngay 23/4: “Sugar baby” bi nhan tinh dung anh nong tong tien-Hinh-7

Níu kéo tình cảm không thành, thanh niên sát hại người tình: Chiều 21/4, Phùng Văn Thế (28 tuổi, quê Nghệ An) đến phòng trọ của chị H. tại phường Tân Hiệp, tỉnh Bình Dương để nói chuyện. Tại đây, hai người xảy ra cãi nhau. Bực tức, Thế ra tiệm tạp hóa mua một con dao quay lại đâm chị H. tử vong rồi bỏ trốn. Ngày 23/4, Công an Bình Dương cho biết, vừa bắt giữ Thế để điều tra.

Tin nong ngay 23/4: “Sugar baby” bi nhan tinh dung anh nong tong tien-Hinh-8

Xe máy va chạm với xe container, ông bà tử vong, cháu bị thương: Sáng 23/4, anh Nguyễn Thế Chinh (SN 1979, ở TP. Hải Phòng) điều khiển xe container đến xã Đoàn Thượng, huyện Gia Lộc, Hải Dương) va chạm với xe máy do ông Nguyễn Văn Q. (SN 1954, trú huyện Gia Lộc) điều khiển, chở theo vợ và cháu nội di chuyển cùng chiều. Vụ tai nạn khiến ông Q. và vợ tử vong tại chỗ, cháu bé bị thương. 

Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh: Một vị tướng, nhà lãnh đạo tài năng

(Kiến Thức) - Đại tướng, Chủ tịch nước Lê Đức Anh là một vị tướng, một nhà lãnh đạo tài năng, một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

Báo Kiến Thức trân trọng giới thiệu bài viết ngắn của cố Tổng Bí thư Đỗ Mười về cuộc đời sự nghiệp của Đại tướng Lê Đức Anh - Nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nội dung được trích từ lời tựa cuốn hồi ký “Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng” của Đại tướng Lê Đức Anh (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia).
Nguyen Chu tich nuoc Le Duc Anh: Mot vi tuong, nha lanh dao tai nang
Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười và Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh.