Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nâng cao hình ảnh Việt Nam trong lòng châu Âu

Từ ngày 9 -15/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Ðoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có chuyến thăm chính thức Ðại công quốc Luxembourg, Vương quốc Hà Lan và Vương quốc Bỉ.

Trong 7 ngày thăm và làm việc tại châu Âu, với lịch trình dày đặc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp gỡ, trao đổi với hầu hết lãnh đạo cấp cao của chính phủ, quốc hội và hoàng gia 3 nước đến thăm chính thức. 30 thỏa thuận hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương, viện nghiên cứu và giữa các doanh nghiệp đã được ký kết.
Trả lời báo chí, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, chuyến thăm chính thức Luxembourg, Hà Lan và Bỉ của Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thành công rất tốt đẹp.
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Việt Nam với ba nước ngày càng phát triển, Việt Nam và ba nước sẽ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2023.
Chuyen tham cua Thu tuong Pham Minh Chinh: Nang cao hinh anh Viet Nam trong long chau Au
 Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Bỉ. Ảnh: TTXVN
Ðây là chuyến thăm Luxembourg đầu tiên của lãnh đạo cấp cao Việt Nam sau 20 năm, là hoạt động trao đổi đoàn cấp cao mới nhất giữa Việt Nam với Hà Lan trong 3 năm qua. Các nước đều là đối tác hàng đầu của Việt Nam tại châu Âu về thương mại, đầu tư; có nhiều thế mạnh phù hợp mục tiêu an ninh, phát triển của Việt Nam về ứng phó biến đổi khí hậu, năng lượng tái tạo, công nghệ cao… Các nước coi trọng vị thế, vai trò của Việt Nam ở khu vực, đã thiết lập các khuôn khổ quan hệ Ðối tác toàn diện, Ðối tác chiến lược về biến đổi khí hậu và nông nghiệp bền vững với Việt Nam và quyết tâm cùng Việt Nam đẩy mạnh hợp tác toàn diện.
Lãnh đạo cấp cao các nước đều bày tỏ ấn tượng tốt đẹp về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội, đánh giá cao vị thế quốc tế ngày càng cao của Việt Nam, khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Ấn Ðộ Dương-Thái Bình Dương. Các nước khẳng định mong muốn cùng Việt Nam đưa hợp tác ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, phát triển kinh tế bền vững sau đại dịch, xử lý hiệu quả các vấn đề quốc tế và cùng ứng phó thách thức toàn cầu.
Các nước đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển năng động nhất, nhiều tiềm năng nhất trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều khó khăn. Cộng đồng doanh nghiệp của cả 3 nước rất quan tâm đến thị trường Việt Nam. Lãnh đạo các nước ủng hộ việc triển khai đầy đủ, hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFFA) và bày tỏ mong muốn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EViPA) sớm được phê chuẩn để thúc đẩy hơn nữa đầu tư của châu Âu vào Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ cao, chiến lược.
Việt Nam đã thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực ba nước có thế mạnh nhằm phục vụ các mục tiêu an ninh, phát triển của Việt Nam. Với Luxembourg, đó là việc kết nối tiếp cận nguồn vốn đầu tư và tài chính với điều kiện ưu đãi, nhất là tài chính xanh, thông qua việc sớm thiết lập quan hệ Ðối tác chiến lược về tài chính xanh. Với Hà Lan và Bỉ là đẩy mạnh hợp tác về chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo và khoa học-công nghệ, thành lập các trung tâm công nghệ cao theo mô hình ba bên (Chính phủ, Viện nghiên cứu, doanh nghiệp).
Ngoài ra, Việt Nam đã đẩy mạnh kết nối về logistics, thu hút đầu tư chất lượng cao của 3 nước vào hạ tầng chiến lược, tăng cường hợp tác chuyên ngành giữa các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp về quản lý nước, ứng phó biến đổi khí hậu...
Tại mỗi nước, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì diễn đàn doanh nghiệp, gặp và làm việc với các lãnh đạo các vùng cùng 20 tập đoàn, doanh nghiệp lớn. 30 thỏa thuận hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương, viện nghiên cứu và doanh nghiệp đã được ký kết.
Chuyen tham cua Thu tuong Pham Minh Chinh: Nang cao hinh anh Viet Nam trong long chau Au-Hinh-2
 Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Hà Lan. Ảnh: VGP
Việt Nam và các nước nhất trí phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn, tổ chức quốc tế, như khuôn khổ hợp tác ASEAN-EU, ASEM, Liên Hợp Quốc, nhất là khi Việt Nam và cả Luxembourg, Bỉ, Hà Lan đều là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, để đóng góp cho hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển bền vững ở khu vực và trên thế giới.
Về Biển Ðông, lãnh đạo các nước khẳng định ủng hộ việc bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không trong khu vực; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), ủng hộ tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Ðông (COC) công bằng, thực chất, hiệu quả giữa ASEAN và Trung Quốc.
Các nước cam kết ủng hộ Việt Nam về tài chính, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và hoàn thiện thể chế để cắt giảm khí thải, chuyển đổi năng lượng và phát triển bền vững.
Có thể khẳng định, chuyến thăm chính thức Luxembourg, Bỉ, Hà Lan của Thủ tướng Chính phủ đã thành công về mọi mặt, ghi dấu mốc quan trọng trong quan hệ của Việt Nam với 3 nước, góp phần gia tăng tin cậy chính trị, đẩy mạnh hợp tác toàn diện trong giai đoạn phát triển mới, ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, phục vụ các lợi ích an ninh, phát triển của Việt Nam và đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
>>> Mời độc giả xem thêm video Thủ tướng kiểm tra các dự án trọng điểm:

(Nguồn: VTV4)

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ lãnh đạo nhiều nước trong EU, ASEAN

Trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao kỷ niệm 45 năm quan hệ ASEAN - EU tại Vương quốc Bỉ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ lãnh đạo nhiều nước trong EU, ASEAN.

Tại các cuộc gặp, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đề nghị lãnh đạo các nước EU sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU, ủng hộ để EU sớm gỡ bỏ "thẻ vàng" đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, tạo điều kiện để thủy sản Việt Nam tiếp cận thị trường EU.

Thu tuong Pham Minh Chinh gap go lanh dao nhieu nuoc trong EU, ASEAN

Thủ tướng Antonio Costa cam kết Bồ Đào Nha sẽ hỗ trợ tối đa để EU gỡ bỏ “thẻ vàng” đối với thủy sản Việt Nam; sẵn sàng tạo điều kiện để hoa quả theo mùa và thủy sản của Việt Nam có mặt nhiều hơn ở thị trường EU và Bồ Đào Nha. Chính phủ Bồ Đào Nha ủng hộ và mong muốn hiệp định EVIPA được phê chuẩn trong năm 2023.

Thu tuong Pham Minh Chinh gap go lanh dao nhieu nuoc trong EU, ASEAN-Hinh-2

Gặp Thủ tướng Czech Petr Fiala, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện để các mặt hàng chủ lực của Czech như đồ thủy tinh pha lê, bia, thực phẩm, thiết bị, máy móc, phụ tùng nhập khẩu vào Việt Nam. Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đề nghị Czech tạo thuận lợi cho hàng dệt may, da giày, nông sản, hải sản, hoa quả nhiệt đới của Việt Nam...

Thu tuong Pham Minh Chinh gap go lanh dao nhieu nuoc trong EU, ASEAN-Hinh-3

Tại cuộc gặp với Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên tập trung đẩy mạnh hợp tác thương mại, tận dụng hiệu quả Hiệp định EVFTA, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 3 tỷ USD trong 2-3 năm tới. Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đề nghị phía Ba Lan tạo thuận lợi cho thủy, hải sản, hoa quả nhiệt đới theo mùa của Việt Nam như vải, nhãn, thanh long…

Thủ tướng Mateusz Morawiecki nhất trí với những ý kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và mong muốn thúc đẩy hợp tác hai nước trong các lĩnh vực thương mại, y dược, đóng tàu, quốc phòng, chế tạo máy. Ba Lan luôn mong muốn được chào đón thêm nhiều người Việt Nam đến học tập và sinh sống ở Ba Lan.

Thu tuong Pham Minh Chinh gap go lanh dao nhieu nuoc trong EU, ASEAN-Hinh-4

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hy Lạp Kyriákos Mitsotákis nhất trí đẩy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế-thương mại, coi đây là ưu tiên chính cho quan hệ hai nước. Thủ tướng Hy Lạp đề xuất hai bên tăng cường hợp tác năng lượng, cơ sở hạ tầng, vận tải đường biển, đóng tàu, du lịch. Ông cũng cam kết sẽ tạo điều kiện để sản phẩm nông sản của Việt Nam tiếp cận thị trường Hy Lạp và sẵn sàng tiếp nhận lao động Việt Nam đến Hy Lạp làm việc.

Thu tuong Pham Minh Chinh gap go lanh dao nhieu nuoc trong EU, ASEAN-Hinh-5

Gặp Thủ tướng Italy Giorgia Meloni, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam rất coi trọng quan hệ với Italy và đề nghị hai bên tranh thủ những cơ hội hợp tác từ Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU (EVFTA), phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt mức 7 tỷ USD trong 2-3 năm tới.

Thu tuong Pham Minh Chinh gap go lanh dao nhieu nuoc trong EU, ASEAN-Hinh-6

Tại cuộc gặp với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị EU hỗ trợ Việt Nam trong phát triển kinh tế biển, tạo điều kiện cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như nông, thủy sản, sớm gỡ bỏ "thẻ vàng" IUU đối với hàng thuỷ sản Việt Nam; hỗ trợ Việt Nam thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển bền vững.

Bà Ursula von der Leyen hoan nghênh việc Việt Nam và G7 đã thông qua Tuyên bố chính trị về thiết lập Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP), khẳng định đây là bước tiến quan trọng để mở đường cho EU tăng cường đầu tư vào các dự án ứng phó biến đổi khí hậu, hướng tới chuyển đổi xanh, phát triển xanh ở Việt Nam. Về vấn đề "thẻ vàng" đối với thủy sản Việt Nam, Chủ tịch EC ghi nhận bước tiến mà hai bên đã đạt được trong xử lý vấn đề này.

Thu tuong Pham Minh Chinh gap go lanh dao nhieu nuoc trong EU, ASEAN-Hinh-7

Gặp Tổng thống Romania Klaus Iohannis, Thủ tướng đề nghị hai bên nghiên cứu tận dụng linh hoạt hình thức vận tải hàng không, đường sắt, đường biển để tối ưu hóa chi phí và thời gian vận chuyển các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh như thủy hải sản, nông sản của Việt Nam, cũng như thực phẩm, đồ gia dụng, đồ gỗ của Romania. Tổng thống Romania mong hai nước tăng cường phối hợp để cùng nhau vượt qua những thách thức chung cả trong hiện tại và tương lai.

Thu tuong Pham Minh Chinh gap go lanh dao nhieu nuoc trong EU, ASEAN-Hinh-8

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Lào Phankham Viphavanh và Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen khẳng định, dù tình hình thế giới, khu vực biến động phức tạp, song quan hệ hữu nghị và đoàn kết đặc biệt của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia vẫn ngày càng được củng cố vững chắc và phát triển toàn diện.

Lãnh đạo ba nước nhất trí cùng nhau đẩy mạnh xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn liền với hội nhập quốc tế toàn diện; tăng cường kết nối hiệu quả ba nền kinh tế, coi đây là những ưu tiên chiến lược của cả ba nước trong thời gian tới.

Thủ tướng: 'Người Việt Nam xa Tổ quốc luôn ở trong trái tim của Đảng, Nhà nước'

Gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, tuy ở xa Tổ quốc nhưng Tổ quốc luôn trong trái tim bà con và bà con cũng luôn ở trong trái tim của Đảng, Nhà nước.

Thu tuong: 'Nguoi Viet Nam xa To quoc luon o trong trai tim cua Dang, Nha nuoc'
Thủ tướng Minh Chính tới thăm, nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam, đại diện doanh nghiệp và cộng đồng người Việt Nam tại Vương quốc Campuchia - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều 9/11, trong chương trình chuyến thăm chính thức Campuchia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm, nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam, đại diện doanh nghiệp và cộng đồng người Việt Nam tại Vương quốc Campuchia.
Cùng đi với Thủ tướng có Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, lãnh đạo các bộ, ngành là thành viên đoàn công tác tại Campuchia.
Theo các báo cáo và ý kiến phát biểu tại cuộc gặp mặt, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong đời sống, công việc và sinh hoạt, nhưng cộng đồng người Việt Nam tại Campuchia đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu vươn lên, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống và tri thức.
Các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia luôn quán triệt đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, nỗ lực hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao trên tất cả các lĩnh vực.
Nhiều dự án của các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động kinh doanh tốt, đóng góp tích cực nhiều mặt cho kinh tế - xã hội Campuchia trong nhiều lĩnh vực; đồng thời tạo việc làm cho hàng vạn lao động, tạo thu nhập, cải thiện đời sống, bổ sung nguồn thu cho ngân sách nhà nước Campuchia, tham gia các hoạt động xã hội, góp phần củng cố mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp và hợp tác toàn diện giữa hai nước.
Thu tuong: 'Nguoi Viet Nam xa To quoc luon o trong trai tim cua Dang, Nha nuoc'-Hinh-2Đại diện bà con Việt Nam tại Campuchia bày tỏ mong muốn, Đảng, Nhà nước có tiếng nói để phía Campuchia tạo điều kiện thuận lợi hơn cho kiều bào Việt Nam tại Campuchia trong các vấn đề quốc tịch, định cư, giáo dục, đào tạo - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phát biểu ý kiến tại buổi gặp mặt, đại diện bà con Việt Nam tại Campuchia bày tỏ mong muốn, Đảng, Nhà nước có tiếng nói để phía Campuchia tạo điều kiện thuận lợi hơn cho kiều bào Việt Nam tại Campuchia trong các vấn đề quốc tịch, định cư, giáo dục, đào tạo, công ăn việc làm và có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các hội đoàn người Việt tại Campuchia, giúp các thế hệ người Việt tại Campuchia hội nhập sâu rộng, nâng cao trình độ để hòa nhập tốt với đời sống tại nước sở tại.
Phát biểu tại cuộc gặp mặt, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ rất xúc động khi được lắng nghe tiếng nói của bà con.
"Tuy bà con xa Tổ quốc nhưng Tổ quốc luôn trong trái tim bà con và bà con luôn ở trong trái tim của Đảng, Nhà nước. Bà con là bộ phân khăng khít, không thể tách rời của dân tộc, của đất nước, theo đúng tinh thần Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác với người Việt Nam ở nước ngoài", Thủ tướng nói.
Thủ tướng chia sẻ với bà con về những khó khăn trong hơn 2 năm phòng, chống dịch COVID-19; những vướng mắc liên quan tới địa vị pháp lý của người Việt tại Campuchia; những vất vả trong cuộc sống, nhất là của bà con có sinh kế trên sông nước.
Thu tuong: 'Nguoi Viet Nam xa To quoc luon o trong trai tim cua Dang, Nha nuoc'-Hinh-3
Thủ tướng khẳng định Đảng, Nhà nước luôn lắng nghe ý kiến, đề xuất, kiến nghị của bà con, đã, đang có các giải pháp và sẽ tiếp tục có các giải pháp để tạo thuận lợi hơn nữa cho bà con sinh sống, làm việc, học tập tại nước sở tại - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng bày tỏ, khi làm lãnh đạo địa phương, ông từng khảo sát cuộc sống của người dân trên vịnh Hạ Long để di dời, tái định cư cho người dân nên rất hiểu vấn đề này.
"Sinh kế, vệ sinh môi trường đều rất khó khăn và nhất là lúc bão gió thì ngàn cân treo sợi tóc", Thủ tướng nói.
Thủ tướng khẳng định Đảng, Nhà nước luôn lắng nghe ý kiến, đề xuất, kiến nghị của bà con, đã, đang có các giải pháp và sẽ tiếp tục có các giải pháp để tạo thuận lợi hơn nữa cho bà con sinh sống, làm việc, học tập tại nước sở tại.
Thủ tướng đề nghị các cơ quan liên quan phải phát huy hơn nữa trách nhiệm trong vấn đề này, trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và pháp luật nước sở tại, tình hình thực tế để tham mưu chính sách và tổ chức thực hiện thật hiệu quả.
Thủ tướng mong bà con tiếp tục nỗ lực vượt qua khó khăn, thích ứng với hoàn cảnh, đồng thời luôn tuân thủ pháp luật sở tại, góp phần xây dựng đường biên giới Việt Nam – Campuchia hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Thủ tướng cũng đề nghị các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp đang đầu tư tại Campuchia tạo điều kiện cho bà con người Việt vào làm việc. Thủ tướng cho biết sẽ giao nhiệm vụ cho một số tập đoàn, doanh nghiệp về vấn đề này.
Mặt khác, thế hệ trẻ người Việt tại Campuchia phải được học hành để có kiến thức, khẳng định được mình, cạnh tranh lành mạnh trên thị trường lao động.
Thủ tướng giao các cơ quan tiếp tục trao đổi với phía Campuchia để tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người gốc Việt sinh sống, làm ăn ổn định, hợp pháp; nghiên cứu, xác định tiêu chí cụ thể, tháo gỡ vướng mắc trong quá trình giải quyết giấy tờ pháp lý cho người gốc Việt; rà soát, thống kê cụ thể để tiến hành di dời bà con sinh sống trên sông nước với lộ trình, điều kiện phù hợp…
"Chúng ta lắng nghe, chúng ta hiểu, chúng ta trăn trở, chúng ta suy nghĩ để tìm ra giải pháp. Bà con phát huy tinh thần tự lực, tự cường, nhưng không để bà con cô đơn", Thủ tướng chia sẻ.
Về quan hệ hai nước, Thủ tướng khẳng định, Việt Nam và Campuchia có quan hệ "láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài".
Thủ tướng cho biết khi tới chào Hoàng thái hậu Norodom Monineath Sihanouk, bà đã kể nhiều câu chuyện, kỷ niệm rất cảm động và đáng nhớ về quan hệ Việt Nam – Campuchia.
Thủ tướng mong muốn bà con người Việt đóng góp tích cực, cụ thể hơn nữa, cùng Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng không ngừng vun đắp và củng cố quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam – Campuchia, đây là yêu cầu khách quan đối với cả hai nước.
Về tình hình đất nước, Thủ tướng cho biết, sau hơn 35 năm đổi mới, mở cửa và hội nhập, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Quy mô nền kinh tế năm nay dự kiến đạt gần 400 tỷ USD; thu nhập bình quân đầu người hơn 3.700 USD năm 2021.
Trong 10 tháng đầu năm 2022, Việt Nam giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn (về thu – chi, xuất – nhập khẩu, lương thực – thực phẩm, năng lượng, cung cầu lao động). Việt Nam cũng bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh, thúc đẩy đối ngoại và hội nhập phù hợp tình hình.
Việt Nam đang xây dựng, phát triển đất nước với 3 trụ cột: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; quyết tâm xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đủ sức chống chịu với những biến động bên ngoài và tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, chủ động, thực chất, hiệu quả; lấy nội lực là cơ bản, quyết định lâu dài, ngoại lực là quan trọng, đột phá, trong đó xác định con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là động lực và là nguồn lực phát triển, không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.
Thủ tướng một lần nữa đề nghị, cùng với sự quan tâm hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, sự đồng lòng góp sức của doanh nghiệp, bà con nỗ lực phấn đấu vươn lên, tiếp tục nâng cao tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, chấp hành tốt luật pháp sở tại, nỗ lực hết mình đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của sở tại, hướng về quê hương đất nước và gìn giữ, vun đắp cho mối quan hệ gắn bó giữa hai nước Việt Nam – Campuchia.

Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Pháp

Hai Thủ tướng khẳng định hợp tác kinh tế đóng vai trò trụ cột trong quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp...

Chiều 28/11/2022, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã điện đàm với Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne để trao đổi các biện pháp tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp, nhất là trong lĩnh vực hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp và 10 năm Đối tác chiến lược trong năm 2023.