Chuyện “quặn lòng” về bức ảnh thảm sát Mỹ Lai

Tại sao đa phần người Mỹ đã sẵn sàng thừa nhận bức “Em bé Napalm”, mà lại không thể làm điều tương tự với bức “Cô gái áo cánh đen”...

Một bức hình do BagNews - một trang mạng chuyên về “đọc tin bằng ảnh” mới công bố gần đây đã gây nhiều cảm xúc chấn động với độc giả, khi lần đầu tiên họ được tiếp cận một sự thật về thời khắc kinh hoàng nhất của cuộc thảm sát tại Mỹ Lai (Quảng Ngãi) vào tháng 3/1968. Bức hình do nhiếp ảnh gia Ronald Haeberle chụp đã đặc tả nỗi sợ hãi của những thường dân vô tội trước tội ác man rợ của lính Mỹ.
Nhưng câu chuyện không dừng ở đó.
Bức hình "Cô gái áo cánh đen" gián tiếp lột tả tội ác của lính Mỹ trong vụ thảm sát ở Mỹ Lai.
Bức hình "Cô gái áo cánh đen" gián tiếp lột tả tội ác của lính Mỹ trong vụ thảm sát ở Mỹ Lai. 
Hãy nhìn vào bức ảnh “Black Blouse Girl” (tạm dịch: Cô gái áo cánh đen) - tại sao cô gái đứng ở góc bên phải này lại khá bình thản nhìn xuống và cài cúc áo trong khi những người bên cạnh đang hoảng sợ trước cái chết? Lý do giờ mới được tiết lộ: Đó là vì trước khi những người dân vô tội này bị giết, trước khi nhà nhiếp ảnh kịp bấm máy, thì cô gái kia đã bị một lính Mỹ cưỡng hiếp!
Dù vụ xâm phạm tình dục này đã được lưu lại trong các tài liệu điều tra về vụ thảm sát Mỹ Lai, thì các phương tiện truyền thông Mỹ đã “bỏ sót” nó trong nhiều năm và công chúng thì chẳng biết được sự thật. Khi được công bố, ngay lập tức nó trở thành một kiến thức lịch sử mới với nhiều người. Nhà báo Greg Mitchell của tờ "The Nation" (Mỹ) chia sẻ trên blog cá nhân: Tôi đã đi qua cả vụ thảm sát này, viết về nó, phản đối nó, nhưng tôi đã không biết được câu chuyện đầy đủ cho mãi đến tuần này".
"Em bé Napalm" - bức ảnh gọi tên thời đại.
"Em bé Napalm" - bức ảnh gọi tên thời đại. 
Tại sao một câu chuyện như vậy lại bị ém nhẹm đi một thời gian dài? Tại sao đa phần người Mỹ đã sẵn sàng thừa nhận bức “Em bé Napalm”, mà lại không thể làm điều tương tự với bức “Cô gái áo cánh đen”... Đó là một trong rất nhiều câu hỏi mở được đăng trên BagNews. Bình luận của các độc giả có thể giải thích phần nào đó cho sự chậm trễ này. Đó có thể là do các bài báo thường có ý tránh và dẹp sang một bên các cuộc cưỡng hiếp, xâm hại tình dục khi viết về các cuộc chiến. Những người mới lần đầu nhìn thấy ai cũng bùng lên sự phản kháng về một tội ác ghê sợ - và đó cũng là lý do mà người ta sợ phải công bố nó sớm? Một độc giả chia sẻ: Nhìn và đọc những dòng chia sẻ gây ra cho tôi cảm giác bị hủy hoại ghê rợn. Nó đưa lại nỗi sợ hãi tột cùng về vụ thảm sát Mỹ Lai cũng như cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam.

Tiết lộ “sốc” về giây phút cuối đời của Kennedy

(Kiến Thức) - Bác sĩ Robert McClelland không thể nào quên thời điểm cố gắng cứu mạng sống của TT Kennedy, cũng như khoảnh khắc Đệ nhất phu nhân Mỹ nói lời tạm biệt chồng.

Sự thật ngỡ ngàng về ngọn lửa ngàn năm không tắt

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học đã tìm ra sự thật về những ngọn lửa rực cháy ít nhất trong 2.500 năm qua ở vùng núi đá Chimeara, Thổ Nhĩ Kỳ.

Từ hàng trăm năm qua, các thủy thủ khi rong ruổi trên những tàu thuyền ngoài biển khơi đều có thể nhìn thấy những ngọn lửa ở vùng núi đá cổ Chimeara và lấy chúng làm dấu hiệu để xác định phương hướng.
Từ hàng trăm năm qua, các thủy thủ khi rong ruổi trên những tàu thuyền ngoài biển khơi đều có thể nhìn thấy những ngọn lửa ở vùng núi đá cổ Chimeara và lấy chúng làm dấu hiệu để xác định phương hướng.

Những hình ảnh quặn lòng về thảm sát Mỹ Lai

Sáng 16/3/1968, đại đội C của lực lượng đặc nhiệm Barker thuộc lữ đoàn 11, sư đoàn 23 Americal càn quét vào xã Sơn Mỹ với trọng điểm là thôn Tư Cung. Các lính Mỹ từ khi đổ bộ đã bắn giết điên cuồng vào người dân vô tội. Ảnh: Wikipedia.
 Sáng 16/3/1968, đại đội C của lực lượng đặc nhiệm Barker thuộc lữ đoàn 11, sư đoàn 23 Americal càn quét vào xã Sơn Mỹ với trọng điểm là thôn Tư Cung. Các lính Mỹ từ khi đổ bộ đã bắn giết điên cuồng vào người dân vô tội. Ảnh: Wikipedia. 
Chúng giết người và đốt nhà theo chỉ thị không để một sinh vật nào sống sót của cấp trên. Ảnh: Warchapter.com.
 Chúng giết người và đốt nhà theo chỉ thị không để một sinh vật nào sống sót của cấp trên. Ảnh: Warchapter.com. 
Một tên lính đang châm lửa đốt nhà dân. Ảnh: Warchapter.com.
 Một tên lính đang châm lửa đốt nhà dân. Ảnh: Warchapter.com. 
Người dân bị dồn lại trước khi bị xả súng giết chết. Ảnh: Documentingreality.com.
 Người dân bị dồn lại trước khi bị xả súng giết chết. Ảnh: Documentingreality.com. 
Khắp nơi trong làng, đâu đâu cũng đầy những xác chết. Trong ảnh là một người đàn ông và đứa trẻ đã bị giết. Ảnh: Warchapter.com.
Khắp nơi trong làng, đâu đâu cũng đầy những xác chết. Trong ảnh là một người đàn ông và đứa trẻ đã bị giết. Ảnh: Warchapter.com. 
Hai mẹ con bị giết. Ảnh: Photos.cleveland.com.
  Hai mẹ con bị giết. Ảnh: Photos.cleveland.com. 
Bức ảnh người anh nằm đè lên người em nhằm bảo vệ cho em gây xúc động dư luận. Ảnh: Wikipedia.
 Bức ảnh người anh nằm đè lên người em nhằm bảo vệ cho em gây xúc động dư luận. Ảnh: Wikipedia.
Một người đàn ông bị lính Mỹ ném xuống giếng rồi bị chúng bắn và ném lựu đạn xuống. Ảnh: Documentingreality.com.
 Một người đàn ông bị lính Mỹ ném xuống giếng rồi bị chúng bắn và ném lựu đạn xuống. Ảnh: Documentingreality.com. 
Một ngôi nhà đang cháy, trước nhà có một người đã bị bắn chết. Tổng cộng lính Mỹ đã giết 504 người với phần lớn là phụ nữ, người già và trẻ em. Ảnh: Wikipedia.
 Một ngôi nhà đang cháy, trước nhà có một người đã bị bắn chết. Tổng cộng lính Mỹ đã giết 504 người với phần lớn là phụ nữ, người già và trẻ em. Ảnh: Wikipedia. 
Một lính Mỹ với bộ mặt vô cảm chụp ảnh bên những xác chết mà bọn chúng vừa bắn chết. Ảnh: Lichsu.info.
 Một lính Mỹ với bộ mặt vô cảm chụp ảnh bên những xác chết mà bọn chúng vừa bắn chết. Ảnh: Lichsu.info. 
Quá ghê rợn trước những hành động giết người, binh nhất Carter đã tự bắn vào chân mình để khỏi phải tham gia hành động đó. Ảnh: Wikipedia.
 Quá ghê rợn trước những hành động giết người, binh nhất Carter đã tự bắn vào chân mình để khỏi phải tham gia hành động đó. Ảnh: Wikipedia. 
Hình ảnh mô phỏng khung cảnh giết người man rợ của lính Mỹ tại nhà chứng tích Sơn Mỹ. Ảnh: Vov.vn.
 Hình ảnh mô phỏng khung cảnh giết người man rợ của lính Mỹ tại nhà chứng tích Sơn Mỹ. Ảnh: Vov.vn. 
Hình ảnh mô phỏng khung cảnh giết người man rợ của lính Mỹ tại nhà chứng tích Sơn Mỹ. Ảnh: Vov.vn.
 Hình ảnh mô phỏng khung cảnh giết người man rợ của lính Mỹ tại nhà chứng tích Sơn Mỹ. Ảnh: Vov.vn. 
Tháng 11/1969, vụ thảm sát Mỹ Lai vỡ lở trên báo chí đã gây sốc cho cả nước Mỹ. Ảnh: Flickr.com.
 Tháng 11/1969, vụ thảm sát Mỹ Lai vỡ lở trên báo chí đã gây sốc cho cả nước Mỹ. Ảnh: Flickr.com. 
Ngay lập tức vụ việc trở thành tâm điểm dư luận và gây sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ nước Mỹ. Hàng loạt cuộc biểu tình đã nổ ra để phản đối chiến tranh. Ảnh: Kingsacademy.com.
 Ngay lập tức vụ việc trở thành tâm điểm dư luận và gây sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ nước Mỹ. Hàng loạt cuộc biểu tình đã nổ ra để phản đối chiến tranh. Ảnh: Kingsacademy.com.