Chuyện làm báo vô cùng hà khắc trong nhà tù Hỏa Lò

Ở "địa ngục trần gian" nhà tù Hỏa Lò, các nhà báo vẫn có thể viết, biên soạn và cất giấu tài liệu. Họ đã làm thế nào để viết trong điều kiện hà khắc như vậy?

Nhà tù Hỏa Lò là một nhà tù lớn do thực Pháp xây dựng từ cuối thế kỉ XIX để giam cầm các chiến sĩ yêu nước và cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, ở cái nơi hà khắc được ví như “địa ngục trần gian giữa lòng Hà Nội” ấy, các chiến sĩ cách mạng trung kiên vẫn cho ra đời nhiều tờ báo - một việc làm nguy hiểm, nếu lộ ra là có thể mất cả mạng sống.
Làm báo dưới làn roi gân bò
Để có được những tờ báo, tạp chí, “êkíp” làm báo phải trải qua những công việc rất công phu và nguy hiểm tột cùng. Một số đồng chí thanh niên tin cậy, chữ đẹp nhất được chọn lựa như chiếc máy “photocopy”. Họ phải viết trên giấy thuốc lá bằng bút chì niger đen để lưu hành nội bộ và khi có những chuyến phát vãng đi Sơn La, Côn Đảo…, các đồng chí mang theo để tuyên truyền vận động cách mạng.
Chuyen lam bao vo cung ha khac trong nha tu Hoa Lo
Hình ảnh tái hiện quá trình đọc tài liệu của những người tù cách mạng. 
Giấy để viết được cung cấp từ hai nguồn: Từ ngoài vào như giấy thuốc lá, giấy bạch hoặc anh em trong tù tự kiếm lấy bằng cách dùng ngay các quyển kinh do cố đạo Đrônây mang vào. Anh em viết bằng bút chì đen hoặc bằng một thứ nước đặc biệt trên các khoảng trống giữa hai dòng chữ in. Khi nào đọc thì dùng một thứ hóa chất (tích trữ được) bôi lên, chữ sẽ hiện rõ. Bút viết thời kỳ này cũng hết sức đặc biệt, thuốc đỏ, thuốc xanh methylen được dùng làm mực, ngòi bút làm bằng nụ hoa ăngtigôn, quản bút làm bằng cành bàng.
Các “nhà báo” thời kỳ này làm việc trong điều kiện hết sức vất vả vì phải bí mật che mắt kẻ địch. Họ phải chui xuống gầm sàn để viết, ban ngày nhờ ánh sáng lọt qua các lỗ châu mai, ban đêm nhờ ánh đèn điện hoặc đèn dầu. Việc biên soạn tài liệu đã khó, việc cất giấu tài liệu lại càng khó hơn, sao cho tài liệu không lọt vào tay địch. Anh em phải tạo ra các “kho” bí mật để giữ gìn tài liệu. Đó là một kỳ công. Các đồng chí đục tường, rút gạch, làm thành kho để tài liệu rồi trát ximăng, quét hắc ín lại như cũ. Trong khi một số đồng chí đục tường, một số đồng chí khác phải giả vờ vật lộn nhau, làm ồn ào để át tiếng động, làm cho địch không phát hiện được. Tài liệu còn được bỏ vào hộp sữa, bọc kín lại, dòng dây thả xuống thùng phân. Ở trại nữ, chị em cũng đục tường làm chỗ cất tài liệu hoặc giấu tài liệu trong khố. Khâu lưu giữ kì công là thế nhưng nhiều khi cũng không tránh khỏi được “tai mắt” của kẻ thù. Khi phát hiện ra, chúng tìm mọi cách phá bỏ, rồi uy hiếp người cách mạng bằng đòn roi, lưu đày, thậm chí là thủ tiêu.
Khâu “phát hành” báo cũng phải tính toán rất kĩ lưỡng. Để đảm bảo việc liên lạc được bí mật, chi bộ chọn những đồng chí có tinh thần trách nhiệm cao và có khả năng bảo vệ tài liệu. Tài liệu cần chuyển thường được dựng trong túi vải con, đến giờ ra chơi, địch khó kiểm soát, các đồng chí đến nơi giao hẹn cho nhau. Địa điểm giao hẹn thường là hai bên bức tường ngăn khu xà lim với các trại nhất, nhì, ba. Hai bên ném đá để ra hiệu rồi sau đó ném túi tài liệu cho nhau. Phòng thuốc cũng là nơi liên lạc. Thông qua một số giám thị có cảm tình với tù chính trị, anh em tù cũng có thể liên lạc với nhau; ngoài ra, một số nhân viên phòng lục sự được cảm hóa cũng trở thành đường dây liên lạc, phát hành của ta.
Chuyen lam bao vo cung ha khac trong nha tu Hoa Lo-Hinh-2
 “Đồ nghề tác nghiệp” của các nhà báo cách mạng.
Có thể nói rằng, vào thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, những tờ báo của người cộng sản vốn đã khó phát hành, việc xuất bản và tuyên truyền trong nhà tù càng khó hơn gấp bội. Nhưng chính sự khó khăn, nguy hiểm đó càng thể hiện được ý chí sắt đá của những người cách mạng kiên trung. Và khi những tờ báo đó đến tay người đọc, nó có một “sức mạnh” vô cùng lớn, giúp họ vững tin hơn vào lí tưởng để tranh đấu cho độc lập, tự do của Tổ quốc.
“Làng báo” sôi động
Một điều đáng khâm phục là mặc dù làm báo trong thời kỳ gian khổ, nguy hiểm là thế nhưng “làng báo” vẫn rất sôi động và đa dạng. Vào những năm 1930 - 1931, hàng trăm người Việt Nam yêu nước và chiến sĩ cách mạng bị bắt giam ở nhà tù Hỏa Lò. Vào khoảng cuối năm 1931, sau nhiều thời gian bàn bạc, Chi bộ Đảng ở nhà tù Hỏa Lò được thành lập, do đồng chí Hạ Bá Cang (Hoàng Quốc Việt) làm Bí thư.
Sau khi ra đời, Chi bộ Đảng đã chủ trương cho ra Báo “Lao tù đỏ”. Vào ngày 4/1/1932, báo “Lao tù đỏ” số đầu tiên đã chính thức ra mắt (sau đổi tên là Lao tù Tạp chí). Ấn phẩm này xuất bản 1 tuần/lần. Nội dung của tờ báo chủ yếu đăng những bài vận động tù nhân tham gia Lao tù hội (hội quần chúng của Chi bộ Đảng), nêu lên các cuộc đấu tranh phản đối việc ngược đãi tù nhân, kêu gọi tù nhân đoàn kết, đấu tranh đòi thực dân Pháp cải thiện đời sống, hỏi và đáp về chủ nghĩa cộng sản; vận động, tuyên truyền lính người Việt, lính người Pháp, một số cai, đội ngả về phe cách mạng…
Cùng với tờ Lao tù Tạp chí, Lao tù hội cũng cho ra đời báo “Đời tù”, ra mỗi tháng 2 kỳ, vào ngày 7 và 24 hàng tháng. Nội dung của báo nhằm tuyên truyền, liên lạc giữa các tù nhân, giữa trại giam nam và nữ. Đồng thời, hướng dẫn, giáo dục phương pháp công tác, các hình thức đấu tranh cho tù nhân. Báo cũng nhằm trao đổi ý kiến, kinh nghiệm chống bọn phản động.
Cũng trong thời gian này, tù chính trị ở Hỏa Lò chủ yếu là cộng sản và Việt Nam Quốc dân đảng. Cùng bị giam chung trong một nơi nhưng do sự khác nhau về thế giới quan, quan điểm nên 2 bên đã có nhiều cuộc “bút chiến” trên báo chí. Quốc Dân đảng cho ra tờ “Bút tiêu sầu” để tiêu khiển với nhau trong những ngày tuyệt vọng và nói xấu những người cộng sản.
Những người cộng sản cũng cho ra đời tờ “Đuốc đưa đường” (do đồng chí Lê Duẩn làm chủ bút), tờ “Con đường chính”, “Đuốc Việt Nam” (do đồng chí Trường Chinh làm chủ bút); tờ “Thế giới” (do đồng chí Giáo Thẩm, Nguyễn Văn Chi biên soạn) để đấu tranh với những luận điệu sai trái, lạc hậu của Quốc Dân đảng và tuyên truyền vận động họ. Bằng những lý luận sắc bén, phù hợp với thời cuộc, báo chí của những người cộng sản đã góp phần làm phân hóa hàng ngũ Việt Nam Quốc dân Đảng, cô lập bọn cầm đầu phản động, tranh thủ những anh em có cảm tình với Đảng Cộng sản, rất nhiều người đã từ bỏ hàng ngũ Quốc dân Đảng chuyển sang Đảng Cộng sản.

Ảnh rùng rợn vô giá về Hỏa Lò khiến Tây choáng váng

(Kiến Thức) - Dẫu chiến tranh đã lùi xa, những những dấu vết đau thương một thời tại nhà tù Hỏa Lò vẫn khiến du khách rùng mình khi mục sở thị. 

Di tích Nhà tù Hỏa Lò Việt Nam vừa lọt vào top 5 địa điểm rùng rợn nhất Đông Nam Á do hãng tin CNN của Mỹ bình chọn vì những hậu quả mà con người và cả tự nhiên gây ra trong quá khứ. Trong danh sách top 5 này còn có sự góp mặt của Bảo tàng Sirira, Bangkok, Thái Lan; Cánh đồng chết ở Campuchia; Bảo tàng chiến tranh Penang - Malaysia và Chứng tích sóng thần - Thái Lan. Cùng điểm lại những bức ảnh vô giá về di tích Hỏa Lò, Việt Nam khiến Tây ấn tượng và choáng váng. Ảnh: Pbase.
 Di tích Nhà tù Hỏa Lò Việt Nam vừa lọt vào top 5 địa điểm rùng rợn nhất Đông Nam Á do hãng tin CNN của Mỹ bình chọn vì những hậu quả mà con người và cả tự nhiên gây ra trong quá khứ. Trong danh sách top 5 này còn có sự góp mặt của Bảo tàng Sirira, Bangkok, Thái Lan; Cánh đồng chết ở Campuchia; Bảo tàng chiến tranh Penang - Malaysia và Chứng tích sóng thần - Thái Lan. Cùng điểm lại những bức ảnh vô giá về di tích Hỏa Lò, Việt Nam khiến Tây ấn tượng và choáng váng. Ảnh: Pbase.

Vì sao vua Càn Long yêu nhiều nhưng vẫn sống rất thọ?

(Kiến Thức) - Hoàng đế Càn Long nổi tiếng đa tình, nhiều vợ nhưng không vì thế mà sức khỏe sa sút, ngược lại ông còn sống rất thọ nhờ một số bí quyết đặc biệt. 

Vi sao vua Can Long yeu nhieu nhung van song rat tho?
Trong lịch sử ngàn năm của Trung Quốc, những hoàng đế có tuổi thọ vượt quá 80 chỉ có 3 người. Một là Lương Vũ Đế Tiêu Diễn của Nam Bắc triều thọ 86 tuổi. Hai là nữ hoàng đế duy nhất Võ Tắc Thiên thọ 82 tuổi, và hoàng đế Càn Long thọ 89 tuổi. Ảnh minh họa chân dung nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên.
Vi sao vua Can Long yeu nhieu nhung van song rat tho?-Hinh-2
Càn Long là vị hoàng đế vô cùng háo sắc, đa tình nổi tiếng trong lịch sử nên được hậu thế gọi là hoàng đế phong lưu. Ông không chỉ có tam cung lục viện với hàng ngàn hàng vạn mỹ nhân, mà trong 6 lần đi tuần thú Giang Nam đã kịp để lại bao nhiêu truyền thuyết trong nhân gian về sự đa tình. Thậm chí, đến gần cuối đời, truyền kỳ về mối tình với nàng Hương phi cũng đủ khiến hậu thế phải thán phục. Ảnh minh họa chân dung hoàng đế Càn Long.
Vi sao vua Can Long yeu nhieu nhung van song rat tho?-Hinh-3
Tục ngữ có câu: "Rượu là thuốc độc của gan, phong lưu, háo sắc là con dao sắc cắt gân, cưa xương con người”. Điều này muốn nói rằng, nếu một người quá phong lưu, háo sắc sẽ hại đến tuổi thọ. Nhưng điều kỳ lạ tại sao một ông hoàng phong lưu nổi tiếng như Càn Long lại có thể trường thọ đến thế? Ảnh minh họa chân dung hoàng đế Càn Long.
Vi sao vua Can Long yeu nhieu nhung van song rat tho?-Hinh-4
Người đầu tiên mà Càn Long hết mực yêu thương chính là người vợ tào khang Phú Sát Thị. Tuy tình cảm giữa hai người luôn mặn nồng, thắm thiết keo sơn nhưng Càn Long vẫn lén lút tư thông với em dâu của vợ khiến hoàng hậu ôm mối hận đến lúc chết vẫn không tha thứ cho ông. Đến năm thứ 15 Càn Long, ông sắc phong quý phi Ô Lạt Na Nạp Thị làm hoàng hậu mới. Trong chuyến đi Giang Nam có cả hoàng hậu đi cùng, ông vẫn tiếp tục giở thói phong lưu với các ả kĩ nữ bên sông Tần Hoài khiến tân hoàng hậu ấm ức, tức giận, và tự tay cắt hết tóc trên đầu để phản đối. Không lâu sau, vị hoàng hậu này cũng khóc khô nước mắt và mệnh táng hoàng tuyền. Ảnh minh họa chân dung hoàng hậu Phú Sát Thị.
Vi sao vua Can Long yeu nhieu nhung van song rat tho?-Hinh-5
Đương thời, trong hậu cung của Càn Long còn một sủng phi là Lệnh Phi. Khi tình cảm của Càn Long và Ô Lạt Nạp Thị hoàng hậu còn hòa thuận, Lệnh phi vô tình trở thành kẻ thứ ba. Lệnh phi vốn là một mỹ nhân ở Giang Nam, tên Ngụy Giai Thị, kém Càn Long 16 tuổi. Điều quan trọng nhất, Lệnh phi vốn là người thông minh, lanh lợi, lại rất hiểu đạo nghĩa vợ chồng. Đối với việc phong lưu, đa tình của Càn Long nàng luôn dùng phương châm “mắt nhắm mắt mở” làm ngơ, khiến cho Càn Long tha hồ tự do, thoải mái. Chính vì thế, không lâu sau nàng được phong là Lệnh quý phi. Ảnh minh họa chân dung Lệnh quý phi.

Dự đoán tuần mới 22/6 - 28/6/2015 cho 12 con giáp

(Kiến Thức) - Dự đoán tuần mới 22/6-28/6: Tuần này, người tuổi Thân sẽ có sự nghiệp vượng nhất, người tuổi Ngọ có tài vận phát nhất, người tuổi Sửu có vận đào hoa sáng nhất.

Boi tu vi tuan moi 22 6 28 6 2015 cho 12 con giap
Bói tử vi tuần mới: Bảng vàng may mắn: Sự nghiệp vượng nhất: Tuổi Thân. Tài vận phát nhất: Tuổi Ngọ. Vận đào hoa sáng nhất: Tuổi Sửu. 
Boi tu vi tuan moi 22 6 28 6 2015 cho 12 con giap-Hinh-2
 Danh sách vận đen xui xẻo trong tuần: Tiểu nhân ám hại: Tuổi Tý. Hao tổn tài vận nhiều nhất: Tuổi Mão. Vận đào hoa xấu nhất: Tuổi Tuất.