Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Kho tri thức

Chuyện ít người biết về việc tìm đất xây lăng vua Thiệu Trị

05/03/2020 06:42

(Kiến Thức) - Ngày nay, lăng vua Thiệu Trị là một địa điểm khá bình lặng so với lăng của các vị vua tiền nhiệm và kế nhiệm ông. Điều này dường như cũng tương đồng với cuộc đời, cái chết và câu chuyện không quá ồn ào về quá trình xây lăng mộ ông.

Quốc Lê
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
 Lăng vua Thiệu Trị được gọi là Xương Lăng, nằm ở xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Đây là nơi an nghỉ vĩnh hằng của vị vua thứ ba triều Nguyễn.
Lăng vua Thiệu Trị được gọi là Xương Lăng, nằm ở xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Đây là nơi an nghỉ vĩnh hằng của vị vua thứ ba triều Nguyễn.
Vua Thiệu Trị lên ngôi năm 1841 và mất do bệnh nặng 6 năm sau đó, vào năm 1847. Khác với hai bậc tiền bối là vua Khải Định và Minh Mạng, Thiệu Trị chưa kịp tự tìm cho mình một cuộc đất tốt để xây lăng.
Vua Thiệu Trị lên ngôi năm 1841 và mất do bệnh nặng 6 năm sau đó, vào năm 1847. Khác với hai bậc tiền bối là vua Khải Định và Minh Mạng, Thiệu Trị chưa kịp tự tìm cho mình một cuộc đất tốt để xây lăng.
Tương truyền, khi biết mình không thể nào qua khỏi cơn bệnh, vua Thiệu Trị đã gọi hoàng tử thứ hai là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm (người sẽ kế nghiệp, trở thành vua Tự Đức) đến dặn dò việc xây lăng mộ cho ông.
Tương truyền, khi biết mình không thể nào qua khỏi cơn bệnh, vua Thiệu Trị đã gọi hoàng tử thứ hai là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm (người sẽ kế nghiệp, trở thành vua Tự Đức) đến dặn dò việc xây lăng mộ cho ông.
Tự Đức lập tức triệu tập các thầy địa lý đi khảo sát quanh vùng Phú Xuân tìm ra một cuộc đất tốt cách kinh thành không xa lắm, thuộc địa bàn làng Cư Chánh, trên một vùng núi thấp được gọi là Thuận Đạo.
Tự Đức lập tức triệu tập các thầy địa lý đi khảo sát quanh vùng Phú Xuân tìm ra một cuộc đất tốt cách kinh thành không xa lắm, thuộc địa bàn làng Cư Chánh, trên một vùng núi thấp được gọi là Thuận Đạo.
Chọn đất xong, vua Tự Đức sai đại thần Vũ Văn Giải đôn đốc dân binh bắt tay xây gấp lăng vua cha Thiệu Trị vào giữa tháng 2/1848. Đến đầu tháng 5/1848, một số công trình chủ yếu trong lăng đã xong.
Chọn đất xong, vua Tự Đức sai đại thần Vũ Văn Giải đôn đốc dân binh bắt tay xây gấp lăng vua cha Thiệu Trị vào giữa tháng 2/1848. Đến đầu tháng 5/1848, một số công trình chủ yếu trong lăng đã xong.
Theo đồ án thiết kế, mặt trước lăng nhìn ra một vùng đất rộng thoáng đãng về hướng Tây Bắc, xa xa đồi Vọng Cảnh hiện lên phía hữu và núi Ngọc Trản nằm phía tả – hình thành thế “tả long hữu hổ” hộ lăng. Mặt sau lăng dựa vào núi Thuận Đạo.
Theo đồ án thiết kế, mặt trước lăng nhìn ra một vùng đất rộng thoáng đãng về hướng Tây Bắc, xa xa đồi Vọng Cảnh hiện lên phía hữu và núi Ngọc Trản nằm phía tả – hình thành thế “tả long hữu hổ” hộ lăng. Mặt sau lăng dựa vào núi Thuận Đạo.
Lăng vua Thiệu Trị không có la thành bọc ngoài như lăng vua cha Minh Mạng mà lấy những dãy đồi nhấp nhô quanh vùng làm thế vây bọc tự nhiên. Đặc điểm này giống với lăng của Gia Long, vị vua đầu tiên của vương triều.
Lăng vua Thiệu Trị không có la thành bọc ngoài như lăng vua cha Minh Mạng mà lấy những dãy đồi nhấp nhô quanh vùng làm thế vây bọc tự nhiên. Đặc điểm này giống với lăng của Gia Long, vị vua đầu tiên của vương triều.
Trong lăng đào các hồ Nhuận Trạch, hồ Ngưng Thúy, hồ Điện, trổ dòng nước chảy thông ra ngoài bằng những đường cống ngầm dưới đất, xây lầu Đức Hinh, điện Biểu Đức, cầu Chánh Trung, cầu Đông Hòa, cầu Tây Định bên trên…
Trong lăng đào các hồ Nhuận Trạch, hồ Ngưng Thúy, hồ Điện, trổ dòng nước chảy thông ra ngoài bằng những đường cống ngầm dưới đất, xây lầu Đức Hinh, điện Biểu Đức, cầu Chánh Trung, cầu Đông Hòa, cầu Tây Định bên trên…
Xem xét cuộc đất và thế phong thủy của lăng Thiệu Trị, các nhà nghiên cứu nhận định lăng này ở vào vị thế “sơn chỉ thủy giao” với ngọn núi Chằm làm tiền án nhô lên cách đó chưa đầy 10 cây số, núi Kim Ngọc từ xa và mô đất lớn được đắp đằng sau làm hậu chẩm.
Xem xét cuộc đất và thế phong thủy của lăng Thiệu Trị, các nhà nghiên cứu nhận định lăng này ở vào vị thế “sơn chỉ thủy giao” với ngọn núi Chằm làm tiền án nhô lên cách đó chưa đầy 10 cây số, núi Kim Ngọc từ xa và mô đất lớn được đắp đằng sau làm hậu chẩm.
Vì đợi xây lăng xong mới đưa đi an táng nên quan tài của vua Thiệu Trị phải quàn tại điện Long An (cung Bảo Định) trong 8 tháng trời kể từ khi mất.
Vì đợi xây lăng xong mới đưa đi an táng nên quan tài của vua Thiệu Trị phải quàn tại điện Long An (cung Bảo Định) trong 8 tháng trời kể từ khi mất.
Ngày nay, lăng vua Thiệu Trị là một địa điểm khá bình lặng so với lăng của các vị vua tiền nhiệm và kế nhiệm ông. Điều này dường như cũng tương đồng với cuộc đời, cái chết và câu chuyện không quá ồn ào về quá trình xây lăng mộ ông.
Ngày nay, lăng vua Thiệu Trị là một địa điểm khá bình lặng so với lăng của các vị vua tiền nhiệm và kế nhiệm ông. Điều này dường như cũng tương đồng với cuộc đời, cái chết và câu chuyện không quá ồn ào về quá trình xây lăng mộ ông.
Mời quý độc giả xem video: Phục dựng Tử Cấm Thành Huế.

Bạn có thể quan tâm

Vị vua duy nhất sử Việt giả điên khi ngồi trên ngai vàng

Vị vua duy nhất sử Việt giả điên khi ngồi trên ngai vàng

Bình đựng nội tạng xác ướp Ai Cập hé lộ niềm tin bất tử

Bình đựng nội tạng xác ướp Ai Cập hé lộ niềm tin bất tử

Bí ẩn mũi giáo thủy tinh xanh hiếm thấy 100 năm tuổi

Bí ẩn mũi giáo thủy tinh xanh hiếm thấy 100 năm tuổi

Giàu sang bền vững nhờ 7 loại quả trấn tài trên bàn thờ

Giàu sang bền vững nhờ 7 loại quả trấn tài trên bàn thờ

Đòn cực hiểm FBI dùng để xóa sổ gia tộc mafia Bonanno

Đòn cực hiểm FBI dùng để xóa sổ gia tộc mafia Bonanno

Phát hiện hộp sọ rắn có chân gây chao đảo giới khoa học

Phát hiện hộp sọ rắn có chân gây chao đảo giới khoa học

Tàn tích ngôi đền cổ xưa hé lộ nền văn minh đã mất

Tàn tích ngôi đền cổ xưa hé lộ nền văn minh đã mất

Lộ vương miện 1.000 tuổi chứa thông điệp bí ẩn nhất lịch sử

Lộ vương miện 1.000 tuổi chứa thông điệp bí ẩn nhất lịch sử

Vỏ đồng nghìn năm hé lộ ngọn giáo đầu tiên tại Nhật Bản

Vỏ đồng nghìn năm hé lộ ngọn giáo đầu tiên tại Nhật Bản

Những sự trùng hợp khó tin giữa Lê Thái Tổ và Hán Cao Tổ

Những sự trùng hợp khó tin giữa Lê Thái Tổ và Hán Cao Tổ

Mở mộ cổ nghìn năm, sốc nặng thấy bình đựng cóc không đầu

Mở mộ cổ nghìn năm, sốc nặng thấy bình đựng cóc không đầu

Trận đánh tàn khốc khiến hoàng đế La Mã tử trận năm 251

Trận đánh tàn khốc khiến hoàng đế La Mã tử trận năm 251

Top tin bài hot nhất

Phát hiện hộp sọ rắn có chân gây chao đảo giới khoa học

Phát hiện hộp sọ rắn có chân gây chao đảo giới khoa học

02/07/2025 07:12
Bình đựng nội tạng xác ướp Ai Cập hé lộ niềm tin bất tử

Bình đựng nội tạng xác ướp Ai Cập hé lộ niềm tin bất tử

02/07/2025 12:50
Lộ vương miện 1.000 tuổi chứa thông điệp bí ẩn nhất lịch sử

Lộ vương miện 1.000 tuổi chứa thông điệp bí ẩn nhất lịch sử

01/07/2025 20:10
Tàn tích ngôi đền cổ xưa hé lộ nền văn minh đã mất

Tàn tích ngôi đền cổ xưa hé lộ nền văn minh đã mất

02/07/2025 06:42
Vỏ đồng nghìn năm hé lộ ngọn giáo đầu tiên tại Nhật Bản

Vỏ đồng nghìn năm hé lộ ngọn giáo đầu tiên tại Nhật Bản

01/07/2025 19:08

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status