Chuyên gia truy nguồn gốc phóng xạ ở Biển Đông

Các nhà nghiên cứu từ Bộ Khoa học công nghệ và Viện Nghiên cứu hạt nhân Philippines (DOST-PNRI) đang truy tìm nguyên nhân độ phóng xạ cao trong vùng Biển Đông.

Giám đốc DOST-PNRI Carlo Arcilla nói rằng một nghiên cứu về san hô do nhóm các nhà nghiên cứu cơ quan này thực hiện đã phát hiện mức độ phóng xạ ở Biển Đông, cao hơn so với các khu vực biển khác. Trong đó, nơi có nồng độ phóng xạ cao nhất nằm gần khu vực đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Khu vực này hiện bị Trung Quốc chiếm đóng và cải tạo trái phép.
Dựa trên các cơ sở khoa học, thông thường những nguồn chủ yếu tạo ra iôt 129 là các vụ thử hạt nhân, sự cố hạt nhân hoặc quá trình tái xử lý nhiên liệu hạt nhân.
Arcilla cho biết, ông đã trình bày vấn đề này tại hội nghị trực tuyến của Mạng lưới các cơ quan pháp quy về năng lượng nguyên tử ASEAN (ASEANTOM) hôm 24, 25/11 do Việt Nam tổ chức.
Chuyen gia truy nguon goc phong xa o Bien Dong
Các chuyên gia đang truy tìm nguồn gốc phóng xạ cao bất thường ở Biển Đông. (Ảnh: Philstar.com) 
“Chúng tôi không rõ nguyên nhân là gì. Nhưng thực tế là nồng độ của iôt 129 tại khu vực rất cao. Dù không gây nguy hiểm nhưng đáng phải theo dõi”, ông Arcilla nói và cho biết, “đó chỉ là phát hiện ban đầu”.
Theo Arcilla, Viện DOST-PNRI có năng lực trong phát hiện phóng xạ môi trường như thế này. “Chúng tôi sẽ tìm hiểu thêm về vấn đề này trong vài tháng tới”, Giám đốc DOST-PNRI nói.
Philippines sẽ cải thiện khả năng phát hiện phóng xạ môi trường, đặc biệt là ở Biển Đông với việc thực hiện một dự án do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ nhằm giúp các quốc gia thành viên ASEAN giám sát các mối nguy như vậy.
Theo chương trình Hợp tác về an toàn hạt nhân của Ủy ban châu Âu (EC) cho Đông Nam Á, Philippines sẽ có 10 trạm giám sát phóng xạ hướng thẳng ra Biển Đông. Các phát hiện sẽ được chia sẻ trong khuôn khổ ASEANTOM.
Liên quan tới tuyên bố của chuyên gia Philippines cho biết nồng độ phóng xạ iốt-129 cao bất thường ở gần các thực thể bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép trên Biển Đông, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết:
"Các cơ quan chức năng Việt Nam quan tâm và đang xác minh thông tin trên. Cần nói thêm rằng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 quy định rõ ràng các quốc gia có nghĩa vụ bảo vệ và gìn giữ môi trường biển, cũng như tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển được xác định phù hợp với UNCLOS 1982".
Cũng theo bà Hằng, việc sử dụng, khai thác, vận chuyển phương tiện, thiết bị, vật liệu có nguy cơ gây mất an toàn bức xạ và an toàn hạt nhân cần tuân thủ quy định luật pháp quốc tế, các quy tắc, quy chuẩn về bảo đảm an toàn bức xạ và an toàn hạt nhân của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) và không gây ảnh hưởng đến duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực.

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence tiêm vắc xin ngừa COVID-19

Hình ảnh về việc Phó Tổng thống Mike Pence và phu nhân đã tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của Pfizer được phát trên một màn hình công cộng nhằm tăng cường niềm tin của người dân Mỹ đối với loại vắc xin này.

Theo AFP và Sputniknews, ngày 18/12, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence và phu nhân đã tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của Pfizer công khai trên truyền hình.

Pho Tong thong My Mike Pence tiem vac xin ngua COVID-19
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence tiêm vắc xin ngừa COVID-19. (Nguồn: abc7.com)

Hình ảnh về sự kiện này được phát trên một màn hình công cộng nhằm tăng cường niềm tin của người dân Mỹ đối với loại vắc xin này.

Bạn gái phản bội, gã doanh nhân trả thù tàn độc rồi tự sát

(Kiến Thức) - Akshin Guseinov ở Nga đã ra tay sát hại bạn gái và em trai của nạn nhân một cách dã man vì cho rằng bị phản bội.

Theo Mirror, Akshin Guseinov, một doanh nhân 32 tuổi, đã quay video ghi lại toàn bộ quá trình hắn sát hại bạn gái, Vika Makarova (26 tuổi), và em trai của Vika là Dmitry (9 tuổi) rồi đăng lên mạng.
Thi thể của Vika được tìm thấy trong bồn tắm tại căn hộ của Akshin trong tình trạng tay chân bị trói. Em trai của cô cũng bị tra tấn dã man, gãy tay trước khi "chết ngạt".