Chuyên gia Nga cũng "thảo luận" về ý tưởng cải tiến chữ Quốc ngữ

Đề nghị của PGS-TS Bùi Hiền "cải thiện" chữ viết tiếng Việt những ngày này được thảo luận rộng rãi không chỉ ở Việt Nam mà cả trong giới chuyên gia Nga.

Một trăm năm trước, người Nga từng đối mặt với cải cách tương tự nhưng ở quy mô nhỏ hơn. Tháng 5 năm 1917, Chính phủ lâm thời đã loại khỏi bảng chữ cái tiếng Nga chỉ ba chữ cái và thay bằng những chữ đã có với âm tiết tương tự. Cải cách này diễn ra nhanh và không gặp rắc rối.
Đề xuất cải thiện chữ viết tiếng Việt của ông Bùi Hiền có qui mô lớn hơn nhiều, giảm một số chữ của bảng chữ cái cái hiện nay và đưa vào một số chữ mới, thay đổi hoàn toàn cách phát âm một số chữ trong tiếng Việt, giảng viên cao cấp tiếng Việt tại trường MGIMO, bà Svetlana Glazunova nêu nhận xét trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.
"Tôi không thể coi đó là việc làm nghiêm túc," bà nói. "Bảng chữ cái tiếng Việt ngày nay là sự hình thành đã quen thuộc của các âm tiết trong tiếng Việt, hình ảnh các từ, bảng chữ cái. Đề xuất của Bùi Hiền tối thiểu cũng là điều lạ thường. Khi đã có thực tiễn sử dụng lâu dài, để thay đổi cái gì đó cần phải có những lập luận rất xác đáng."
"Là một giáo viên dạy tiếng Việt, tôi không thấy lý do gì để cải cách. Áp dụng đề xuất của ông Bùi Hiền sẽ tạo ra rất nhiều khó khăn: với cách phát âm các chữ cái mới, hàng chục triệu người học lại bảng chữ cái, tái bản khối lượng lớn các tài liệu. Tất cả để làm gì? Tôi đã thảo luận về đề nghị của ông Bùi Hiền với các sinh viên của tôi, những người dễ dàng đọc báo chí Việt Nam và phản ứng chung là: đề xuất này giống như một trò đùa xấu. Nó có rất nhiều nhược điểm và không có ưu điểm."
Nhà văn Châu Hồng Thủy, người nhiều năm sống vào làm việc tại Moskva, trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi cho biết, trên mạng xã hội rất nhiều người chế nhạo PGS-TS Bùi Hiền.
"Trên các mạng xã hội Việt Nam đang thảo luận rộng rãi về đề xuất của Bùi Hiền. Nhiều người chế nhạo, gọi tác giả là kẻ ngốc và tâm thần. Tôi không miệt thị Bùi Hiền, nhưng tôi hoàn toàn không ủng hộ đề nghị của ông ta. Tôi nghĩ nó vô nghĩa và không thể thực hiện. Hoàn toàn là một con số không.
Tác giả dường như không hiểu bản chất của các vấn đề nêu ra. Hệ thống chữ viết Việt Nam hiện nay được hình thành trong nhiều thế kỷ, bất chấp một số nghịch lý, từ lâu nó đã trở nên quen thuộc với tất cả mọi người. Nó thấm vào máu và da thịt, vào tâm hồn con người Việt Nam.
Thử hình dung theo ý kiến của Bùi Hiền, các tác phẩm văn học xuất sắc trước đây, các tài liệu của đảng và nhà nước sẽ được viết như thế nào? Bao nhiêu thời gian, công sức và tiền bạc cần để in lại bằng hệ chữ cái "cải tiến" như ý tưởng của Bùi Hiền, để dạy mọi người hiểu bảng chữ cái này? Và quan trọng nhất, lý do cần thiết để thực hiện điều đó?", ông Châu Hồng Thủy nói.

Cựu PGĐ sở NN&PTNT Hà Nội “rút ruột” hàng chục tỷ thế nào?

(Kiến Thức) - TAND TP Hà Nội chuẩn bị đưa ra xét xử vụ án cựu Phó Giám đốc sở NN&PTNT Hà Nội đã cùng đồng phạm “rút ruột” hàng tỷ đồng để tiêu xài cá nhân. 

Ngày 6/12 tới đây, TAND TP Hà Nội sẽ đưa ra xét xử cựu Phó Giám đốc sở NN&PTNT Hà Nội Phạm Minh Nguyệt và đồng phạm.
Ông Phạm Minh Nguyệt (SN 1962, quê quán Quảng Bình) - cựu Phó Giám đốc sở NN&PTNT Hà Nội cùng đồng phạm bị đưa ra xét xử vì tội Tham ô tài sản, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Cố ý làm trái các quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Từ tiếng Việt thông thường bỗng hóa "nhạy cảm" khi được đổi mới

(Kiến Thức) - Cư dân mạng đang thi nhau sử dụng công cụ chuyển đổi tiếng Việt mới theo đề xuất của PSG.TS Bùi Hiền và phát hiện ra rất nhiều điều bất ngờ. 

Sau khi đề xuất chuyển đổi tiếng Việt của PGS. TS Bùi Hiền được công bố, một lập trình viên đã chia sẻ công cụ cho phép người dùng thử chuyển đổi tiếng Việt hiện nay sang cách viết mới. Cũng từ đó, cộng đồng mạng đã rộ lên phong trào thử dùng bộ công cụ này để tìm ra sự khác biệt khi chuyển chữ Quốc ngữ sang bộ chữ tiếng Việt mới của nguyên Hiệu phó trường ĐH Sư Phạm Ngoại ngữ Hà Nội.
  Sau khi đề xuất chuyển đổi tiếng Việt của PGS. TS Bùi Hiền được công bố, một lập trình viên đã chia sẻ công cụ cho phép người dùng thử chuyển đổi tiếng Việt hiện nay sang cách viết mới. Cũng từ đó, cộng đồng mạng đã rộ lên phong trào thử dùng bộ công cụ này để tìm ra sự khác biệt khi chuyển chữ Quốc ngữ sang bộ chữ tiếng Việt mới của nguyên Hiệu phó trường ĐH Sư Phạm Ngoại ngữ Hà Nội.

4 chàng trai xếp chữ Việt Nam trên đường lên đỉnh Everest

Trên cung đường Everest Base Camp, các chàng trai Việt đã xếp chữ Việt Nam trên Everest, quảng bá hình ảnh quê hương tới bạn bè quốc tế.

Mới đây, Facebook Trịnh Ngọc Sáng chia sẻ hình ảnh xếp chữ Việt Nam trên Everest Base Camp thu hút sự chú ý trong cộng đồng mạng.

Chia sẻ với Zing.vn, chủ nhân bức ảnh trên cho biết, đây là kết quả sau 2 giờ làm việc hăng say của anh cùng 3 bạn đồng hành trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt - gió to, mưa tuyết, nhiệt độ khoảng -5 độ C.

Dòng chữ Viet Nam do 4 chàng trai Việt xếp trên sườn đồi làng Lobuche, độ cao 4.910 m, đường lên Everest Base Camp. Ảnh: Trịnh Ngọc Sáng.
 Dòng chữ Viet Nam do 4 chàng trai Việt xếp trên sườn đồi làng Lobuche, độ cao 4.910 m, đường lên Everest Base Camp. Ảnh: Trịnh Ngọc Sáng.

Về lý do thực hiện tác phẩm, anh Phạm Duy Cường - một thành viên của nhóm - cho biết: "Trong quá trình leo núi, nhìn thấy một số bạn bè nước ngoài xếp tên nước họ trước đó, tôi nảy ra ý định đánh dấu một phần tên tuổi quê hương trước kỳ quan thế giới".

Sau khi chia sẻ mong muốn của mình, anh nhận được sự đồng tình từ các thành viên còn lại. Địa điểm 4 chàng trai lựa chọn là ở độ cao 4.910 m, sườn đồi làng Lobuche, trên đường lên Everest Base Camp.

Theo đó, họ lên kế hoạch và phân công mỗi người một việc như kiếm đá, vận chuyển, xếp hình rõ ràng.

Với sự phân công công việc hợp lý, trong gần 2 giờ đồng hồ, đoàn leo núi của các chàng trai đã hoàn thiện mục tiêu nhóm đề ra.

"Quả thực cảm giác sau khi hoàn thành công việc là rất vui và phấn chấn. Nhiều bạn bè nước ngoài nhìn thấy cũng cổ vũ đoàn mình khiến bản thân có đôi phần tự hào với việc vừa thực hiện”, thành viên Ngọc Sáng chia sẻ.
4 thành viên trong đoàn là Phạm Duy Cường, Trịnh Ngọc Sáng, Dương Đức Hạnh và Nguyễn Văn Thái. Họ có chung sở thích phiêu lưu, khám phá và chinh phục những ngọn núi. Ảnh: NVCC.
 4 thành viên trong đoàn là Phạm Duy Cường, Trịnh Ngọc Sáng, Dương Đức Hạnh và Nguyễn Văn Thái. Họ có chung sở thích phiêu lưu, khám phá và chinh phục những ngọn núi. Ảnh: NVCC.

Kể thêm về chuyến đi, anh Duy Cường cho biết, trước đó, các thành viên từng có nhiều hành trình chinh phục một số đỉnh núi lớn tại Việt Nam. Trong lần này, hành trình đi của họ kéo dài 15 ngày từ Hà Nội, đi qua Bangkok (Thái Lan), sau đó tới Kathmandu (Nepal).

Trước khi đi, nhóm đã chuẩn bị rất kỹ từ tư trang đến việc luyện tập sức khỏe cho 12 ngày leo núi trên cung đường dài khoảng 120 km.

Dù vậy, Everest Base Camp vẫn khiến các chàng trai đôi lần nản chí. Nhưng do sự động viên, thôi thúc cùng đồng đội, cả nhóm đã cùng nhau chinh phục cung đường của đỉnh núi cao nhất thế giới này.

Họ không quên lưu lại kỷ niệm nơi đây là một chiếc áo in hình quốc kỳ Việt Nam, được đính lên trần của chặng nghỉ Gorakshep. 

"Everest Base Camp vừa tuyệt vời, vừa chứa đựng không ít hiểm nguy. Song với những ai được trải nghiệm, đây hẳn là hành trình không thể quên", thành viên Duy Cường chia sẻ.

Có nhiều cung đường chinh phục Everest như Annapura Circuit, Gokyo Lake, Upper và lower Mustrang… Trong đó cung Everest Base Camp - một khu trại ở Tây Tạng - là sự lựa chọn hoàn hảo cho các nhà leo núi chưa đủ sức lên Everest.

Điểm cắm trại này nằm ở độ cao khoảng 5.000 m, nơi những người leo Everest đều phải ghé qua và thường mất 15 ngày để chinh phục. Tại đây, người tham gia có thể nhìn thấy đỉnh Everest từ xa cùng dãy Himalaya hùng vĩ trong tầm mắt.