Chuyên gia Ấn Độ nói gì về cuộc xung đột Kashmir với Pakistan?

(Kiến Thức) - Xung đột biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan diễn biến căng thẳng trong những ngày qua với việc hai bên tuyên bố bắn hạ chiến đấu cơ của nhau. Mới đây, một nhà phân tích đối ngoại Ấn Độ đã chia sẻ quan điểm của bà về vấn đề này.

Xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan tại khu vực biên giới leo thang những ngày gần đây bắt nguồn từ việc phiến quân Jaish-e-Mohamad (JeM), một nhóm khủng bố Hồi giáo hoạt động tại Pakistan, tấn công đoàn xe an ninh của Ấn Độ tại huyện Phulwama thuộc bang Jammu và Kashmir, khiến 45 sĩ quan bán quân sự Ấn Độ thiệt mạng hôm 14/2. Đây được xem là vụ tấn công khủng bố tồi tệ nhất Ấn Độ kể từ năm 2008.
Đến ngày 26/2, Ấn Độ tuyên bố không kích tiêu diệt hoàn toàn một doanh trại của nhóm khủng bố cực đoạn Jaish-e-Mohamad trên đất Pakistan. Đến ngày 27/2, Pakistan thông báo đã bắn hạ 2 máy bay và bắt sống phi công Ấn Độ, còn New Delhi tuyên bố bắn hạ 1 máy bay của Pakistan.
Chuyen gia An Do noi gi ve cuoc xung dot Kashmir voi Pakistan?
Quân đội Ấn Độ. Ảnh: Sputnik. 
Trước diễn biến căng thẳng hiện nay, bà Amrita Dhillon, một nhà phân tích đối ngoại Ấn Độ và cũng là biên tập viên của Tạp chí Kootneeti có trụ sở tại New Delhi, đã chia sẻ quan điểm của bà về vụ việc này.
"Trước hết, vụ tấn công của Ấn Độ là nhằm vào nhóm khủng bố, chứ không phải dân thường hay quân đội Pakistan. Ấn Độ đã có hành động trả đũa nhằm vào nhóm khủng bố JeM sau khi chúng tấn công trên đất Ấn Độ khiến hơn 40 binh sĩ thiệt mạng. Ấn Độ có quyền đáp trả hành động khủng bố xảy ra trên lãnh thổ nước mình", bà Dhillon nói.

Mời độc giả xem thêm video: Ấn Độ và Pakistan trên bờ vực xung đột vũ trang (Nguồn: VTC14)

Nữ chuyên gia Ấn Độ cũng thừa nhận rằng: "Không quân Ấn Độ đã vượt qua Đường Kiểm soát (LoC) và thậm chí là biên giới quốc tế với Balakot (thuộc địa phận Pakistan) để thực hiện cuộc không kích nhằm vào doanh trại của nhóm khủng bố JeM".
Tuy nhiên, bà Dhillon bày tỏ lo ngại việc Không quân Pakistan lại nhắm vào các căn cứ quân sự của Ấn Độ. Bà cho rằng trong mắt của người Ấn Độ, các cuộc không kích của Islamabad vào tài sản quân sự của Ấn Độ không nhằm mục tiêu nào khác ngoài bảo vệ nhóm khủng bố JeM.
"Hành động này làm leo thang căng thẳng và hiện giờ Lực lượng Vũ trang Ấn Độ có thể đưa lực lượng Pakistan vào mục tiêu tấn công của họ cùng với nhóm khủng bố trên trong lãnh thổ (Pakistan). Đây rõ ràng là thảm họa cho hoà bình ở khu vực Nam Á", bà Dhillon bình luận.
"Yêu cầu duy nhất của Ấn Độ đối với giới lãnh đạo Pakistan trước khi tiến tới các cuộc đàm phán hoà bình là hành động chống lại các nhóm khủng bố tại Pakistan, thay vì che chắn cho chúng", bà Dhillon nói tiếp.
Đồng thời, bà Dhillon nhấn mạnh sự cần thiết của việc hợp tác giữa New Delhi và Islamabad để cùng nhau ngăn chặn các phần tử khủng bố Hồi giáo.

Thủ tướng Pakistan công bố thời điểm thả phi công Ấn Độ

Thủ tướng Pakistan Imran Khan tuyên bố, phi công Ấn Độ điều khiển chiếc máy bay bị bắn hạ và bị các lực lượng Pakistan bắt giữ trong tuần này sẽ được thả vào ngày 1/3.

Thu tuong Pakistan cong bo thoi diem tha phi cong An Do
Phi công Abhinandan Varthaman. (Nguồn: deccanchronicle) 
Reuters đưa tin, ngày 28/2, Thủ tướng Pakistan Imran Khan tuyên bố, phi công Ấn Độ điều khiển chiếc máy bay bị bắn hạ và bị các lực lượng Pakistan bắt giữ trong tuần này sẽ được thả vào ngày 1/3, như nỗ lực nhằm hạ nhiệt cuộc khủng hoảng tiếp diễn giữa hai nước láng giềng được trang bị hạt nhân này.

Triều Tiên khẳng định chỉ đề nghị dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận

(Kiến Thức) - Trong cuộc họp báo bất ngờ vào đêm 28/2, Triều Tiên khẳng định chỉ đề nghị dỡ bỏ một phần lệnh cấm chứ không phải toàn bộ, như những gì Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố sau khi hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2.

Đích thân Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho chủ trì cuộc họp báo bất ngờ này, ngoài ra ngồi cùng ông còn có Giám đốc phòng tham mưu của Bộ Mặt trận Thống nhất bà Kim Song-hye.
Mặc dù tổ chức họp báo bất ngờ vào đêm 28/2 nhưng phía Triều Tiên cũng đã mời phóng viên báo chí của nhiều báo đài tới khách sạn Melia, nơi phái đoàn Triều Tiên lưu lại trong thời gian tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 tại Hà Nội.

Rùng rợn mặt trái của "nghề" buôn nội tạng

Theo tổ chức Y tế thế giới ước tính, mỗi năm có khoảng 10,000 ca bán nội tạng diễn ra trên toàn thế giới. Con số này tương đương với hơn 1 ca bán tạng/mỗi giờ.

Rung ron mat trai cua "nghe" buon noi tang
Một người đàn ông nằm trên giường sau ca bán nội tạng tại một bệnh viện chui, thành phố Patna, Bihar, Ấn Độ. Những ca bán tạng xảy ra chủ yếu tại những quốc gia nghèo Nam Á, châu Phi hay Trung Quốc, nơi người dân chấp nhận bán nội tạng để có tiền chu cấp cho gia đình.
Rung ron mat trai cua "nghe" buon noi tang-Hinh-2
Những bệnh viện chui như thế này được mở ra trên toàn thế giới, dù có nhiều nỗ lực ngăn chặn của các quốc gia sở tại. Ngày càng có nhiều người mắc các căn bệnh liên quan tới thận, kéo theo nhu cầu tăng cao của loại nội tạng này. Chính vì vậy, nhiều người chấp nhận bán một bên thận của mình.